Cần quan tâm đến chế độ, chính sách đãi ngộ thỏa đáng đối vớ

Một phần của tài liệu đảng bộ huyện ba vì lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ cấp huyện từ 1996 den nam 2008 l (Trang 84 - 106)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.4. Cần quan tâm đến chế độ, chính sách đãi ngộ thỏa đáng đối vớ

với đội ngũ cán bộ, kết hợp tăng cường công tác quản lý đối với cán bộ cấp huyện.

Đảng bộ huyện Ba Vì luôn xác định chính sách cán bộ là đòn bẩy quan trọng để thực hiện mục tiêu xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ nói chung, đội ngũ cán bộ huyện nói riêng. Chính sách cán bộ phải có tác dụng thực sự

động viên, khuyến khích cán bộ làm việc tích cực, hăng hái, nêu cao tinh thần trách nhiệm, phát huy tính sáng tạo, thu hút nhân tài, làm cho nội bộ đoàn kết, nhất trí....Nếu chính sách cán bộ bất hợp lý sẽ tạo ra tâm trạng chán nản, kìm hãm đi sự sáng tạo, triệt tiêu tính tích cực, nội bộ mất đoàn kết, nảy sinh ra nhiều tiêu cực, mâu thuẫn, có thể đẩy hàng loạt cán bộ đến tham ô, tham nhũng…

Vì vậy, ngoài việc thực hiện những chính sách theo đúng quy định chung, Đảng bộ huyện Ba Vì quan tâm đến việc cải thiện điều kiện làm việc và đời sống vật chất cho đội ngũ cán bộ, đặc biệt là cán bộ cấp huyện, đảm bảo luôn công bằng. Thực hiện gắn trách nhiệm, nghĩa vụ với quyền lợi, khuyến khích cán bộ huyện về công tác ở những đìa bàn khó khăn. Tiến hành cải cách căn bản chế độ tiền lương và các chế độ theo lương, ban hành các chính sách về nhà ở, nhà công vụ đối với cán bộ, nhất là cán bộ công tác tại các xã miền núi.

Đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp phát triển huyện cũng như sự nghiệp CNH, HĐH đất nước hiện nay, Đảng bộ thực hiện tốt chính sách cán bộ, kết hợp tăng cường công tác quản lý cán bộ phù hợp với thực tiễn của huyện.

Về chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp huyện Đảng bộ đầu tư thích đáng cho việc đào tạo, bồi dưỡng những người ưu tú trở thành cán bộ huyện. Có chính sách học bổng và miễn giảm học phí phù hợp với từng đối tượng chính sách…

Về chính sách sử dụng và quản lý cán bộ cấp huyện, bố trí và sử dụng phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn, phù hợp với sở trường, cũng như phải xuất phát từ công việc mà lựa chọn, bố trí cán bộ. Đề bạt cán bộ phải đúng người, đúng việc, đúng lúc, đúng sở trường. Người được đề bạt phải là người có phẩm chất chính trị tốt, trung thành với Tổ quốc, với Đảng, với nhân dân; có bản lĩnh vững vàng, không dao động trước những khó khăn, thử thách; có

năng lực hoàn thành nhiệm vụ được giao; có nhân cách, lối sống mẫu mực, trong sáng; có ý thức tổ chức kỷ luật cao, tôn trọng tập thể, gắn bó với nhân dân. Chú ý đào tạo cán bộ nữ, cán bộ dân tộc thiểu số, cán bộ xuất thân từ công nhân. Bồi dưỡng nhân tài theo định hướng quy hoạch. Có chế độ quản lý chặt chẽ đội ngũ cán bộ chủ chốt, các cấp ủy Đảng, các cơ quan phải nắm chắc cán bộ cả về đức, về tài, tình trạng sức khỏe.

Về chính sách bảo đảm lợi ích vật chất và động viên tinh thần: cần phải chống tham nhũng, lãng phí, nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả lao động. Đảm bảo tiền lương phải thực sự trở thành bộ phận cơ bản trong thu nhập của cán bộ để bảo đảm tái sản xuất mở rộng sức lao động.

Việc đổi mới chính sách cán bộ nhất là đối với đội ngũ cán bộ cấp huyện phải được tiến hành đồng bộ, trong tất cả các khâu, từ tiền lương, khen thưởng, đến lựa chọn, đào tạo, bố trí, sử dụng và quản lý cán bộ… Có thể khẳng định đổi mới chính sách cán bộ hiện nay là nhân tố mở đường và quyết định đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ mà trước hết là đối với đội ngũ cán bộ cấp huyện.

3.2.5. Thường xuyên nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, của đội ngũ cán bộ, đảng viên đối với việc xây dựng đội ngũ cán bộ cấp huyện.

Xây dựng đội ngũ cán bộ của huyện Ba Vì nói chung, đội ngũ cán bộ cấp huyện nói riêng đủ về số lượng, cơ cấu hợp lý và có chất lượng cao là trách nhiệm của mọi tổ chức và mọi cá nhân từ cấp ủy Đảng, các cơ quan chức năng đến mỗi cán bộ, đảng viên. Trước hết là trách nhiệm của tổ chức đảng các cấp mà hạt nhân là cấp ủy Đảng phải chịu trách nhiệm chủ yếu, phải thường xuyên trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cấp huyện của Ba Vì.

Từ thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ cấp huyện ở Ba Vì trong những năm qua đã cho thấy các cấp ủy Đảng đã có nhận thức đúng, có trách nhiệm cao, quan tâm đúng mức đến việc lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng chất lượng đội ngũ cán bộ trong toàn huyện. Huyện ủy thường xuyên nắm chắc nguyên tắc công tác cán bộ và nội dung, quy trình xây dựng đội ngũ cán bộ nhất là đội ngũ cán bộ cấp huyện để chỉ đạo công tác cán bộ. Chính vì vậy đã xây dựng được đội ngũ cán bộ cấp huyện có đủ số lượng, chất lượng, có cơ cấu hợp lý, chất lượng ngày một nâng lên.

Việc nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy và đội ngũ cán bộ, đảng viên đối với việc xây dựng đội ngũ cán bộ, được coi là một trong những nội dung cơ bản, bao trùm nhất, bảo đảm các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, và đội ngũ cán bộ, đảng viên thống nhất cao trong nhận thức và hành động, quán triệt, vận dụng, xác định và triển khai tổ chức thực hiện có hiệu quả kế hoạch, chương trình hành động công tác xây dựng đội ngũ cán bộ của huyện trong từng giai đoạn cụ thể. Mặt khác là cơ sở để định hướng công tác giáo dục nâng cao thận thức tư tưởng, bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ cán bộ, đảng viên trong thực hiện công tác xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp của huyện trong sạch, vững mạnh toàn diện. Vì vậy, trên cơ sở nhận thức đúng vị trí, vai trò của đội ngũ cán bộ của huyện đặc biệt là đội ngũ cán bộ cấp huyện, cấp ủy Đảng phải thấy rõ và phát huy trách nhiệm của mình đối với xây dựng đội ngũ này, tạo mọi điều kiện để họ phát huy hết khả năng, năng lực, tích cực học tập nâng cao phẩm chất, năng lực toàn diện, hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao.

Huyện ủy phải có trách nhiệm đề ra chủ trương, phân công tổ chức thực hiện một cách đúng đắn và chịu trách nhiệm về sự lựa chọn, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí và sử dụng đội ngũ cán bộ trên cơ sở nắm vững đường lối cán bộ của Đảng, thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo,

cá nhân phụ trách, đề cao tự phê bình và phê bình, tránh hiện tượng độc đoán trong các khâu, các bước của công tác xây dựng đội ngũ cán bộ nói chung, đội ngũ cán bộ cấp huyện của Ba Vì nói riêng.

Trong từng giai đoạn, với từng nhiệm vụ cụ thể, cấp ủy Đảng phải có nghị quyết về công tác cán bộ, xây dựng được các kế hoạch quy hoạch nguồn cán bộ dự bị dài hạn, đề ra các giải pháp phù hợp, phân công tổ chức thực hiện hiệu quả.

Cấp ủy Đảng và đội ngũ cán bộ cần phải luôn nắm vững chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng về cán bộ và công tác xây dựng đội ngũ cán bộ. Thường xuyên quán triệt sâu sắc đường lối và quan điểm, chính sách của Đảng để từ đó có biện pháp cụ thể xây dựng đội ngũ cán bộ cấp huyện phù hợp với yêu cầu phát triển của huyện.

Thường xuyên đẩy mạnh công tác giáo dục, nâng cao nhận thức tư tưởng trong cấp ủy và đội ngũ cán bộ, đảng viên. Kết hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng với công tác tổ chức, công tác chính sách, công tác kiểm tra, giám sát trong xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt của huyện. Công tác tư tưởng phải được tiến hành đi trước một bước, tạo chuyển biến mạnh mẽ, thống nhất trong nhận thức và hành động của mỗi cán bộ, đảng viên, chủ động thực hiện có hiệu quả sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh và huyện về công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt của huyện trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH của đất nước.

Từ năm 1996 đến năm 2008, dưới sự lãnh đaọ, chỉ đạo của Đảng bộ huyện Ba Vì công tác xây dựng đội ngũ cán bộ cấp huyện đã đạt được những kết quả tương đối oàn diện. Từ đó thúc đẩy kinh tế phát triển, bộ mặt xã hội của huyện có những thay đổi tiến bộ, đời sống nhân dân ổn định, ấm no. Công tác tư tưởng và tổ chức của Đảng bộ huyện có những chuyển biến tốt, đoàn

kết trong nội bộ được tăng cường ...Những kết quả đạt được đó tạo sự ổn định về chính trị - xã hội, tạo đà cho huyện Ba Vì đi lên ở giai đoạn sau.

Đó là những kết quả quan trọng, chứng tỏ sự lãnh đạo, hướng đi của Đảng bộ huyện là hoàn toàn đúng đắn, tạo đà cho quá trình đổi mới, phát triển toàn diện trong những năm tiếp theo.

KẾT LUẬN

Đất nước đang từng ngày đổi mới. Sự nghiệp CNH, HĐH đất nước đang được đẩy mạnh và đi vào chiều sâu. Đảng, Nhà nước và nhân dân ta quyết tâm phấn đấu thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Với nhiệm vụ chính trị mới rất nặng nề, khó khăn và phức tạp, đòi hỏi Đảng ta phải tiếp tục đổi mới, chỉnh đốn Đảng, phải xây dựng được một đội ngũ cán bộ ngang tầm yêu cầu của nhiệm vụ mới. Ba Vì là huyện có vị trí địa lý thuận lợi, nguồn lao động dồi dào cùng với các chính sách và định hướng phát triển kinh tế đúng đắn của Đảng bộ huyện đang từng bước đưa huyện phát triển. Ba Vì đang trở thành điểm du lịch xanh phía Tây của Thủ đô Hà Nội. Bước vào thời kỳ hội nhập và phát triển, nhiệm vụ xây dựng huyện Ba Vì giàu đẹp, văn minh đang đặt ra cho Đảng bộ huyện phải xây dựng được một đội ngũ cán bộ các cấp trong huyện, đặc biệt đội ngũ cán bộ cấp huyện thật vững mạnh, đủ về số lượng, chất lượng ngày càng cao, cơ cấu hợp lý, đáp ứng yêu cầu trước mắt cũng như lâu dài của huyện nói chung, cũng như yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nói chung.

Nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, từ năm 1996 đến năm 2008, Đảng bộ huyện Ba Vì đã chủ động, tích cực vận dụng linh hoạt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, của Tỉnh ủy Hà Tây về công tác cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ, từ đó đưa ra đưa ra chủ trương và biện pháp thực hiện đúng đắn, phù hợp trong xây dựng đội ngũ cán bộ cấp huyện.

Trong những năm từ 1996 đến 2008, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện, công tác xây dựng đội ngũ cán bộ cấp huyện của Ba Vì đã giành được nhiều thành tựu to lớn: Đảng bộ huyện đã có những đổi mới trong nhận thức về cán bộ cấp huyện và công tác cán bộ cấp huyện để đáp ứng với thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH ở Ba Vì; đội ngũ cán bộ cấp huyện được xây dựng ngày

càng vững mạnh, kiện toàn, đồng bộ đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ mới; Đảng bộ huyện đã củng cố, xây dựng được đội ngũ làm công tác cán bộ làm việc có hiệu quả.

Công tác cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ cấp huyện của Đảng bộ huyện Ba Vì đã đạt được nhiều thành tựu, tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế: Công tác quy hoạch cán bộ chất lượng còn thấp, chưa bám sát yêu cầu thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của huyện; việc đào tạo bồi dưỡng cán bộ còn dàn trải, chưa thưc sự gắn với quy hoạch; ý thức tổ chức kỷ luật, rèn luyện, phần đấu, tinh thần trách nhiệm của một bộ phận không nhỏ cán bộ không cao. Một bộ phận cán bộ cấp huyện đã có biểu hiện biến chất về đạo đức, lối sống, lợi dụng chức quyền để làm giàu, lãng phí của công; công tác kiểm tra việc tổ chức thực hiện các nghị quyết, chủ trương của Đảng còn ít, xử lý các vi phạm của cán bộ cấp huyện chưa kịp thời, đùn đẩy, né tránh....Tất cả những hạn chế đó đã làm giảm lòng tin của quần chúng nhân dân vào đội ngũ cán bộ, vào sự lãnh đạo của Đảng và gây ảnh hưởng tới hiệu quả công tác xây dựng đội ngũ cán bộ cấp huyện.

Từ thực tiễn công tác xây dựng đội ngũ cán bộ cấp huyện của Đảng bộ huyện Ba Vì có thể rút ra một số kinh nghiệm: Việc phát hiện, tuyển chọn, đào tạo và sử dụng đội ngũ cán bộ cấp huyện cần xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng của huyện; thực hiện và phát huy phương châm “dân chủ, công khai” trong xây dựng đội ngũ cán bộ cấp huyện; nhiệm vụ cốt yếu trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ cấp huyện là phải chú trọng về phẩm chất chính trị đạo đức, bản lĩnh vững vàng, có trình độ chuyên môn cao, có khả năng công tác tốt; thường xuyên nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, của đội ngũ cán bộ đảng viên đối với việc xây dựng đội ngũ cán bộ cấp huyện. Đó là những nội dung chính mà luận văn đã hoàn thành.

Với những thành tựu đã đạt được, trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm, khắc phục được những hạn chế, tin tưởng rằng công tác xây dựng đội ngũ cán bộ cấp huyện của Đảng bộ huyện Ba Vì sẽ đạt được nhiều thành tựu mới trong thời gian tới, góp phần đưa huyện Ba Vì, cùng với cả nước thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Tây (2005), Các kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh

Hà Tây 1947 – 2005.

2. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Ba Vì (2008), Lịch sử cách mạng huyện Ba

Vì (1954 – 2008), tập 3.

3. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Ba Vì (2010), Đảng bộ huyện Ba Vì từ Đại

hội I đến Đại hội XX (1947 – 2010).

4. Nguyễn Xuân Bách (2008), “Quan điểm quần chúng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ cán bộ”, Tạp chí Xây dựng Đảng, số 5.

5. Hoàng Chí Bảo (2012), “Thực hiện chính sách cán bộ - giải pháp động lực góp phần đẩy lùi suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống”, Tạp chí Tuyên giáo, số 5.

6. Trần Danh Bích (1996), Xây dựng cơ cấu hợp lý đội ngũ cán bộ Quân đội

nhân dân Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới, Luận án Phó tiến sĩ khoa

học quân sự, Học viện Chính trị quân sự, Hà Nội.

7. Đậu Thế Biểu (1996), “Nâng cao đạo đức của cán bộ, đảng viên trong thời kỳ đổi mới”, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 8.

8. Thăng Bình (Quảng Bình) (2001), “Kinh nghiệm từ thực tiễn công tác xây dựng đội ngũ cán bộ huyện”, Tạp chí Tuyên giáo, số 4.

9. Phạm Đình Bộ (2009), “Rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ đảng viên theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh”, Tạp chí Giáo dục lý luận chính trị quân sự, số 5.

10. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb.

Chính trị quốc gia, Hà Nội.

11. Vũ Xuân Chính (2001), “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác sử dụng cán bộ, công chức”, Tạp chí khoa học xã hội, số 6.

12. Huỳnh Xuân Cơ (1995), “Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt các cấp đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị của thời kỳ mới”, Tạp chí Xây dựng Đảng, số 3.

13. Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần

Một phần của tài liệu đảng bộ huyện ba vì lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ cấp huyện từ 1996 den nam 2008 l (Trang 84 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)