7. Kết cấu của luận văn
2.2.1. Thực hiện quy hoạch và luân chuyển cán bộ
Để thực hiện có hiệu quả chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện trong sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn hiện nay và trong tương lai, đòi hỏi Ba Vì phải có một đội ngũ cán bộ cấp huyện có trình độ năng lực chuyên môn giỏi và phẩm chất đạo đức trong sáng, đáp ứng yêu cầu công cuộc xây dựng địa phương.
Theo khảo sát, điều tra năm 2002, đội ngũ cán bộ cấp huyện ở Ba Vì còn nhiều vấn đề cần quan tâm:
Bảng2.1: Phân tích lứa tuổi, giới tính đội ngũ cán bộ cấp huyện Ba Vì năm 2002 (Đơn vị: người) Cán bộ chính quyền Cán bộ khối Đảng Cán bộ khối Đoàn thể Tổng số 48 26 42 Trong đó: + Đảng viên 48 26 42 + Phụ nữ 6 8 3 + Dân tộc ít người 7 4 1 Phân tích tổng số theo Tuổi đời Các chỉ tiêu Chức danh cán bộ
- Từ 18 đến 35 tuổi 1 2 4
- Từ 36 đến 45 tuổi 7 6 12
- Từ 46 đến 55 tuổi 38 13 20
- Từ 56 đến 60 tuổi 2 5 9
Nguồn: Lưu trữ tại văn phòng Huyện ủy Ba Vì, 2002
Từ số liệu bảng trên ta thấy:
- Về cơ cấu giới tính: số cán bộ nữ là 17/116 chiếm 14,7%, với tỷ lệ trên thì số cán bộ nữ chiếm tương đối ít. Điều đó phần nào ảnh hưởng đến việc chỉ đạo hoạt động quản lý trên địa bàn huyện. Hạn chế này không phải do phụ nữ không có trình độ chuyên môn và năng lực lãnh đạo. Thực chất những năm gần đây, số lượng cán bộ nữ của huyện tăng lên nhưng do hạn chế về quan niệm và suy nghĩ về nữ giới trong một số cán bộ huyện nên cán bộ nữ làm lãnh đạo và công tác quản lý còn hạn chế. Trong thời gian qua, huyện Ba Vì có số lượng nam giới rời huyện đi làm ăn xa ở các tỉnh khác nhiều hơn so với số lao động nữ. Như vậy, nếu số cán bộ nữ tăng thì sẽ giúp cho cán bộ có thể đi sâu nắm bắt tâm tư nguyện vọng của quần chúng, động viên quần chúng tích cực trong lao động sản xuất.
- Về cơ cấu độ tuổi:
Số cán bộ từ 18 đến 35 tuổi là 7 chiếm 6,0% Số cán bộ từ 36 tuổi đến 45 tuổi là 25 chiếm 21% Số cán bộ từ 46 đến 55 tuổi là 71 chiếm 61,2% Số cán bộ từ 56 đến 60 tuổi là 16 chiếm 12,7%
Nhìn vào cơ cấu độ tuổi trên ta thấy: số cán bộ từ 46 đến 55 tuổi chiếm đa số. Đây là cơ cấu cán bộ già, không phù hợp trong việc sắp xếp, quy hoạch cán bộ ở huyện trong thời gian tới. Số lượng cán bộ trẻ còn thấp nên khó để tiếp cận trình độ khoa học kỹ thuật mới, hiện đại. Việc đổi mới cách nghĩ, cách làm nhằm xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện theo
hướng CNH, HĐH cũng gặp khó khăn. Do đó, để đảm bảo xây dựng đội ngũ cán bộ kế cận ngày càng có độ tuổi trẻ hơn phải có chiến lược quy hoạch, đào tạo, rèn luyện từ rất sớm, đặc biệt phải chú ý đến công tác phát hiện, tuyển chọn để đào tạo, bồi dưỡng nguồn cán bộ kế cận về sau.
Trước thực trạng đó, Đảng bộ huyện Ba Vì đã chỉ đạo: song song với việc thực hiện có nề nếp quy hoạch cán bộ hàng năm cần có kế hoạch quy hoạch cán bộ dự bị tầm xa, dài hạn nhằm phát hiện, đào tạo, chủ động chuẩn bị một đội ngũ cán bộ trẻ, vững vàng về kiến thức và năng lực, đồng bộ, bảo đảm tính kế thừa và phát triển, bảo đảm sự chuyển tiếp vững chắc giữa các thế hệ cán bộ lãnh đạo và quản lý của huyện. Nguồn cán bộ dự bị dài hạn, chú ý quy hoạch dưới 30 tuổi. Trong việc tuyển chọn, quy hoạch phải đảm bảo cơ cấu nữ thích đáng, chiếm từ 25 – 30%.
Để thực hiện chủ trương trên, Đảng bộ huyện một mặt chăm lo tới đội ngũ cán bộ cấp huyện đang công tác, một mặt tạo điều kiện cho những sinh viên giỏi, khá tốt nghiệp ở các trường đại học về địa phương công tác. Từ đó đào tạo, bồi dưỡng thành những cán bộ trẻ có năng lực sẵn sàng là đội ngũ cán bộ kế cận.
Đảng bộ huyện luôn quan tâm tới cơ cấu trong từng phòng ban, vừa có cán bộ cũ, vừa có cán bộ mới, vừa có cán bộ già, vừa có cán bộ trẻ để tránh hụt hẫng.
Thực hiện chỉ thị 23 của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Huyện ủy đã chỉ đạo Ban Tổ chức Huyện ủy rà soát toàn bộ hồ sơ cán bộ theo phân cấp quản lý và phục vụ tốt công tác nhân sự cho bầu cử HĐND, Đại hội Đảng và đoàn thể, đề bạt cán bộ lãnh đạo cho các ngành, các cấp.
Thực hiện sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, năm 2003 Huyện ủy Ba Vì đã hoàn thành quy hoạch lãnh đạo đến năm 2005 và những năm tiếp thep. Tiến hành bổ nhiệm mới, bổ nhiệm lại 16 đồng chí trưởng, phó phòng ban, đoàn thể
huyện, 12 đồng chí hiệu trưởng, hiệu phó các trường học của ngành giáo dục – đào tạo.
Năm 2004, cùng với việc tập trung lãnh đạo thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, ngay từ giữa tháng 1 - 2004 HĐND huyện Ba Vì đã chuẩn bị công tác bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp. Đến tháng 5 - 2004, đã bầu 43 đồng chí vào HĐND huyện. Trong kỳ họp đầu tiên HĐND đã bầu các chức danh chủ chốt: Đồng chí Đỗ Văn Quang, Phó Bí thư thường trực Huyện ủy được bầu làm Chủ tịch HĐND huyện; Đồng chí Nguyễn Văn phúc, Phó Bí thư huyện ủy được bầu làm Chủ tịch UBND huyện.
Trong 2 năm 2004, 2005, công tác nhân sự của huyện Ba Vì có nhiều biến động. Tháng 7 - 2004, đồng chí Đỗ Văn Quang - Chủ tịch HĐND huyện được điều lên tỉnh làm Phó Giám đốc Sở Công nghiệp tỉnh Hà Tây. Tháng 10 - 2004, đồng chí Hà Xuân Hưng, Thường vụ Huyện ủy – Phó Chủ tịch UBND huyện được bầu là Phó Bí thư thường trực Huyện ủy. Tháng 4 - 2005, đồng chí Nguyễn Đức Kiên, Bí thư Huyện ủy nghỉ hưu. Các đồng chí: Nguyễn Văn Phúc được bầu làm Bí thư Huyện ủy kiêm Chủ tịch UBND huyện, đồng chí Hà Xuân Hưng được bầu làm Chủ tịch HĐND huyện. Tháng 5 - 2005, đồng chí Hoàng Công Thành, chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự huyện được bầu bổ sung vào Ban Thường vụ Huyện ủy.
Đảng bộ huyện đã thực hiện nghiêm túc kế hoạch số 17 của Ban tổ chức Trung ương và kế hoạch số 22 của Tỉnh ủy Hà Tây về thực hiện xây dựng quy hoạch cán bộ quản lý, lãnh đạo, Huyện ủy đã xây dựng kế hoạch để triển khai chỉ đạo thực hiện, đã xây dựng xong quy hoạch cán bộ Tỉnh và huyện quản lý. Đến tháng 8 - 2008, Huyện Ba Vì có tổng số 176 cán bộ cấp huyện, trong đó có: 15 đồng chí nữ; tuổi đời bình quân là 40,5 tuổi. Các chức danh quy hoạch là Bí thư, Phó Bí thư Huyện ủy; Chủ tịch, Phó Chủ tịch
HĐND, UBND; Thường vụ, ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ huyện và trưởng phó các ban, ngành, đoàn thể.
Về luân chuyển cán bộ, Đảng bộ cũng đã chỉ đạo: cán bộ lâu nay chỉ công tác ở một ngành thì phải có sự luân chuyển sang một ngành khác hay xuống cơ sở như Bí thư, Chủ tịch của một xã. Ngược lại nếu cán bộ đã công tác ở cơ sở có bề dày kinh nghiệm lãnh đạo toàn diện thì luân chuyển lên một ngành, một cơ quan tổng hợp cấp trên có điều kiện tiếp cận công việc ở tầm rộng hơn. Số cán bộ được luân chuyển là cán bộ cấp huyện được luân chuyển về cấp xã, thị trấn. Cán bộ cấp xã, thị trấn được luân chuyển về huyện. Cán bộ cấp huyện được luân chuyển đến các đơn vị của cấp huyện khác. Trên cơ sở quy hoạch cán bộ, huyện sẽ lên danh sách, rà soát và tiến hành chuyển một số đồng chí cán bộ trẻ, có triển vọng phát triển tốt về làm bí thư, chủ tịch UBND các xã, thị trấn trọng điểm nhằm chuẩn bị nhân sự cho Ban Chấp hành Đảng bộ cấp mình nhiệm kỳ tới và các nhiệm kỳ tiếp theo.
Đảng bộ huyện chỉ đạo lập danh sách cán bộ điều động, luân chuyển trong đó ghi rõ chức danh hiện tại, chức vụ nơi đến, có biện pháp bồi dưỡng cụ thể đối với từng cán bộ. Đồng thời, trước khi quyết định điều động, luân chuyển cán bộ, lãnh đạo Huyện gặp gỡ cán bộ nói rõ mục đích, sự cần thiết của việc điều động luân chuyển để nghe cán bộ phát biểu, đề xuất ý kiến, trao đổi với cơ quan, đơn vị nơi cán bộ đến và đi. Mọi tổ chức, cơ quan, cá nhân phải nghiêm chỉnh chấp hành quyết định điều động luân chuyển.
Thực hiện Nghị quyết số 11 – NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 02 – NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tây, năm 2003 Ban Thường vụ Huyện ủy Ba Vì đã tổ chức triển khai công tác luân chuyển cán bộ lãnh đạo và quản lý. Trong năm, Tỉnh đã điều động và bổ nhiệm một đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện Ba Vì giữ chức Phó Giám đốc Sở Công nghiệp tỉnh
Hà Tây. Đối với cán bộ diện Ban Thường vụ Huyện ủy quản lý đã điều động và bổ nhiệm 3 đồng chí Phó văn phòng Huyện ủy, UBND huyện và Phó ban tổ chức nhận công tác mới; Điều chuyển và bổ nhiệm 8 đồng chí hiệu trưởng các trường Trung học cơ sở và tiểu học. Quy trình thực hiện điều động, bổ nhiệm, luân chuyển đều được tiến hành nghiêm túc, dân chủ, công khai. Các đồng chí cán bộ được điều động, luân chuyển đều phấn khởi, yên tâm công tác, góp phần tích cực vào việc hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị.
Tại kỳ họp HĐND tháng 1 - 2006 đồng, chí Nguyễn Văn Phúc – Bí thư Huyện ủy được bầu làm Chủ tịch HĐND huyện; đồng chí Hà Xuân Hưng – Phó Bí thư được bầu làm Chủ tịch UBND huyện.
Tháng 8 - 2006, đồng chí Nguyễn Văn Phúc được điều chuyển về tỉnh làm Phó Chủ tịch HĐND tỉnh.
Ngày 8 - 8 - 2006, Thường vụ Tỉnh ủy ra quyết định số 86 điều động đồng chí Hoàng Thanh Vân – Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch Hội nông dân tỉnh về làm Bí thư Huyện ủy Ba Vì.
Năm 2006, Huyện ủy đã xây dựng kế hoạch và tổ chức luân chuyển cán bộ, kết hợp với bổ sung quy hoạch. Huyện đã điều động, luân chuyển 02 đồng chí Phó ban Đảng về làm Bí thư Đảng ủy cơ sở; tiếp nhận 03 đồng chí về cơ quan Huyện ủy; bầu bổ sung 01 Bí thư, 01 Phó Bí thư, 01 ủy viên Ban Thường vụ, 02 Phó Chủ tịch huyện và đề bạt 02 trưởng phòng, ban, 10 phó phòng, ban huyện.
Năm 2007, Huyện ủy đã quy hoạch 88 đồng chí vào Ban Chấp hành Đảng bộ huyện; 98 đồng chí trưởng, phó, ban, ngành, đoàn thể, Mặt trận Tổ quốc cấp huyện; 170 đồng chí vào các chức danh chủ chốt xã, thị trấn; 449 đồng chí hiệu trưởng, hiệu phó các trường Trung học cơ sở, tiểu học, mầm non và 174 đồng chí Bí thư, phó bí thư chi, Đảng bộ khối cơ quan. Huyện đã
điều động, luân chuyển 02 đồng chí cấp ủy viên huyện về làm Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch ở cơ sở (xã Đồng Thái, Tản Hồng); 01 đồng chí Bí thư Đảng ủy xã lên làm phó Chủ tịch Hội nông dân; đề bạt, bổ nhiệm 05 trưởng, phó phòng ban huyện, 04 hiệu trưởng, 09 hiệu phó.
Từ năm 2001 – 2008, Đảng bộ huyện đã thực hiện nghiêm túc công tác đánh giá, quy hoạch cán bộ. Đã bổ nhiệm lại 319 cán bộ, bầu 698 chức danh cán bộ lãnh đạo, trong đó điều động, luân chuyển 83 cán bộ lãnh đạo, quản lý, đảm bảo đúng quy trình, tiêu chuẩn, phát huy được sở trường, năng lực của cán bộ.