Đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ cán bộ

Một phần của tài liệu đảng bộ huyện ba vì lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ cấp huyện từ 1996 den nam 2008 l (Trang 66 - 72)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.2. Đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ cán bộ

Ở huyện Ba Vì, công tác cán bộ và việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ được quan tâm đúng mức và diễn ra liên tục. Tất cả các cán bộ giữ chức vụ lãnh đạo đều có trình độ về quản lý Nhà nước, về lý luận chính trị từ trung cấp trở lên và được đào tạo, bồi dưỡng theo đúng chuyên môn nghiệp vụ mà họ đang đảm nhiệm. Đó là mục tiêu mà Đảng bộ huyện Ba Vì đề ra trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ. Một số cán bộ chuyển công tác, đều được cử theo học bồi dưỡng chuyên môn cho phù hợp với công việc mới… Tuy vậy, trong thời gian đào tạo cũng không ảnh hưởng đến chất lượng công tác của cán bộ. Hết thời gian đào tạo, bồi dưỡng, cán bộ được cấp chứng chỉ. Căn cứ vào trình độ đào tạo và khả năng thực hiện công việc, cán bộ có thể được xét duyệt, bố trí vào vị trí công tác mới cao hơn và thay đổi ngạch bậc lương.

Hàng năm, huyện đều yêu cầu phải báo cáo chất lương đội ngũ cán bộ, công chức, thể hiện bằng cấp, chứng chỉ, chứng nhận về các lĩnh vực văn hoá, lý luận chính trị, quản lý Nhà nước, ngoại ngữ, tin học, từ đó thấy được nhu cầu phải đào tạo, bồi dưỡng.

Bảng 2.2: Phân tích trình độ của đội ngũ cán bộ cấp huyện Ba Vì năm 2002 (Đơn vị: người) Cán bộ chính quyền Cán bộ khối Đảng Cán bộ khối Đoàn thể Tổng số 48 26 42 Phân tích tổng số theo: 1. Trình độ giáo dục phổ thông Tiểu học 0 0 0 Trung học cơ sở 2 1 0 Trung học phổ thông 46 25 42 2. Trình độ chuyên môn kỹ thuật

Công nhân kĩ thuật,

công nhân nghiệp vụ 5 10 0

Trung học chuyên nghiệp 3 3 0 Cao đẳng 1 1 2 Đại học 35 21 40 Thạc sĩ 4 0 0 Tiến sĩ 0 0 0 3. Trình độ lý luận chính trị Sơ cấp 0 1 2 Trung cấp 21 16 34 Các chỉ tiêu Chức danh cán bộ

Cao cấp, cử nhân 27 9 6

4. Đã được bồi dưỡng

Quản lý kinh tế 20 8 14 Quản lý nhà nước 48 18 42 Kiến thức quốc phòng 48 19 25 5. Ngoại ngữ Trình độ A 0 Trình độ B 10 2 15 Trình độ C trở lên 4 6. Tin học Trình độ A Trình độ B 37 25 42 Trình độ C trở lên

Nguồn: Lưu trữ tại văn phòng Huyện ủy Ba Vì, 2002

Từ bảng số liệu trên cho thấy:

Về trình độ chuyên môn: Công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ là 06 đồng chí chiếm 5,2%; Trung học chuyên nghiệp là 06 đồng chí chiếm 5,2%; Cao đẳng là 04 đồng chí chiếm 3,4%; Đại học là 95 đồng chí chiếm 82%; Thạc sĩ là 04 đồng chí chiếm 3,4%.

Về trình độ chính trị: Sơ cấp là 03 đồng chí chiếm 2,5%; Trung cấp là 71 đồng chí chiếm 61,2%; Cao cấp, cử nhân là 42 đồng chí chiếm 36,2%

Về trình độ ngoại ngữ tin học: Trình độ A không có đồng chí nào, trình độ B là 27 đồng chí chiếm 23,3%, trình độ C là 4 đồng chí chiếm 3,4%.

Về trình độ tin học có 104 đồng chí trình độ B chiếm 89,6%.

Về bồi dưỡng chương trình quản lý Nhà nước: có 42 đồng chí học chương trình quản lý kinh tế chiếm 36,2%; có 108 đồng chí đã học về quản lý Nhà nước chiếm 93,1%; có 92 đồng chí đã học kiến thức quốc phòng chiếm 78,3%.

Như vậy, số cán bộ hầu hết đều có trình độ đại học trở lên, được đào tạo, bồi dưỡng về quản lý kinh tế, quản lý nhà nước và kiến thức quốc phòng. Điều này giúp cho việc chỉ đạo chuyên môn cũng như khả năng tổ chức, tập hợp quần chúng trong các hoạt động kinh tế - xã hội của huyện được thực hiện tốt. Tuy nhiên, trình độ ngoại ngữ và tin học của cán bộ còn thấp, làm hạn chế khả năng đối ngoại của cán bộ cấp huyện.

Đảng bộ huyện Ba Vì nhận thức rõ: học tập là quyền lợi và nghĩa vụ của cán bộ, đảng viên. Thực hiện chế độ học tập bắt buộc nhằm nâng cao trình độ mọi mặt, đảm bảo sự thống nhất về chính trị và tư tưởng trong toàn bộ đội ngũ cán bộ là cần thiết. Dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy và sự quản lý, điều hành của UBND huyện, vấn đề đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo về chính trị, năng lực quản lý nhà nước, chuyên môn nghiệp vụ…trong những năm qua luôn được quan tâm, chú trọng. Đây là vấn đề thường xuyên, liên tục và cần thiết. Quan điểm của Đảng bộ huyện là 100% cán bộ cấp huyện phải được đào tạo để có trình độ đại học, phải qua lớp quản lý nhà nước và có trình độ từ trung cấp chính trị trở lên.

Ngày 12 – 9 - 2004, UBND huyện đã ra Quyết định số 46 – QĐ/HU về việc ban hành quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, kèm theo quyết định là quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức. Theo quy định thì việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức phải căn cứ vào tiêu chuẩn chức danh, tiêu chuẩn nghiệp vụ của từng ngạch công chức, quy hoạch xây dựng đội ngũ cán bộ và nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của cơ quan, đơn vị. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng phải thiết thực để tạo điều kiện cho cán bộ, công chức hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

+ Đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị; cập nhật chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước; bồi dưỡng về kiến thức quản lý Nhà nước.

+ Đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ kỹ năng nghề nghiệp

+ Đào tạo, bồi dưỡng về tin học, ngoại ngữ theo yêu cầu để đáp ứng được đòi hỏi của công việc.

Đảng bộ huyện đã chỉ đạo cho Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, trước hết là cán bộ cấp huyện. Nội dung bồi dưỡng: lý luận chính trị Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà nước; bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ công tác cho cán bộ Đảng, cán bộ chính quyền và các đoàn thể chính trị; bồi dưỡng theo yêu cầu của công tác đối với cán bộ lãnh đạo chủ chốt của , xã, phường, thị trấn....

Để đảm bảo chất lượng, Trung tâm đã liên hệ, phối hợp với giảng viên các khoa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh của các trường đại học ở Hà Nội về Trung tâm trực tiếp giảng dạy. Huyện còn cử cán bộ chủ chốt của huyện đi học các lớp bồi dưỡng của tỉnh tổ chức và các trường trung ương sau đó về phổ biến cho đội ngũ cán bộ của huyện và cơ sở.

Từ sau Đại hội Đảng bộ, công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ, đảng viên có chuyển biến tích cực. Trong năm 2002, Huyện đã thực hiện được 16 chương trình huấn luyện, tổ chức 43 lớp học với 23.402 học viên, trong đó trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện mở 33 lớp học; Ban tuyên giáo Huyện ủy mở 10 lớp học. Trong năm 2006, Huyện đã mở 01 lớp học Đại học tại chức cho 60 đồng chí cán bộ của huyện. Năm 2007, Trung tâm bồi dưỡng chính trị đã mở 02 lớp bồi dưỡng đảng viên mới và 01 lớp học bồi dưỡng trung cấp lý luận chính trị cho cán bộ.

Năm 2008, Huyện đã mở được 47 lớp học với 5.532 học viên, gồm 17 chương trình đào tạo. Mở 01 lớp học Trung cấp kế toán ngân sách xã với 102 học viên, 01 lớp Đại học quản lý xã hội với 142 học viên, 01 lớp trung cấp lý luận chính trị với 110 học viên; cử 03 cán bộ đi học Cao cấp lý luận chính trị, đại học các chuyên ngành, 02 cán bộ đi học thạc sỹ.

Kết quả đến tháng 6 năm 2008, trong tổng số 176 cán bộ cấp huyện có trình độ như sau:

Bảng 2.3: Trình độ của đội ngũ cán bộ cấp huyện Ba Vì năm 2006

Trình độ giáo dục phổ thông THCS 3/176 1,7% THPT 173/176 98,2% Trình độ chuyên môn nghiệp vụ Trung cấp 6/176 3,4% Cao đẳng 3/176 1,7% Đại học 159/176 90,3% Thạc sỹ 8/176 4,5% Trình độ lý luận chính trị Sơ cấp 1/176 0,5% Trung cấp 169/176 96% Cao cấp, cử nhân 11/176 6,25% Đã qua bồi dưỡng Quản lý Nhà nước 157/176 89,2% Quản lý kinh tế 52/176 29,5% Kiến thức quốc phòng 143/176 81,2% Ngoại ngữ Trình độ B 32/176 18,1% Tin học Trình độ B 131/176 74,4%

Nguồn: Lưu trữ tại văn phòng Huyện ủy Ba Vì, 2006.

Việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ người dân tộc, cán bộ nữ thường xuyên được coi trọng. Đội ngũ này luôn được đào tạo, bồi dưỡng về lý luận, chuyên môn, nghiệp vụ, nêu cao tinh thần trách nhiệm, phấn đấu học tập rèn luyện để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Trên cơ sở đã đạt được, Đảng bộ huyện tiếp tục sắp xếp, kiện toàn lại cơ cấu cán bộ cấp huyện hợp lý hơn, đảm bảo phù hợp với khối lượng và chất lượng công việc, nhiệm vụ cụ thể của từng ban, ngành, đơn vị .

Một phần của tài liệu đảng bộ huyện ba vì lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ cấp huyện từ 1996 den nam 2008 l (Trang 66 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)