Thực hiện quy trình cho vay XNK hàng hóa của OCB giai đoạn 2008-

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay Xuất nhập khẩu hàng hóa tại Ngân hàng TMCP Phương Đông (Trang 51 - 62)

khủng hoảng tài chính toàn cầu gây nên đối với nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng. Đây cũng được đánh giá là giai đoạn khó khăn nhất của ngành tài chính ngân hàng cũng như của các doanh nghiệp Việt Nam chính vì vậy mà các mục tiêu OCB đề ra giữa các năm không có sự biến động nhiều.

2.3.2 Thực hiện quy trình cho vay XNK hàng hóa của OCB giai đoạn 2008-2012 2008-2012

Để mô tả các bước đi cụ thể từ khi tiếp nhận nhu cầu vay vốn của khách hàng cho đến khi ngân hàng ra quyết định cho vay, giải ngân và thanh lý hợp đồng tín dụng, giống như hầu hết các NHTM khác, OCB thiết kế cho mình một quy trình cụ thể áp dụng thống nhất trên toàn ngân hàng Quy trình này được ban hành và sửa đổi hàng năm cho phù hợp với xu hướng phát triển của OCB và tình hình thị trường đến nay quy trình tín dụng của OCB đang được thực hiện theo quyết định số 124/QĐ-OCB của Tổng giám đốc OCB cụ thể như sau:

Quy trình được mô tả tóm tắt như sau:

(1) Tiếp nhận hồ sơ từ khách hàng (Thực hiện Phòng Khách hàng Doanh nghiệp và phòng Khách hàng cá nhân trực thuộc các Phòng giao dịch (PGD), Chi nhánh (CN), Sở giao dịch (SGD) thuộc hệ thống OCB)

Cán bộ tín dụng sẽ hướng dẫn khách hàng cung cấp các hồ sơ sau: + Hồ sơ vay vốn

+ Hồ sơ pháp lý + Hồ sơ kinh tế

+ Cán bộ tín dụng có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra và xem xét sơ bộ về hồ sơ

(2) Thẩm định và lập báo cáo thẩm định (Thực hiện phòng Khách hàng Doanh nghiệp và phòng Khách hàng Cá nhân) bao gồm các nội dung sau:

+ Thẩm định tư cách pháp lý của khách hàng + Thẩm định tình hình hoạt động của khách hàng

+ Thẩm định phương án vay vốn và trả nợ, dự án đầu tư + Thẩm định đảm bảo tiền vay

+ Lập tờ trình thẩm định

(3) Phê duyệt và quyết định cho vay (Thực hiện Ủy ban tín dụng; Hội đồng tín dụng; Giám đốc/Phó giám đốc Khối quản lý rủi ra; Giám đốc Sở giao dịch, Chi nhánh, Phòng giao dịch) tùy theo quy định về mức phán quyết cho vay đối với từng chi nhánh và PGD theo quyết định mức phán quyết của Tổng giám đốc đối với từng đơn vị. Đối với hồ sơ vượt quyền phán quyết của Đơn vị kinh doanh (Sở giao dịch, Chi nhánh, Phòng giao dịch) trước khi chuyển lên cấp cao hơn để phê duyệt thì đơn vị kinh doanh phải gửi toàn bộ hồ sơ qua phòng Tái thẩm định hội sở xem xét thẩm định lại và đưa ra ý kiến độc lập trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

(4) Hoàn chỉnh thủ tục cho vay và giải ngân (Thực hiện phòng Hỗ trợ tín dụng)

(5) Kiểm tra và đánh giá việc sử dụng tiền vay (Thực hiện Phòng KHDN và KHCN)

(6) Điều chỉnh và xử lý khoản vay (Thực hiện Khối quản lý rủi ro)

(7) Thu nợ và xử lý tài sản đảm bảo tiền vay (Thực hiện Phòng Xử lý nợ)

(8) Tất toán và tổng kết, thanh lý khoản vay (Thực hiện Phòng Hỗ trợ tín dụng)

Để hiểu chi tiết về các công việc phải thực hiện theo quy trình tín dụng này, luận văn tìm hiểu và mô tả một ví dụ cụ thể như sau: Trong năm 2011 OCB đã cấp hạn mức tín dụng 20.000.000.000 đồng (Hai mươi tỷ đồng) cho khách hàng vay vốn là Công ty TNHH TM và Xây dựng Thủy Hiền (sau đây gọi tắt là Công ty). Để giải quyết cho vay đối với khách hàng nêu trên OCB phải thực hiện các bước như sau:

Phần 1: Tiếp nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng (Chi nhánh Hai Bà

Trưng là đơn vị tiếp nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng này)

+ Hồ sơ vay vốn: Cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng lập các hồ sơ sau để gửi cho OCB

- Giấy đề nghị vay vốn theo mẫu OCB ban hành trên đó khách hàng ghi đầy đủ thông tin về số tiền xin vay là 30.000.000.000 đồng (Ba mươi tỷ đồng) với mục đích bổ sung vốn lưu động phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh xuất khẩu chè

- Phương án vay vốn, trả nợ theo mẫu của OCB trên đó thể hiện phương án mà khách hàng sẽ thực hiện. Nguồn vốn để thực hiện phương án trong đó bao gồm vốn tự có và vốn vay ngân hàng tổng hợp chi phí để thực hiện phương án trên thời gian vay vốn và kế hoạch trả nợ cho ngân hàng. Phải đảm bảo sau khi trừ đi các chi phí phương án kinh doanh phải có lãi

- Các hồ sơ chứng từ chứng minh cho phương án và đối tượng vay vốn như sau:

Hợp đồng kinh tế, dân sự: Các hợp đồng đầu vào, đầu ra mà Công ty Thủy Hiền đã ký với nhà cung cấp nguyên liệu và nhà nhập khẩu

Phiếu xuất, nhập kho

Thư chào hàng, phiếu báo giá

Các hóa đơn chứng từ khác có liên quan + Hồ sơ pháp lý

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh bản sao công chứng trên đó thể hiện ngành nghề đúng với mục đích vay vốn. Điều lệ hoạt động của Công ty

Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế, mã số XNK

Quyết định bổ nhiệm Giám đốc và Kế toán kèm theo là CMND Giám đốc và Kế toán trưởng là bản sao công chứng có thời hạn không quá 15 năm kể từ ngày cấp đến thời điểm cung cấp cho OCB

Giấy đăng ký số hiệu tài khoản tại OCB (khách hàng thực hiện mở tài khoản thanh toán và tài khoản tiền gửi tại OCB)

Biên bản góp vốn và danh sách thành viên sở hữu 5% vốn điều lệ của Công ty trở lên

Biên bản họp hội đồng thành viên của Công ty cử người đại diện vay vốn là Giám đốc Công ty và văn bản ủy quyền cho giám đốc Công ty là người đại diện dùng các tài sản thế chấp thuộc sở hữu của bên bảo lãnh thế chấp cho OCB

+ Hồ sơ kinh tế

- Báo cáo tài chính định kỳ lập theo mẫu của Bộ Tài chính gồm: Bảng cân đối kế toán; Bản quyết toán tài chính (Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh); Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (nếu có); Thuyết minh báo cáo tài chính; Bảng cân đối phát sinh tài khoản; Bảng cân đối phát sinh từng tài khoản, khoản mục chiếm tỷ trọng từ 5% tổng tài sản, nguồn vốn: Khoản phải thu, hàng tồn kho, đầu tư tài chính, tài sản cố định, khoản phải trả, nợ các tổ chức tín dụng…

Thời hiệu của báo cáo tài chính: Báo cáo tài chính quý gần nhất và 2 năm liên tục gần nhất

Báo cáo nhanh tình hình tài chính (đến ngày xin vay hoặc cuối tháng trước liền kề với thời điểm xin vay)

Kế hoạch sản xuất kinh doanh trong kỳ (theo năm hoặc theo chu kỳ sản xuất kinh doanh tương ứng)

Báo cáo tổng kết sơ kết năm, quý, tháng hoặc chuyên đề về tình hình sản xuất kinh doanh

+ Hồ sơ tài sản bảo đảm: Để đảm bảo cho khoản vay có giá trị 20 tỷ đồng nêu trên Công ty TNHH TM và Xây dựng Thủy Hiền phải thế chấp cho OCB tài sản là bốn bất động sản tổng trị giá 17.331.000.000 đồng (Mười bảy tỷ ba trăm ba mươi ba triệu đồng) theo Tỷ lệ cho vay/giá trị TSBĐ là 70%. Hàng hóa tồn kho hoặc hàng hóa hình thành từ vốn vay với giá trị định giá là 15.740.000.000 đồng. Giá trị tài sản căn cứ theo kết quả định giá của Phòng Quản lý tài sản của OCB. Biện pháp quản lý tài sản là OCB cùng với khách hàng và bên bảo lãnh ký hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất theo mẫu hợp đồng thế chấp do OCB ban hành tại Văn phòng công chứng do OCB chỉ định. Đăng ký giao dịch bảo đảm đối với các tài sản là bất động sản tại Văn phòng đăng ký đất và nhà thuộc các quận huyện nơi có bất động sản thế chấp. Đối với hàng hóa là hàng tồn kho hoặc tài sản hình thành

từ vốn vay OCB và khách hàng ký hợp đồng thế chấp hai bên. Đăng ký giao dịch bảo đảm tại Trung tâm đăng ký giao dịch tài sản thành phố Hà Nội thuộc Bộ Tư pháp tại số 25 ngõ 42 Giang Văn Minh, Hà Nội. Ngoài ra còn ký hợp đồng bảo vệ kho hàng giữa Công ty bảo vệ, OCB và khách hàng. Biên bản bàn giao hàng hóa… Khách hàng phải mua bảo hiểm đối với tài sản là hàng hóa trong suốt thời gian vay vốn tại OCB và quyền thụ hưởng bảo hiểm là OCB.

+ Cán bộ tín dụng (CBTD) có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra và xem xét sơ bộ về hồ sơ đảm bảo tính đầy đủ, chân thực, hợp lệ và thống nhất. Trong quá trình xem xét CBTD thông báo cho khách hàng điều chỉnh và bổ sung hồ sơ chưa đầy đủ nhằm thu thập đầy đủ thông tin làm căn cứ đánh giá, xét duyệt cho vay. Trong quá trình thu thập hồ sơ CBTD trao đổi với Công ty nhằm nắm rõ các nội dung về nguồn thu để trả nợ gốc lãi, các nội dung liên quan đến tình hình tài chính của Công ty, đến phương án vay vốn và trả nợ, các thông tin về TSBĐ

Phần 2 Thẩm định và lập báo cáo thẩm định bao gồm các nội dung sau:

+ Thẩm định tư cách pháp lý của Công ty: Sau khi thẩm định thì thấy khách hàng có đầy đủ tư cách pháp nhân để kinh doanh và giao dịch vay vốn ngân hàng. Hồ sơ pháp lý đầy đủ. Giám đốc Công ty là người được ủy quyền và thay mặt công ty ký kết các hợp đồng tín dụng và hợp đồng đảm bảo tiền vay cũng như các giấy tờ khác có liên quan tại OCB

CBTD đi đến tận nơi để thẩm định tình hình cơ sở vật chất như trụ sở giao dịch, nhà xưởng, nhà kho, cửa hàng, máy móc thiết bị phục vụ hoạt động sản xuất chè xuất khẩu chụp ảnh để lưu giữ trong hồ sơ tín dụng

Xác định khách hàng thuộc đối tượng cho vay; và hưởng ưu đãi về lãi suất (OCB có chính sách ưu đãi về lãi suất cho các doanh nghiệp XNK). Ngoài ra CBTD còn thẩm định mục đích hoạt động, thời hạn hoạt động còn lại ghi trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Nội dung, phạm vi trên giấy đăng ký kinh doanh; Năng luật pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự của người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền của doanh nghiệp, pháp nhân

+ Thẩm định tình hình hoạt động của khách hàng: Ví dụ thẩm định đối với khách hàng là Công ty Thủy Hiền

- CBTD đã tiến hành thẩm định tình hình hoạt động của Công ty thông qua việc kiểm tra, phân tích báo cáo tài chính làm rõ tình hình vốn, tài sản, hàng hóa,vật tư, nguyên liệu, tồn kho; Các khoản phải thu, phải trả; và thấy Công ty làm ăn có hiệu quả, phương án kinh doanh có lãi. Xu hướng triển vọng nghề, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của khách hàng là khả thi do nguồn cung đối với mặt hàng khách hàng sản xuất kinh doanh đang thấp; Các biện pháp chính của Công ty để triển khai sản xuất kinh doanh; Uy tín lợi thế kinh doanh và các thông tin phi tài chính của khách hàng; Để thẩm định uy tín tình hình quan hệ tín dụng của khách hàng CBTD đã tra thông tin trên CIC và thấy hiện nay khách hàng đang quan hệ với 4 tổ chức tín dụng và trong vòng năm năm trở lại khách hàng không phát sinh nợ xấu

+ Thẩm định phương án vay vốn và trả nợ trên các khía cạnh sau:

- CBTD tiến hành đánh giá tính hợp pháp của Phương án sản xuất, kinh doanh, mục đích vay vốn; Đối chiếu đối tượng vay vốn so với chức năng sản xuất, kinh doanh, hoạt động và các quy định của pháp luật; So sánh nhu cầu vay vốn với nhu cầu sử dụng vốn, vốn tự có, nguồn và kế hoạch trả nợ, giá trị tài sản bảo đảm, việc chấp hành các giới hạn an toàn quy định (tổng số vốn cho vay đối với khách hàng không vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng; tỷ lệ cho vay/giá trị TSBĐ là 70%)

Thị trường, xu hướng, nguyên liệu tiêu thụ khả năng cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ theo phương án sản xuất, kinh doanh: Công ty chủ yếu xuất khẩu sang các thị trường Pakistan, Đài Loan, Hoa Kỳ và Đức. Với dự báo hoạt động xuất khẩu chè của nước ta trong thời gian tới sẽ gặp nhiều thuận lwoi giá cả sẽ duy trì ở mức cao và có xu hướng tăng. Nguyên nhân là do nguồn cung chè thế giới bị thiếu hụt. Trong điều kiện nền kinh tế khó khăn thì nhiều người chuyển từ việc uống các đồ uống đắt tiền sang uống chè làm cho cầu về mặt hàng này tăng lên

Điều kiện, biện pháp và khả năng thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh Tính khả thi và hiệu quả kinh tế, xã hội của phương án sản xuất kinh doanh Nguồn tiền trả nợ trong thời gian vay của khách hàng: Xác nhận nguồn tiền trả nợ từ phương án sản xuất, kinh doanh; Tính toán xác định lại các nguồn thu khách của khách hàng có thể dùng để trả nợ; Kết hợp giữa việc tính toán kết quả kinh doanh, lợi nhuận của toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh soanh, dịch vụ của khách hàng với phân tích dòng tiền để xây dựng kế hoạch thu nợ và định kỳ hạn nợ

phù hợp; Xác định mức cho vay, loại tiền cho vay, lãi suất cho vay, phí cho vay, thời hạn cho vay, thời gian ân hạn, định kỳ hạn nợ gốc, lãi; Xác định các khả năng biện pháp quản lý, kiểm soát của OCB đối với nguồn trả nợ của khách hàng;

Khả năng quản lý, kiểm soát của OCB về nguồn trả nợ của khách hàng

+ Thẩm định bảo đảm tiền vay: Tuân thủ theo quy chế bảo đảm tiền vay và quy định về nghiệp vụ bảo đảm tiền vay của OCB

+ Lập tờ trình thẩm định

Cán bộ tín dụng lập tờ trình tín theo mẫu OCB ban hành, trên Tờ trình thẩm định thể hiện ý kiến của cán bộ tín dụng về các nội dung:

Sau khi xem xét đánh giá thông tin khách hàng đưa ra trong giấy đề nghị vay vốn, phương án trả nợ cùng các hồ sơ vay vốn là đúng thực tế và thẩm định được trung thực, khách quan

Cán bộ tín dụng đề xuất cho vay cụ thể như sau:

Số tiền cho vay: 20 tỷ đồng; phương thức cho vay: Vay theo hạn mức tín dụng; Mục đích sử dụng tiền vay: Bổ sung vốn lưu động sản xuất kinh doanh xuất khẩu chè; Lãi suất, phí theo quy định của OCB tại từng thời kỳ;

Phương thức áp dụng lãi suất:

Đối với đồng tiền vay là nội tệ: Áp dụng lãi suất cho vay thả nổi và được điều chỉnh lãi suất định kỳ ba tháng/lần bằng lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm cá nhân kỳ hạn 06 tháng trả lãi cuối kỳ do OCB công bố tại thời điểm tính lãi cộng biên độ lãi suất tối thiểu là 7%/năm. Kỳ điều chỉnh lãi suất, mức lãi suất cơ bản theo quy định của OCB trong từng thời kỳ;

Đối với đồng tiền vay là USD: Áp dụng lãi suất cho vay thả nổi và được điều chỉnh lãi suất định kỳ ba tháng/lần bằng lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm VNĐ đối với cá nhân kỳ hạn 06 tháng trả lãi cuối kỳ do OCB công bố tại thời điểm tính lãi cộng biên độ lãi suất tối thiểu là 5%/năm. Kỳ điều chỉnh lãi suất, mức lãi suất cơ bản theo quy định của OCB trong từng thời kỳ;

Thời hạn cho vay: Thời hạn của hạn mức là 12 tháng Thời hạn mỗi KUNN không quá 06 tháng;

Biện pháp bảo đảm, tài sản: Ký hợp đồng thế chấp và đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định của OCB và pháp luật trước khi giải ngân

Phần III Phê duyệt và quyết định cho vay

Hồ sơ vay vốn của khách hàng là Công ty TNHH TM và Xây dựng Thủy Hiền do Chi nhánh Hai Bà Trưng Hà Nội quản lý. Căn cứ theo mức phán quyết đơcj quy định đối với giám đốc Chi nhánh Hai Bà Trưng tối đa là 2 tỷ đồng thì hồ sơ vay vốn này vượt thẩm quyền phán quyết của giám đốc Chi nhánh Hai Bà Trưng thuộc quyền phán quyết của Hội đồng tín dụng do đó OCB Hai Bà Trưng phải chuẩn bị

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay Xuất nhập khẩu hàng hóa tại Ngân hàng TMCP Phương Đông (Trang 51 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w