Chủ trương của Đảng về công tác xây dựng đội ngũ cán bộ cấp huyện

Một phần của tài liệu đảng bộ huyện ba vì lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ cấp huyện từ 1996 den nam 2008 l (Trang 47 - 53)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.Chủ trương của Đảng về công tác xây dựng đội ngũ cán bộ cấp huyện

2.1.1. Chủ trương của Đảng

Bước sang năm 2001, cùng với nhân dân cả nước, nhân dân huyện Ba Vì đã bước sang một thế kỉ mới với một khí thế mới, thi đua thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ còn lại của Nghị quyết Đại hội VIII và thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX.

Cụ thể hóa quan điểm, mục tiêu chiến lược cán bộ của Nghị quyết Trung ương ba khóa VIII, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng (4 - 2001) xác định: “Xây dựng đội ngũ cán bộ, trước hết là cán bộ lãnh đạo và quản lý ở các cấp vững vàng về chính trị, gương mẫu về đạo đức, trong sạch về lối sống, có trí tuệ, kiến thức và năng lực hoạt động thực tiễn, sáng tạo, gắn bó với nhân dân” [19, tr. 54].

Trong đường lối, chủ trương của Đảng về công tác cán bộ, phải thực hiện đúng nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, đi đôi với phát huy trách nhiệm của các tổ chức và người đứng đầu các tổ chức trong hệ thống chính trị về công tác cán bộ. Làm tốt công tác quy hoạch và tạo nguồn cán bộ. Đánh giá, bồi dưỡng, lựa chon, sử dụng cán bộ trên cơ sở tiêu chuẩn, lấy hiệu quả công tác thực tế và sự tín nhiệm của nhân dân làm thước đo chủ yếu. Đổi mới, trẻ hóa đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý, kết hợp các độ tuổi, bảo đảm tính liên tục, kế thừa và phát triển. Thực hiện chủ trương luân chuyển cán bộ lãnh đạo và quản lý. Xây dựng, chỉnh đốn các học viện, nhà trường và các trung tâm chính trị, nâng cấp

chất lượng và hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Từ nay đến năm 2005, phần lớn cán bộ lãnh đạo chủ chốt từ cấp huyện trở lên học chương trình lý luận cao cấp và có kiến thức, trình độ đại học về một chuyên ngành nhất định. Văn kiện Đại hội IX của Đảng cũng đã xác định nhiệm vụ, giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch có năng lực trên cơ sở: “Hoàn thiện chế độ công vụ, quy chế cán bộ, công chức, coi trọng cả năng lực và đạo đức; bảo đảm tính nghiêm túc, trung thực trong thi tuyển cán bộ, công chức” [19, tr. 135]. Trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, trước hết tập trung và đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý về đường lối, chính sách, về kiến thức và kĩ năng quản lý hành chính nhà nước. Sắp xếp lại đội ngũ cán bộ, công chức theo đúng chức năng, tiêu chuẩn. Định kỳ kiểm tra, đánh giá chất lượng cán bộ, công chức, kịp thời thay thế những cán bộ, công chức yếu kém và thoái hóa. Tăng cường cán bộ cho cơ sở. Đồng thời, có chế độ, chính sách đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ đối với cán bộ xã, phường, thị trấn nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị trong giai đoạn cách mạng mới.

Trên cơ sở cụ thể hóa đường lối Đại hội IX của Đảng, để đưa chủ trương của Đảng vào cuộc sống, Đảng đã đề ra một số nghị quyết cụ thể: Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khóa IX của Đảng (7 - 2002); Kết luận về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 khóa VII, Nghị quyết Trung ương 3,

Nghị quyết Trung ương 7 khóa VIII về công tác tổ chức và công tác cán bộ.

Trong Nghị quyết, Đảng xác định các giải pháp thực hiện công tác cán bộ là: tiếp tục cụ thể hóa, thể chế hóa nguyên tắc Đảng lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ; đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống suy thoái về tư tưởng, đạo đức chính trị, chống tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác; đổi mới việc đánh giá, quy hoạch, bồi dưỡng cán bộ, đặc biệt quan tâm nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý trẻ; làm tốt việc luân chuyển cán bộ, coi đây là giải pháp quan trọng, một khâu đột phá trong công tác cán bộ; đổi mới

và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, kết hợp chặt chẽ việc tinh giảm biên chế hành chính sự nghiệp một cách hợp lý, tăng cường công tác quản lý cán bộ, hoàn thiện quy chế quản lý cán bộ, chế độ phân công, phân cấp cán bộ; thực hiện cải cách cơ bản chế độ tiền lương, coi chính sách tiền lương là chính sách đầu tư cho con người, cho phát triển kinh tế - xã hội và là giải pháp hạn chế những tiêu cực và tham nhũng trong đội ngũ cán bộ; xây dựng và triển khai chương trình nghiên cứu khoa học và tổng kết thực tiễn về công tác tổ chức, làm căn cứ hoàn thiện hệ thống chính trị ở nước ta trong thời kỳ mới. Đảng cần đổi mới phương thức lãnh đạo đối với công tác tổ chức và cán bộ trong hệ thống chính trị để tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội IX của Đảng.

Tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH đất nước đi đến thắng lợi, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng (4 - 2006) xác định phương hướng và mục tiêu trong công tác cán bộ: “Tiếp tục đổi mới đồng bộ các khâu của công tác cán bộ, tạo chuyển biến cơ bản, vững chắc trong công tác cán bộ; xây dựng đội ngũ cán bộ, đặc biệt là cán bộ cấp chiến lược, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, thật sự vì Đảng, vì dân, có bản lĩnh và trí tuệ” [21, tr. 280 ]. Đặc biệt, những cán bộ đó phải đi đầu trong công tác và gương mẫu trong đạo đức lối sống, bảo đảm tính kế thừa và phát triển; xây dựng và thực hiện chính sách phát triển nhân tài đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh CNH, HĐN đất nước.

Đại hội X của Đảng xác định nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục đổi mới công tác cán bộ: “Xây dựng đội ngũ cán bộ đồng bộ, có cơ cấu hợp lý, chất lượng tốt, xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo kế tiếp vững vàng. Chú ý đào tạo cán bộ nữ, cán bộ dân tộc thiểu số, cán bộ xuất thân từ công nhân, chuyên gia trên các lĩnh vực; bồi dưỡng nhân tài theo hướng quy hoạch” [21, tr. 136].

Mục tiêu chung xây dựng đội ngũ cán bộ là: có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức, lối sống lành mạnh, không quan liêu, tham nhũng, lãng phí,

kiên quyết đấu tranh chống quan lieu, tham nhũng, lãng phí, có tư duy đổi mới, sáng tạo, có kiến thức chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đấy mạnh CNH, HĐH; có tinh thần đoàn kết, hợp tác, ý thức tổ chức kỷ luật cao và phong cách làm việc khoa học, tôn trọng tập thể, gắn bó với nhân dân, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Đội ngũ cán bộ phải đồng bộ, có tính kế thừa và phát triển, có số lượng và cơ cấu hợp lý. Nhiệm vụ quan trọng nhất là: “Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, trước hết là cán bộ lãnh đạo cấp chiến lược và người đứng đầu tổ chức các cấp, các ngành trong hệ thống chính trị” [21, tr. 293]. Đại hội cũng đã xác định đây là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, trước hết là của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, cần có kế hoạch chu đáo, giải pháp đồng bộ, cụ thể, có hiệu lực để thực hiện. Quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ các dân tộc thiểu số, cán bộ xuất thân từ công nhân, từ con em những gia đình có công với cách mạng.

Quán triệt và thực hiện đúng nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, đồng thời đề cao trách nhiệm của các tổ chức trong hệ thống chính trị và người đứng đầu tổ chức. Cấp ủy, tổ chức đảng có thẩm quyền phải chủ trì và chịu trách nhiệm về công tác tổ chức cán bộ theo đúng nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể quyết định; xác định rõ trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác cán bộ. Có chính sách, quy chế tôn vinh những người có công; bố trí sử dụng đúng những người có năng lực, hết lòng vì dân, vì nước; khuyến khích những người năng động, sáng tạo, có sáng kiến, có ý tưởng mới.

Mở rộng và phát huy dân chủ, thực hiện công khai, minh bạch trong công tác cán bộ. Các cấp ủy cần coi trọng việc đánh giá cán bộ; căn cứ vào tiêu chuẩn, sự tín nhiệm, xem xét giới thiệu để bầu cử, hoặc bổ nhiệm những người thực sự có đức, có tài, có tâm huyết với đất nước vào các chức vụ trong

cơ quan nhà nước các cấp, không phân biệt người ngoài Đảng hay trong Đảng; khắc phục những biểu hiện cá nhân, cục bộ, thiếu dân chủ, không công tâm, nể nang, tùy tiện trong công tác cán bộ.

Đổi mới và hoàn thiện chế độ bầu cử, thực hiện bầu cử có số dư, mở rộng quyền ứng cử và tiến cử, giới thiệu nhiều phương án nhân sự trong bầu cử và bổ nhiệm cán bộ. Thực hiện tốt các cơ chế tuyển chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, quản lý, giám sát cán bộ sau bầu cử, bổ nhiệm; các quy định về quyền hạn, trách nhiệm người đứng đầu của các thành viên trong tập thể lãnh đạo, của cơ quan sử dụng cán bộ và cơ quan tham mưu trong công tác cán bộ. Đổi mới và thực hiện tốt chế độ bỏ phiếu tín nhiệm, cho từ chức, thôi chức, miễn chức và cách chức đối với những cán bộ phạm khuyết điểm hoặc không hoàn thành nhiệm vụ; thực hiện cơ chế đảng viên và nhân dân tham gia giám sát cán bộ và công tác cán bộ. Mở rộng phân cấp quản lý đi đôi với tăng cường kiểm tra công tác cán bộ.

Đổi mới mạnh mẽ, triển khai đồng bộ các khâu đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, bố trí, sử dụng, xây dựng và thực hiện chính sách cán bộ. Đánh giá cán bộ phải công khai, minh bạch, khách quan, toàn diện và công tâm, lấy hiệu quả hoàn thành nhiệm vụ chính trị làm thước đo phẩm chất và năng lực cán bộ. Đánh giá cán bộ lãnh đạo phải căn cứ vào hiệu quả công tác, khả năng đoàn kết, quy tụ, phát huy sức mạnh của tập thể, tạo ra sự tiến bộ và kết quả cụ thể trong ngành, lĩnh vực, địa phương, đơn vị mình phụ trách; không tham nhũng, lãng phí, quan lieu và kiên quyết chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu. Không bổ nhiệm, đề bạt những người không đủ phẩm chất, năng lực; khoan dung những người thành thật nhận và sửa chữa sai lầm, khuyết điểm. Tiếp tục cải cách chế độ tiền lương; thực hiện tốt chính sách đối với cán bộ lão thành cách mạng, cán bộ tiền khởi, cán bộ hưu trí.

Xây dựng và thực hiện chính sách phát triển và trọng dụng nhân tài, thu hút nhân tài vào những lĩnh vực quan trọng, không phân biệt trong Đảng hay ngoài Đảng. Đảng tiếp tục thực hiện chủ trương, chính sách khuyến khích đưa cán bộ, học sinh, sinh viên có đạo đức và triển vọng đi đào tạo ở nước ngoài, làm tốt công tác quản lý, giáo dục và sử dụng sau đào tạo.

Cụ thể hóa chủ trương của Đảng, Đại hội đại biểu lần thứ XIII (12 –

2000) Đảng bộ Hà Tâyđã đề ra chủ trương trong công tác cán bộ là nâng cao

phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ công chức; đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức với chương trình, nội dung sát hợp. Thanh lọc những kẻ tham nhũng, vô trách nhiệm, không đủ năng lực.

Trong 3 năm 2002, 2003 và 2004, Tỉnh ủy đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị tư tưởng, tổ chức quán triệt, học tập nghị quyết hội nghị Trung ương, chính sách pháp luật của Nhà nước, công tác bồi dưỡng, đào tạo cán bộ, trong đó có cuộc thi “Truyền đạt Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX” do Ban Văn hóa - Tư tưởng Trung ương tổ chức. Bên cạnh đó, Tỉnh ủy còn chỉ đạo các cấp ủy thực hiện nghiêm túc cuộc vận động xây dựng chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 3 (khóa VII), Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) khóa VIII, thực hiện Quy định số 19 – QĐ/TW của Bộ Chính trị về những điều đảng viên không được làm.

Năm 2005, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tổ chức hội nghị cán bộ chủ chốt huyện và cán bộ chủ chốt xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh để rút kinh nghiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành ở cơ sở. Đây là một chủ trương đúng đắn nhằm nâng cao năng lực tổ chức và trách nhiệm của đội ngũ cán bộ chủ chốt huyện, xã, phường, thị trấn.

Ngày 16 – 5 - 2006, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ra Nghị quyết số 07 – NQ/TU về tuyển dụng sinh viên là người Hà Tây đã tốt nghiệp các trường đại

học hệ chính quy chưa có việc làm để bổ sung cho đội ngũ cán bộ, công chức ở các cấp.

Ngày 25 – 7 - 2006, Tỉnh ủy họp hội nghị lần thứ 4 đã ra Nghị quyết số 09 – NQ/TU về đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tư tưởng; Nghị quyết số 10 – NQ/TU về nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng. Đặc biệt là Nghị quyết số 11 – NQ/TU về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác cán bộ đến năm 2010 và những năm tiếp theo. Tỉnh ủy còn ra Nghị quyết về công tác cán bộ nữ.

Một phần của tài liệu đảng bộ huyện ba vì lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ cấp huyện từ 1996 den nam 2008 l (Trang 47 - 53)