Xây dựng mô hình văn hóa của Công ty

Một phần của tài liệu Xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản hà nội (Trang 74 - 78)

Trên cơ sở sử dụng bảng 24 câu hỏi (phụ lục 1) và công cụ trực tuyến CHMA của Tổ chức Vita-share (http://www.vita-share.com) để khảo sát, nhận dạng và cho ra biểu đồ văn hóa doanh nghiệp của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Hà Nội, tháng 9/2013 tác giả tiến hành phát 50 phiếu điều tra cho hai nhóm đối tƣợng trong đó 45 phiếu phát cho các nhân viên và 05 phiếu phát cho ban lãnh đạo của công ty.

Kết quả khảo sát về nhận dạng mô hình văn hóa doanh nghiệp dựa trên 50 phiếu điều tra. Lấy trung bình điểm đánh giá cá nhân, thu đƣợc điểm đánh giá chung cho văn hóa công ty. Sử dụng công cụ trực tuyến CHMA, nhập điểm bình quân vào mẫu trên website nhƣ hình dƣới đây:

68

Hình 2.2: Khảo sát mô hình văn hóa doanh ngiệp

(Trích nguồn www.vita-share.com/chma)

Sau khi nhập kết quả tổng hợp 24 câu hỏi, công cụ trực tuyến CHMA đƣa ra kết quả, mô hình và gửi qua email nhƣ hình dƣới đây:

Chú thích: hiện tại ; - - - mong muốn

C - Văn hóa gia đình; A - Văn hóa sáng tạo; H - Văn hóa thứ bậc; M - Văn hóa thị trường

Hình 2.3: Kết quả khảo sát mô hình văn hóa doanh nghiệp

69

Từ kết quả đƣợc gửi, ta có bảng tổng hợp nhƣ sau:

Bảng 2.2 Điểm đánh giá mô hình văn hóa doanh nghiệp của cán bộ công nhân viên trong công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Hà Nội

Kiểu văn hóa Hiện tại Mong muốn Chênh lệch

Gia đình 24 29 +5 Sáng tạo 21 24 +3 Thị trường 23 23 0 Thứ bậc 32 24 -8 Tổng điểm 100 100 (Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Kết quả đánh giá cho thấy mô hình văn hóa chính của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Hà Nội là thiên về mô hình văn hóa thứ bậc. Từ mô hình đánh giá văn hóa cho công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Hà Nội của ban lãnh đạo và nhân viên, nhìn vào đƣờng đánh giá hiện tại (nét liền), văn hóa thứ bậc hầu nhƣ chi phối với số điểm là 32 điểm trong tổng số 100 điểm. Điều này phù hợp đối với loại hình doanh nghiệp chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nƣớc nhƣ công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Hà Nội, nó nổi bật với những đặc tính đặc trƣng vốn có của loại văn hóa thứ bậc. Công ty hoạt động chủ yếu dựa vào việc kiểm soát, nguyên tắc và cấu trúc hóa các hoạt động, trình tự công việc phải đi từ thấp đến cao, không đƣợc bỏ qua bất cứ giai đoạn nào cho dù chỉ là một việc nhỏ mà ban lãnh đạo đã đƣa ra. Phong cách lãnh đạo có xu hƣớng thận trọng, ra các quyết định kinh doanh đều đƣợc đƣa ra theo định hƣớng kết quả. Nhân viên trong công ty đƣợc lãnh đạo thƣờng xuyên quan tâm đến, đƣợc phân công cụ thể từng nhiệm vụ, công việc phù hợp với từng cá nhân. Chất keo gắn kết mọi ngƣời trong công ty phụ thuộc vào các quy tắc và chính sách ban hành trong công ty. Tiêu chí thành công của công ty là hoạt động hiệu quả với chi phí thấp, chiếm đƣợc lòng

70

tin của khách hàng. Đứng thứ hai là văn hóa gia đình đƣợc đánh giá 24/100 điểm. Thực tế cho thấy công ty cũng quan tâm đến từng cá nhân, cố gắng tạo một môi trƣờng làm việc giống nhƣ gia đình, khuyến khích nhân viên làm việc theo nhóm, giúp đỡ lẫn nhau, chủ động trong công việc. Công ty coi sự phát triển con ngƣời nâng cao niềm tin là chiến lƣợc để phát triển công ty. Điểm số cho văn hóa thị trƣờng là 23/100 và văn hóa sáng tạo là 21/100. Đối với một doanh nghiệp xuất thân từ doanh nghiệp nhà nƣớc (Cổ phần hóa từ năm 2007) thì điểm đánh giá văn hóa thị trƣờng, văn hóa sáng tạo nhƣ vậy cũng là khá hợp lý.

Nhìn vào đánh giá văn hóa mong muốn (đƣờng nét đứt) thì có thể khẳng định mô hình văn hóa mà công đang muốn hƣớng tới là văn hóa gia đình. Văn hóa gia đình có những đặc tính nổi bật sau: Bầu không khí làm việc trong công ty ấm áp nhƣ một gia đình, mọi ngƣời quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau nhƣng đồng thời công ty cũng là một sân chơi riêng cho sự sáng tạo. Ban lãnh đạo là những ngƣời cố vấn tạo điều kiện, nuôi dƣỡng nguồn nhân lực cho công ty, luôn đổi mới và dám nghĩ dám làm. Nhân viên trong công ty có tinh thần đồng đội, làm việc theo nhóm nhƣng cũng có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo trong công việc. Chất keo kết dính của công ty chính là sự đổi mới sáng tạo và sự tin tƣởng lẫn nhau, lòng trung thành của nhân viên đối với công ty. Chiến lƣợc nhấn mạnh bao gồm những chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực trong công ty, nâng cao lòng tin của nhân viên và khách hàng đối với công ty, tìm kiếm cơ hội và thách thức, thu nhận các nguồn lực mới và tạo ra những thách thức mới. Tiêu chí để thành công là phát triển nguồn nhân lực, làm việc theo nhóm, quan tâm đến mọi ngƣời, phát triển các sản phẩm mới và độc đáo.

So sánh đƣờng định dạng văn hóa hiện tại (đƣờng nét liền) và văn hóa mong muốn (đƣờng nét đứt) tác giả nhận thấy rằng Công ty nhận thấy cần

71

thiết phải thay đổi văn hóa thứ bậc, văn hóa sáng tạo và văn hóa gia đình; về phần văn hóa thị trƣờng thì có thể giữ nguyên hiện trạng là đƣợc. Theo cách đánh giá này thì giữa hiện tại và mong muốn có sự chênh lệch nhau nhƣ sau: Văn hóa thị trƣờng không có sự chênh lệch giữa hiện tại và mong muốn nghĩa là tƣơng đối hài lòng về văn hóa thị trƣờng hiện tại của công ty và không có nhu cầu thay đổi. Bên cạnh đó, văn hóa sáng tạo với mức chênh là lệch là 3 điểm giữa hiện tại và mong muốn nghĩa là cũng cần phải thay đổi một chút và văn hóa gia đình có mức chênh lệch là 5 điểm giữa hiện tại và mong muốn nghĩa là cần thiết phải thay đổi và văn hóa thứ bậc có mức chênh lệch 8 điểm giữa mong muốn và hiện tại nghĩa là nhu cầu phải thay đổi cũng là cần thiết.

Nhƣ vậy, từ kết quả khảo sát cho thấy: Cán bộ công nhân viên trong công ty có tính kỷ luật, tuân thủ các quy định của công ty, việc này là nhờ vào tính ý thức của ngƣời lao động cũng nhƣ sự giám sát của ban lãnh đạo. Ban lãnh đạo có quan tâm đến đời sống của nhân viên cả về tinh thần lẫn vật chất, chẳng hạn nhƣ tổ chức các hoạt động vui chơi tập thể trong các dịp lễ tết nhằm đoàn kết mọi ngƣời trong công ty, hay công ty còn thành lập ban thăm hỏi (Công đoàn) để kịp thời giúp đỡ các nhân viên và gia đình của họ khi họ gặp khó khăn. Công ty luôn chú trọng đến việc đổi mới các nguồn tài nguyên của công ty cũng nhƣ việc cập nhật tri thức cho cán bộ công nhân viên. Điều này thể hiện ở việc công ty tạo điều kiện cho cán bộ công nhân trau dồi thêm kiến thức. Ở một góc độ khác, trên lĩnh vực đối ngoại, công ty giữ đƣợc mối quan hệ tƣơng đối tốt đối với các đối tác, khách hàng...

Một phần của tài liệu Xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản hà nội (Trang 74 - 78)