phần xuất nhập khẩu thủy sản Hà Nội giai đoạn 2012 - 2015
Có thể nhận thấy văn hóa doanh nghiệp của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Hà Nội đã đƣợc hình thành và đang từng bƣớc đƣợc phát triển.
53
Trên thực tế, môi trƣờng văn hóa doanh nghiệp chính là nơi nuôi dƣỡng và bảo tồn những giá trị cốt lõi của Công ty, cũng chính là những nét đặc trƣng nhất của Công ty. Nó bao gồm các yếu tố sau:
2.1.6.1. Truyền thống lịch sử của Công ty
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Hà Nội là đơn vị thành viên của Tổng công ty thủy sản Việt Nam, có bề dày truyền thống gần 35 năm xây dựng và trƣởng thành. Mặc dù từ khi đổi tên mới, thành lập và chuyển đổi thành công ty cổ phần chƣa lâu nhƣng Công ty lại đƣợc thừa hƣởng những giá trị văn hóa từ khi chƣa đổi tên và đặc biệt hơn là từ Tổng công ty thủy sản Việt Nam nên đã xây dựng và tích lũy đƣợc những giá trị vật chất và tinh thần cho riêng mình trong một thời kỳ tƣơng đối dài. Đây chính là điều kiện thuân lợi để công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Hà Nội xây dựng đƣợc một nền văn hóa doanh nghiệp riêng biệt, vừa kế thừa những giá trị từ lịch sử hình thành của công ty và Tổng công ty lại vừa xây dựng và tạo lập đƣợc những giá trị văn hóa mới phù hợp với chiến lƣợc và mục tiêu hoạt động của Công ty.
Khi mới đƣợc thành lập theo điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty, Công ty đã có những định hƣớng chiến lƣợc và bƣớc đi đúng đắn trong hoạt động kinh doanh của mình. Bộ máy hoạt động đƣợc tổ chức và xây dựng theo mô hình trực tuyến, phân chia các phòng kinh doanh theo những chức năng riêng biệt, trao thêm quyền chủ động cho các đơn vị, tạo sự thông thoáng nhƣng chặt chẽ trong quản lý, tăng tính sáng tạo, nhạy bén trong kinh doanh của các đơn vị. Đồng thời xây dựng quy chế, nội quy nghiêm minh tạo một môi trƣờng làm việc kỷ luật và hiệu quả.
Lấy mục tiêu hoạt động là kinh doanh có lãi, nhƣng cũng luôn chú trọng đến vấn đề kinh doanh có văn hóa, phục vụ lợi ích cộng đồng, tạo công ăn việc làm cho nhân dân địa phƣơng vùng khai thác và chế biến, nhằm mục tiêu phát triển Công ty theo hƣớng bền vững.
54
Với bề dày truyền thống văn hóa và những định hƣớng phát triển đúng đắn, linh hoạt, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Hà Nội đã tạo lập đƣợc riêng cho mình một môi trƣờng văn hóa doanh nghiệp mạnh mẽ, hội tụ cả truyền thống lẫn cái mới, từng bƣớc đạt đƣợc những thành tựu nhất định.
2.1.6.2. Đội ngũ nhân sự:
Vấn đề nhân sự luôn là một vấn đề đƣợc công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Hà Nội chú trọng vì chính những nhân viên trong Công ty là ngƣời trực tiếp tham gia vào hoạt động kinh doanh của Công ty và cũng chính họ là ngƣời tạo ra các giá trị vật chất và tinh thần phục vụ cho quá trình xây dựng và phát triển của Công ty.
Bảng 2.1: Cơ cấu lao động năm 2012, 2013 và 2014
Chỉ tiêu
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Số lƣợng (Ngƣời) Tỷ trọng (%) Số lƣợng (Ngƣời) Tỷ trọng (%) Số lƣợng (Ngƣời) Tỷ trọng (%) Trên đại học 6 2,3 8 3,2 9 3.6 Đại học 96 37,1 111 44,4 113 44.7 Cao đẳng 21 8,1 17 6,8 17 6.7 Công nhân 116 44,8 94 37,6 94 37.2 Khác 20 7,7 20 8,0 20 7.9 Tổng số 259 100 250 100 253 100
(Nguồn: Số liệu báo cáo của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Hà Nội)
Qua ba năm tổng số lƣợng nhân viên của công ty tuy giảm 06 ngƣời, nhƣng trong đó số nhân viên có trình độ đại học và trên đại học lại tăng lên. Điều này có thể khẳng định rằng chất lƣợng đội ngũ nhân sự của công ty ngày càng cao. Mặt khác, công ty cũng rất chú ý đến điều kiện và môi trƣờng làm việc cho cán bộ nhân viên của, quan tâm đến đời sống vật chất cũng nhƣ tinh thần của tập thể nhân viên.
55
Công ty đã xây dựng một môi trƣờng làm việc với những điều kiện tốt nhất, với những trang thiết bị hiện đại để nhân viên có điều kiện phát huy tối đa năng lực của mình. Đồng thời, Công ty cũng tổ chức các lớp học bồi dƣỡng, tạo điều kiện cho cán bộ nhân viên trong Công ty đƣợc đi học, nâng cao trình độ chuyên môn. Bên cạnh đó, Công ty cũng không ngừng tìm kiếm những ngƣời tài, có trình độ thông qua các chƣơng trình tuyển dụng của mình nhằm phục vụ cho hoạt động kinh doanh của Công ty trong hiện tại cũng nhƣ trong tƣơng lai.
2.1.6.3. Mối quan hệ của Công ty với khách hàng và đối tác kinh doanh:
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Hà Nội luôn giữ mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng cũng nhƣ các đối tác cũ và mới. Đặc biệt là các đối tác nƣớc ngoài đang đƣợc xem là thế mạnh và xu hƣớng phát triển chung trong tƣơng lai với doanh số xuất nhập khẩu hết sức ấn tƣợng và đa dạng về các ngành hàng mà Công ty đang triểm khai. Đến nay, số lƣợng khách hàng và đối tác của Công ty ngày càng tăng lên nhờ vào việc Công ty đã đề ra những kế hoạch chăm sóc khách hàng có định hƣớng và nhất quán.
2.2. Tình hình xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Hà Nội
2.2.1. Xây dựng định hướng và tầm nhìn chiến lược
Nhiệm vụ của công ty chính là cơ sở để lý giải sự tồn tại của công ty đó. Nó đƣợc thể hiện qua tầm nhìn, sứ mệnh, qua giá trị cốt lõi của công ty. Mặc dù chƣa đƣợc văn bản hóa chính thức, song định hƣớng, tầm nhìn, chiến lƣợc và sứ mệnh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Hà Nội có thể nhận thấy với những điểm sau:
Về tầm nhìn: Trong tƣơng lai dài hạn, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Hà Nội định hƣớng đạt đƣợc, đó là:
56
- Trở thành một đơn vị kinh tế đa ngành, là một Công ty mạnh, trƣớc hết là trong lĩnh vực thuỷ sản;
- Có cơ cấu ngành nghề hợp lý;
- Có trình độ khoa học công nghệ tiên tiến trong khai thác hải sản, chế biến, nuôi trồng thủy sản;
- Có thế mạnh trong sản xuất, mua bán các loại vật liệu xây dựng, kim khí hoá chất, ngƣ lƣới cụ, máy móc thiết bị, phụ tùng, phƣơng tiện vận tải, bao bì đóng gói; Kinh doanh kho lạnh, giao nhận, bốc xếp, vận chuyển hàng hoá đƣờng bộ đƣờng biển và đƣờng hàng không; Kinh doanh, dịch vụ nhà ở, cơ sở hạ tầng, văn phòng làm việc, nhà xƣởng, kho bãi, nhà hàng, khách sạn, siêu thị, du lịch, bệnh viện và các loại bất động sản khác. …..
- Đủ sức thực hiện các nhiệm vụ quan trọng của Ngành và của Tổng công ty trong mục tiêu phát triển thủy sản bền vững.
Về sứ mệnh: Trƣớc hết là sứ mệnh với tƣ cách thành viên của Tổng Công ty Xuất nhập khẩu Thủy sản Việt Nam, có thể thấy mong muốn của Công ty là Giữ vai trò đầu đàn trong sự lớn mạnh của Tổng Công ty Xuất nhập khẩu Thủy sản Việt Nam và ngành Thủy sản Việt Nam với chất lƣợng sản phẩm và dịch vụ ngày càng tốt hơn.
Ngoài ra, là thành viên của Tổng Công ty Xuất nhập khẩu Thủy sản Việt Nam, Công ty tự hào đƣợc thừa hƣởng và phát triển các giá trị cốt lõi của Tổng Công ty Xuất nhập khẩu Thủy sản Việt Nam bao gồm: Giá trị mang tính nhân văn: Giá trị tốt đẹp nhất mà Công ty hƣớng tới là mang đến khách hàng và ngƣời tiêu dùng những sản phẩm dịch vụ ngày càng tốt hơn nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân viên, mang lại lợi ích cho đối tác, đóng góp vì lợi ích của cộng đồng. Tất cả là vì con ngƣời, hƣớng tới con ngƣời và giữa những con ngƣời; Giá trị mang tính đa dạng, linh hoạt và nhạy bén; Giá
57
trị mang tính Việt Nam: Công ty là đơn vị kinh doanh đồng thời sẵn sàng tham gia các nhiệm vụ xã hội.
Công ty cũng đã xây dựng đƣợc mục tiêu hoạt động cho mình cụ thể nhƣ sau: Kinh doanh có lãi, bảo toàn và phát triển nguồn vốn kinh doanh; Ƣu tiên tạo công ăn việc làm cho nhân dân địa phƣơng; Sẵn sàng các hỗ trợ trên biển, góp phần giải quyết các hậu quả thiên tai, cứu hộ, tìm kiếm cứu nạn.. trong khả năng cho phép; Tối đa hóa hoạt động hiệu quả của Công ty; Phát triển Công ty có trình độ công nghệ, quản lý hiện đại và chuyên môn hóa cao, gắn kết chặt chẽ giữa kinh doanh với khoa học công nghệ, nghiên cứu đào tạo; Thực hiện phân phối theo lao động, không ngừng chăm lo cải thiện đời sống vật chất tinh thần, bồi dƣỡng nâng cao nghiệp vụ, trình độ văn hóa, kỹ thuật cho nhân viên.
2.2.2. Xây dựng triết lý kinh doanh
Kế thừa và phát triển triết lý chung của Tổng Công ty, trải qua quá trình chuyển đổi từ một công ty nhà nƣớc thành công ty cổ phần, nên công ty đã định hình cho mình và thành lập, Ban lãnh đạo đã đề ra cho Công ty đã dần xác lập cho mình một triết lý kinh doanh để xây dựng những mục tiêu cho hoạt động của mình. Cụ thể, có thể nhận thấy trên ba ý chính sau:
Đa dạng, thích ứng: Mặc dù gặp nhiều khó khăn để thích ứng với cơ
chế thị trƣờng, từ một công ty thuần về khai thác, chế biến hải sản đã trở thành công ty đa ngành với đa dạng các lĩnh vực, đa dạng loại hình kinh doanh, đa dạng sản phẩm…., làm ăn có lãi, vƣợt khó khăn, qua thăng trầm, ngày càng phát triển.
Chất lượng, tín nhiệm: Trong mọi điều kiện khó khăn, vẫn giữ đƣợc tín
nhiệm với khách hàng, giữ và nâng cao chất lƣợng sản phẩm, dịch vụ.
Tối ưu nguồn lực, coi trọng con người: Trƣớc khó khăn của những năm trở
58
rộng các lĩnh vực kinh doanh, có lợi nhuận (tuy chƣa cao) là do Công ty luôn biết tối ƣu hóa nguồn lực hiện có, đặc biệt là phát huy nguồn lực con ngƣời.
Triết lý kinh doanh đang đƣợc hình thành này của Công ty chính là sự đúc kết những giá trị, niềm tin của toàn thể cán bộ, nhân viên trong Công ty, đƣợc minh cứng qua thực tiễn, đƣợc mọi ngƣời chấp nhận và thực hiện theo. Trải qua thời gian, triết lý này đã trở thành kim chỉ nam để toàn thể nhân viên phấn đấu, không ngừng nỗ lực mang lại thành công cho Công ty.
2.2.3. Xây dựng cơ cấu tổ chức
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Hà Nội đã cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý theo hƣớng gọn nhẹ, linh hoạt, cải cách các thủ tục hành chính rƣờm rà, gây gián đoạn các hoạt động kinh doanh nhằm đảm bảo cho hoạt động kinh doanh đƣợc tiến hành thuận lợi và đạt hiệu quả cao.
Bộ máy quản lý của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Hà Nội đƣợc tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng nghĩa là: vai trò của từng vị trí đƣợc bố trí theo chức năng ví dụ nhƣ kinh doanh, kiểm toán, tài chính nhằm đạt đƣợc mục tiêu, nhiệm vụ chung. Quản lý của từng bộ phận sẽ có trách nhiệm báo cáo lại tình hình với Ban Tổng giám đốc. Thông qua cơ cấu này, các thành viên trong công ty sẽ có sự chuyên môn hóa sâu sắc, có cơ hội để tập trung vào chuyên môn, phù hợp với kỹ năng của mình.
Công ty đã điều chuyển và sắp xếp các vị trí nhân sự để phân định rõ quyền hạn và trách nhiệm của mỗi nhân viên trong Công ty, hình thành cơ chế quản lý thống nhất từ Ban lãnh đạo đến nhân viên.
2.2.4. Xây dựng hệ thống văn bản quản lý
Ngay từ buổi đầu thành lập, Ban lãnh đạo công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Hà Nội đã xây dựng đƣợc một hệ thống văn bản nội bộ cho riêng mình bao gồm: điều lệ doanh nghiệp, nội quy lao động, quy chế hoạt động của các phòng, ban, quy định về tiền lƣơng, khen thƣởng…. Hiện Công
59
ty có 87 văn bản quản lý nội bộ còn hiệu lực trên tất cả các mặt hoạt động của công ty, từ các loại văn bản quản lý chất lƣợng, quản lý nghiệp vụ chuyên môn đến các quy định chế độ làm việc, quy định tác phong, ăn mặc…. Các quy định trong các văn bản này đều khá chi tiết, thể hiện Công ty đã có sự đầu tƣ thích đáng trong việc xây dựng các văn bản nội bộ. Nhờ vậy, Công ty có một định hƣớng rõ ràng và quyết tâm, kiên định thực hiện theo định hƣớng đó. Nhân viên trong Công ty nắm đƣợc nhiệm vụ, trách nhiệm của mình trong công việc do đó luôn ý thức đƣợc rằng mình cần làm những gì để đóng góp cho sự phát triển chung của Công ty.
2.2.5. Xây dựng cơ chế khen thưởng kỷ luật
Việc xây dựng một cơ chế khen thƣởng kỷ luật là rất quan trọng đối với một công ty vì đó chính là cơ sở để các nhân viên phấn đấu, hoàn thành tốt nhiệm vụ đổng thời cũng tạo nên tính kỷ luật trong khi làm việc. Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Hà Nội đã xây dựng đƣợc một cơ chế khen thƣởng kỷ luật cụ thể nhƣ sau:
2.2.5.1. Về kỷ luật:
Công ty đã đặt ra quy định theo đó ngƣời lao động có những hành vi sau thì đƣợc coi là vi phạm kỷ luật lao động và bị xử lý theo quy định hiện hành của Nhà nƣớc: Tự ý nghỉ việc, không đến nơi làm việc mà không có lý do chính đáng, không đƣợc sự đồng ý của lãnh đạo hoặc ngƣời quản lý trực tiếp; Đến làm việc muộn so với giờ quy định hoặc về trƣớc giờ quy định; Làm việc riêng trong giờ làm việc hoặc tự ý làm các công việc khác không đƣợc giao, không đúng chức năng nhiệm vụ quy định; Không làm việc đủ số giờ làm việc quy định, hoặc không hoàn thành nhiệm vụ công tác theo khối lƣợng, chất lƣợng công việc hoặc tiến độ đƣợc giao (nếu do yếu tố chủ quan của ngƣời lao động); Không thực hiện đúng quy định về công tác an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ; Không hoàn thành định mức lao động
60
(dƣới 80% đối với công việc tạm thời, dƣới 90% đối với công việc chính) do yếu tố chủ quan của ngƣời lao động; Sử dụng vật tƣ nguyên liệu hao hụt quá định mức quy định; Tự ý rời nơi làm việc hoặc ngừng việc khi chƣa đƣợc sự đồng ý của phụ trách đơn vị (trừ trƣờng hợp đặc biệt bắt buộc phải ngừng việc nếu xảy ra tai nạn làm tổn hại đến sức khỏe ngƣời lao động); Lấy cắp hoặc có liên quan đến lấy cắp tài sản vật tƣ, nguyên nhiên vật liệu hoặc gây lãng phí cho công ty; Làm mất mát tài liệu, dự toán, làm hƣ hỏng máy móc thiết bị, công cụ lao động, sản phẩm, làm mất phẩm chất hàng hóa.
Theo đó, nếu ngƣời lao động vi phạm một trong những điều khoản trên sẽ bị xử lý theo một trong ba hình thức kỷ luật: khiển trách, chuyển làm công việc khác có mức lƣơng thấp hơn hoặc sa thải.
2.2.5.2. Về khen thưởng:
Ban lãnh đạo cũng đề ra các hình thức khen thƣởng dựa trên các thành tích mà ngƣời lao động trong Công ty đã đạt đƣợc cụ thể: Ngƣời lao động có sáng kiến đƣợc công nhận trong công việc nhƣ: Cải tiến trang thiết bị, cải tiến phƣơng án sản xuất chế biến nhằm đạt đƣợc năng suất chất lƣợng cao của sản phẩm; Có phƣơng án mở rộng thị trƣờng tăng doanh số bán hàng; Cải tiến quy trình quản lý theo hƣớng hiện đại hoá, tạo điều kiện hình thành định mức năng suất, chất lƣợng, hiệu quả mới nhằm hoàn thành tốt các mục tiêu sản xuất kinh doanh; Biện pháp tiết kiệm nguyên vật liệu