Tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản hà nội (Trang 26 - 28)

Văn hóa doanh nghiệp có vai trò vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp, là yếu tố tinh thần song khi nó thấm sâu vào từng nhân viên doanh nghiệp, tạo đƣợc sự ổn định, bền vững nó có thể góp phần tăng cƣờng khả năng thích ứng, nâng cao năng lực cạnh tranh, động cơ làm việc của từng thành viên trong doanh nghiệp, tăng năng xuất lao động…. khi đó Văn hóa doanh nghiệp trở thành sức mạnh vật chất quan trọng của doanh nghiệp và ngƣời ta đã xem Văn hóa doanh nghiệp nhƣ phần chìm của tảng băng.

1.1.5.1. Văn hóa doanh nghiệp tạo nền tảng sức mạnh tinh thần

Văn hóa doanh nghiệp chính là tổng hợp các giá trị do lịch sử truyền thống cũng nhƣ do toàn bộ tập thể nhân viên kế thừa, tích lũy và phát triển

20

nên. Do đó, có thể nói rằng văn hóa doanh nghiệp chính là nền tảng tinh thần của toàn bộ tổ chức này.

Mỗi một doanh nghiệp đều có những giá trị tinh thần và niềm tin riêng của mình tức là đều có những quy tắc, chuẩn mực trong việc giải quyết các vấn đề, để từ đó tạo nên những nét riêng biệt, độc đáo của doanh nghiệp mình. Văn hóa doanh nghiệp tạo ra sự thống nhất ý chí của tất cả các thành viên trong doanh nghiệp, cùng hƣớng tới những mục tiêu mà doanh nghiệp lập ra bằng sự phối hợp nhịp nhàng từ đó nâng cao sức mạnh của doanh nghiệp. Nói cách khác, văn hóa doanh nghiệp tạo nên sự nhất trí, đồng lòng của mỗi một cán bộ công nhân viên, thúc đẩy họ cùng làm việc và làm việc hết mình vì sự phát triển chung của toàn doanh nghiệp.

1.1.5.2. Văn hóa doanh nghiệp góp phần tăng cường khả năng thích ứng

Nhƣ chúng ta đã thấy trong môi trƣờng kinh doanh đầy biến động nhƣ bây giờ thì mọi yếu tố xã hội, khoa học công nghệ, khả năng của con ngƣời đang thay đổi từng giờ, từng phút và một doanh nghiệp có những chiến lƣợc tốt hôm nay thì chƣa chắc chiến lƣợc đó đã là tốt và phù hợp trong tƣơng lai. Và chỉ khi doanh nghiệp có một bản sắc văn hóa mạnh thì mới có khả năng thích ứng cao với những thay đổi liên tục từ môi trƣờng bên ngoài. Đó chính là lí do tại sao các tập đoàn lớn trên thế giới vẫn luôn bình tĩnh và khôn ngoan trong việc điều chỉnh chiến lƣợc, cải tiến sản phẩm, triển khai tốt các vấn đề cần thay đổi khi thị trƣờng có nhu cầu. Bởi vì họ có hẳn những quy trình và kế hoạch dự trù để ứng phó với những trƣờng hợp đòi hỏi phải có sự thay đổi. Do đó việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp là rất quan trọng vì nó sẽ tạo ra khả năng thích ứng cao với công việc, sự năng động của nhân viên trong việc nắm bắt cơ hội kinh doanh đồng thời hạn chế các nguy cơ, rủi ro trong kinh doanh trƣớc những biến động đầy phức tạp của môi trƣờng kinh doanh.

21

1.1.5.3. Văn hóa doanh nghiệp góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh

Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp có thể đƣợc xem xét trên rất nhiều khía cạnh nhƣ sự linh hoạt trƣớc những thay đổi của môi trƣờng kinh doanh, chất lƣợng sản phẩm, dịch vụ, chi phí. Thực tế cho thấy rằng, doanh nghiệp muốn đạt đƣợc các lợi thế này cần phải có 3 nguổn lực quan trọng là: nhân lực- vốn- công nghệ trong đó nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng nhất vì đây là nguồn lực tham gia trực tiếp vào việc chuyển hóa các nguồn lực khác thành sản phẩm đầu ra, do đó có vai trò quyết định tạo ra những lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Trong khi đó, văn hóa doanh nghiệp tác động trƣớc hết đến con ngƣời trong doanh nghiệp và đóng vai trò quan trọng trong việc phát huy tối đa nhân tố con ngƣời. Môi trƣờng văn hóa doanh nghiệp tác động đến tinh thần, thái độ, động cơ lao động của các thành viên vì vậy có thể nói văn hóa doanh nghiệp góp phần tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.

1.1.5.4. Văn hóa doanh nghiệp tác động đến động cơ làm việc của từng thành viên trong doanh nghiệp

Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp đang ngày càng trở nên gay gắt. Cạnh tranh không những chỉ diễn ra trong việc mở rộng thị trƣờng tiêu thụ hàng hóa, mà còn trong cả việc tuyển dụng, phát triển và “giữ” nhân tài. Yếu tố “con ngƣời” ngày càng trở nên quan trọng hơn trong việc phát triển doanh nghiệp một cách bền vững. Mặt khác, các chuẩn mực hành vi và các giá trị đƣợc chia sẻ giữa các thành viên trong doanh nghiệp ngày càng ảnh hƣởng mạnh mẽ đến thái độ, cách thức hành động của các thành viên. Và cuối cùng nó tác động đến năng suất lao động, hiệu quả trong công việc và tất nhiên tác động đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản hà nội (Trang 26 - 28)