Xây dựng môi trường làm việc thân thiện, cởi mở và cơ chế hài hòa

Một phần của tài liệu Xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản hà nội (Trang 42 - 45)

lợi ích giữa cá nhân và doanh nghiệp

Một môi trƣờng làm việc cởi mở sẽ là nơi mà ngƣời nhân viên có thể chia sẻ thông tin và kiến thức một cách tự do, thoải mái và chắc chắn điều này sẽ giúp doanh nghiệp có thể đạt đƣợc những mục tiêu của mình. Thực tế là nếu nhƣ ngƣời lãnh đạo không tạo ra đƣợc một môi trƣờng làm việc cởi mở thì sẽ chẳng nhận đƣợc ý kiến phản hồi nào từ phía nhân viên, dẫn đến tình trạng mù mờ về thông tin. Nhân viên không có cơ hội đƣa ra ý kiến của mình, dần dần đƣa đến tình trạng bất mãn. Hậu quả là họ không làm việc hết mình, họ không muốn tìm tòi những ý tƣởng mới hay ngại thay đổi vì sợ bị cấp trên khiển trách. Để có thể xây dựng đƣợc một môi trƣờng làm việc thân thiện, có sự tồn tại của nhiều niềm vui, sự chia sẻ, cộng tác và kết nối, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp có thể tham khảo các bƣớc sau đây:

Thứ nhất là thấu hiểu: Nền tảng của một văn hóa doanh nghiệp mạnh

không chỉ đƣợc xây dựng từ một vài bữa ăn trƣa tập thể hay những buổi đi chơi. Đối với các nhà quản lý kinh doanh, việc phát triển một môi trƣờng cởi mở là thực sự cần thiết để tìm hiểu xem điều gì động viên các nhân viên làm việc. Quy trình thấu hiểu này sẽ bắt đẩu với hoạt động giao tiếp. Hãy nói chuyện với các nhân viên trong công ty nhằm tìm hiểu về những gì mà nhân viên đều mong đợi từ công việc. Điều này sẽ giúp các nhà lãnh đạo sàng lọc những mong đợi của các nhân viên, đồng thời nắm đƣợc những gì động viên

36

họ trong công việc. Nó cũng gửi đi một thông điệp tới các nhân viên rằng sự cộng tác và giao tiếp là hết sức quan trọng trong doanh nghiệp.

Thứ hai là hành động: Bƣớc đi tiếp theo này là rất quan trọng vì nó cho

thấy các nhà lãnh đạo đang hành động vì những mong đợi của nhân viên và quan tâm tới trái tim của mọi ngƣời. Khi hành động, điều quan trọng nhất là các hành động phải đƣợc đƣa ra thực hiện một cách thích hợp. Hãy làm những việc có thể thực hiện đƣợc ngay, những việc còn lại có thể làm từ từ theo thứ tự ƣu tiên sau khi đã phân tích kỹ lƣỡng.

Thứ ba là tham gia: Văn hóa doanh nghiệp đến từ tất cả các nhân viên.

Một môi trƣờng thân thiện sẽ do ban lãnh đạo doanh nghiệp khởi xƣớng ra rồi sau đó các nhân viên là những ngƣời tiếp tục xây dựng và phát triển.

Hãy hỏi các nhân viên xem họ nghĩ thế nào để có thể góp phần vào thành công trong kinh doanh và xây dựng một môi trƣờng làm việc cởi mở. Động viên họ tham gia vào các hoạt động của doanh nghiệp, làm cho họ có trách nhiệm hơn với doanh nghiệp, coi doanh nghiệp là nhà của mình.

Thứ tư là cộng tác: Tại giai đoạn này, các nhân viên nên đƣợc tham gia

vào việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Giờ đã đến lúc để phát triển, thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa văn hóa doanh nghiệp. Đây là nơi mà yếu tố cộng tác thực sự đóng vai trò quan trọng. Hãy tạo ra các không gian cần thiết để các nhân viên có thể triển khai ý tƣởng của mình. Điều này không có nghĩa rằng các nhân viên đƣợc phép đi lệch với định hƣớng chung của doanh nghiệp. Trên cƣơng vị lãnh đạo, Ban giám đốc cần giám sát và định hƣớng mọi nỗ lực sáng tạo trong doanh nghiệp theo đúng các lộ trình thích hợp. Hãy động viên họ nhƣng đồng thời hãy thảo luận về các phƣơng thức cụ thể nhằm biến ý tƣởng thành hành động theo những kế hoạch hợp lý. Các nhân viên cần hiểu rằng mọi đặc quyền và bổng lộc của họ sẽ đến từ kết quả công việc cụ thể. Đây là điều rất quan trọng. Những cá nhân nào tự xem mình nhƣ là một sự kỳ

37

vọng của doanh nghiệp sẽ có thể có những tác động ẩn chứa tiêu cực lên hoạt động của doanh nghiệp. Việc giải trình về kế hoạch để đạt đƣợc những mục tiêu đề ra và đảm bảo một sự gắn kết thích hợp phải là trách nhiệm của mọi ngƣời trong công ty.

Thứ năm là yêu cầu trách nhiệm giải trình: Văn hóa doanh nghiệp

không phải là điều gì đó chỉ đƣợc bắt đầu và sau đó bị lờ đi. Một môi trƣờng trong sạch là kết quả của sự sáng tạo và ý thức nuôi dƣỡng của tất cả mọi ngƣời. Hãy coi trách nhiệm giải trình là một phẩn trong văn hóa doanh nghiệp, thông qua giao tiếp và hành động bắt buộc. Thông qua trách nhiệm giải trình, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp sẽ biết đƣợc nỗ lực của nhân viên không chỉ để thực hiện các ý tƣởng mà còn biết đƣợc hành động của họ có đáp ứng đƣợc những mong đợi của doanh nghiệp hay không, qua đó có thể thấy rõ văn hóa doanh nghiệp đang xây dựng hiệu quả ở mức nào.

Không phải lợi ích cá nhân và lợi ích của doanh nghiệp bao giờ cũng thống nhất, cũng quy về một mối do vậy lãnh đạo doanh nghiệp cần phải kiên trì, bền bỉ, quyết đoán trong việc kết hợp hài hòa hai lợi ích này. Lợi ích cá nhân và doanh nghiệp có quan hệ gắn bó với nhau. Lợi ích cá nhân nằm trong tổng thể lợi ích chung của cả một tập thể và ngƣợc lại lợi ích tập thể lại tạo điều kiện cho lợi ích cá nhân đƣợc thực hiện. Doanh nghiệp cần phải xây dựng đƣợc một cơ chế kích thích và thúc đẩy sao cho mỗi cá nhân hăng hái thực hiện lợi ích của mình đồng thời thực hiện lợi ích của doanh nghiệp.

Xây dựng cơ chế lợi ích trên cơ sở công bằng theo đúng những gì mà mỗi cá nhân đóng góp, cống hiến. Sự bất công bằng hay cào bằng đồng nghĩa với việc giết chết sự phát triển của cá nhân và tập thể. Phân phối lợi ích nhƣ nhau đối với mọi nhân viên cho dù kết quả công việc họ làm khác nhau là một việc làm thiếu công bằng. Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cần phải xây dựng những tiêu chí để đánh giá hiệu quả công việc để không gặp phải vấn đề gì

38

khi gắn công việc với phúc lợi. Tuy nhiên, chia sẻ lợi ích hay khen thƣởng không chỉ dừng lại ở vật chất mà còn phải khen thƣởng bằng tinh thần nhƣ động viên, khích lệ, cổ vũ tinh thần nhân viên mỗi khi họ đạt đƣợc một thành tích nhất định.

Một phần của tài liệu Xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản hà nội (Trang 42 - 45)