CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2011 – 2013 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014
Tuy công ty bảo hiểm quân đội Cần Thơ đi vào hoạt động chưa lâu nhưng cũng đã mang lại những kết quả khả quan. Để biết được tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2011 – 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 chúng ta cần phân tích Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Từ đó, chúng ta có thể tìm hiểu về thực trạng bán hàng của công ty.
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tình hình và kết quả kinh doanh của đơn vị qua một kỳ kế
toán. Nó phản ánh toàn bộ giá trị và sản phẩm, dịch vụ mà đơn vị đã thực hiện trong kỳ và phần chi phí tương xứng tạo nên kết quả đó.
Giám Đốc Phòng kinh doanh 3 Phòng kinh doanh 2 Phòng kinh doanh 1 Phòng kế toán tổng hợp
33
Kết quả kinh doanh của đơn vị là chi tiêu phản ánh hiệu quả của toàn bộ quá trình hoạt động kinh doanh khi chịu sự tác động của nhiều nhân tố.
Qua bảng 3.1 cho thấy doanh thu của công ty đều tăng qua các năm và xu hướng tiếp tục tăng vào năm 2014. Cụ thể vào năm 2011, doanh thu đạt 5.911,92 triệu đồng thì đến năm 2012 doanh thu là 6.871,46 triệu đồng tăng 959,54 triệu đồng tương đương 16,2%. Đến năm 2013 doanh thu tiếp tục tăng lên mốc 7.780,84 triệu đồng, đạt tốc độ tăng là 13,2%. Xét riêng 6 tháng đầu năm 2014 ta thấy tình hình kinh doanh của công ty có nhiều tín hiệu tốt khi doanh thu đạt 5.528,06 triệu đồng tăng đến 32,8% so với cùng kì năm 2013. Mặc dù doanh thu của công ty còn khá khiêm tốn so với các đối thủ trong khu vực nhưng vì đây chỉ là công ty thành viên trực thuộc Tổng công ty bảo hiểm Quân Đội, nguồn vốn còn hạn chế và mới đi vào hoạt động nên chưa thể theo kịp các công ty khác. Nhưng doanh thu của công ty đều tăng qua các năm chứng tỏ công ty đang hoạt động hiệu quả và từng bước phát triển.
Tuy doanh thu có tăng nhưng chi phí mà công ty bỏ ra để kinh doanh cũng không hề nhỏ. Cụ thể vào năm 2011 tổng chi phí là 5.454,53 triệu đồng, đến năm 2012 chi phí giảm 208,55 triệu đồng tương đương 3,8%. Nguyên nhân là do năm 2011 lạm phát tăng cao ảnh hưởng đến thị trường, doanh nghiệp phải bỏ ra nhiều chi phí để kinh doanh. Đến năm 2012 lạm phát được kiềm chế công ty cũng giảm được những chi phí không cần thiết. Chi phí tiếp tục tăng vào năm 2013 khi đạt mốc 6.434,47 triệu đồng tăng 22,7% so với năm 2012. So với 6 tháng đầu năm 2013 thì 6 tháng đầu năm nay chi phí của công ty tăng 925,92 triệu đồng, vì khi doanh thu tăng thì chi phí bỏ ra cũng tăng theo.
Trang 34 Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2011 đến 6 tháng 2014
ĐVT: triệu đồng
CHỈ TIÊU
NĂM
CHÊNH LỆCH CHÊNH LỆCH CHÊNH LỆCH
2012/2011 2013/2012 6 tháng đầu 2014/2013 2011 2012 2013 6 tháng đầu 2013 6 tháng đầu 2014 Tuyệt đối % Tuyệt đối % Tuyệt đối % Doanh thu 5.911,92 6.871,46 7.780,84 4.161,65 5.528,06 959,54 16,2 909,38 13,2 1.366,41 32,8 Chi phí 5.454,53 5.245,98 6.434,47 3.645,25 4.571,17 -208,55 -3,8 1.188,49 22,7 925,92 25,4 Lợi nhuận 457,39 1.625,48 1.346,37 516,40 956,89 1.168,09 255,4 -279,11 -17,2 440,49 85,3
Trang 35
Do đặc thù của ngành bảo hiểm, công ty tốn khá nhiều chi phí cho việc chi hoa hồng cho đại lý, chi cho khoản bồi thường và nhiều nhiều chi phí khác nên lợi nhuận không cao lắm nhưng vẫn tăng trưởng qua các năm. Cụ thể năm 2011 lợi nhuận chỉ đạt 457,39 triệu đồng, do mới kinh doanh không lâu công ty còn tốn nhiều chi phí để đảm bảo kinh doanh. Nhưng đến năm 2012 con số này đã tăng lên đến 1.625,48 triệu đồng tương đương khoảng 255,4%. Một phần do doanh thu tăng lên và cũng do chi phí năm này bỏ ra ít hơn so với năm 2011. Tuy nhiên năm 2013 lợi nhuận của công ty lại giảm xuống còn 1.346,37 triệu đồng, giảm 17,2% so với năm 2012. Nguyên nhân là chi phí tăng cao hơn doanh thu nên lợi nhuận có phần sụt giảm. Xét 6 tháng đầu năm ta thấy tình hình kinh doanh của công ty có nhiều tiến triển khi lợi nhuận đạt 956,89 triệu đồng tăng gần 85,3% so với cùng kì 2013.
Sau khi phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của MIC Cần Thơ cho thấy công ty có sự tăng trưởng đáng kể, tuy không cao lắm nhưng đối với một công ty thành lập không lâu là một điều rất tốt. Mặc dù chi phí bỏ ra còn khá cao, tuy nhiên lợi nhuận công ty vẫn được đảm bảo. Và có thể thấy rằng, công ty có nhiều khả năng để phát triển mạnh hơn trên thị trường bảo hiểmtrong tương lai.
36
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM QUÂN ĐỘI CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2011 – 2013, 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014 VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT
QUẢ HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG CỦA CÔNG TY 4.1 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG
4.1.1 Hoạt động nghiên cứu thị trường
a) Sự cần thiết của việc nghiên cứu thị trường
Nghiên cứu thị trường là một hoạt động không thể thiếu đối với bất kỳ công ty nào, nó có thể giúp công ty biết được nhu cầu của khách hàng để có những phản ứng linh động với biến động của thị trường. Ngoài ra, nghiên cứu thị trường còn là công cụ kinh doanh thiết yếu và là công việc cần làm trong một thị trường cạnh tranh, nơi có quá nhiều sản phẩm phải cạnh tranh gay gắt để dành sự chấp nhận mua và sử dụng của khách hàng. Do đó, công ty càng hiểu rõ về thị trường và khách hàng tiềm năng thì càng có nhiều cơ hộ thành công. Việc hiểu biết về nhóm khách hàng mục tiêu tại một địa phương và thói quen mua sắm của họ sẽ giúp bạn tìm ra biện pháp thích hợp để đưa sản phẩm của mình vào thị trường một cách dễ dàng hơn. Qua nghiên cứu thị trường, công ty có thể sẽ hình thành nên ý tưởng phát triển một sản phẩm mới và lựa chọn chiến lược định vị đúng cho sản phẩm đó tại từng thị trường cụ thể. Bên cạnh đó, hoạt động nghiên cứu thị trường còn giúp doanh nghiệp hiểu rõ về các đối thủ cạnh tranh, bao gồm cả điểm mạnh và điểm yếu, những sai lầm cũng như nguyên nhân thành công của họ. Từ đó, công ty có thể nắm bắt những thông tin quan trọng và đưa ra những kế hoạch cụ thể để phát triển thị trường.
b) Hoạt động nghiên cứu thị trường của công ty
Từ những ngày đầu đi vào hoạt động đến nay, công ty đã có nhiều hoạt động nghiên cứu thị trường chủ yếu có 2 hình thức nghiên cứu chính. Đó là nghiên cứu tại văn phòng và nghiên cứu thực tế.
Đối với hình thức nghiên cứu tại văn phòng: Công ty thu thập các dữ liệu thứ cấp có sẵn trong công ty hoặc từ nguồn bên ngoài như báo cáo điều tra thị trường, hồ sơ công ty, dữ liệu theo dõi bán hàng, thống kê thương mại, khảo sát người tiêu dùng , các bài báo, bản tin, tạp chí… Ưu điểm của hình thức này là thu thập dữ liệu nhanh, chi phí tương đối thấp. Tuy nhiên, việc này cũng có một số hạn chế là thông tin thường chung chung, cần cân nhắc mức độ tin cậy
37
của tài liệu, thông tin có thể đã quá cũ. Nghiên cứu tại văn phòng được công ty thực hiện khá thường xuyên khoảng 3 tháng/ lần.
Đối với nghiên cứu thực tế:Công ty điều tra thị trường chủ yếu thông qua đại lý của công ty trong khu vực, vì đại lý là người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng bằng cách phỏng vấn khách hàng khi họ mua sản phẩm của công ty và quan sát hành vi của khách hàng, với hình thức này công ty có thể tiết kiệm một khoản phí điều tra. Từ những thông tin đó công ty sẽ tiến hành phân tích, xử lí số liệu tốn khá nhiều thời gian nhưng mang lại hiệu quả khá cao. Bên cạnh đó, công ty cũng thuê công ty chuyên điều tra thị trường để công việc điều tra được nhanh chóng, giảm áp lực cho công ty, nhưng điều này thì không thường xuyên khoảng 1 năm/lần và tốn nhiều chi phí. Vì thế, công ty cần có những hình thức và phương pháp điều tra thị trường có hiệu quả và tiết kiệm chi phí cho công ty.
4.1.2 Đánh giá kết quả bán hàng đạt được so với kế hoạch
4.1.2.1 Đánh giá chung
Bảng 4.1 Kết quả bán hàng đạt được năm 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2014 ĐVT: triệu đồng CHỈ TIÊU NĂM 2011 2012 2013 6 tháng đầu 2013 6 tháng đầu 2014 Doanh thu bán hàng thực tế 5.898,65 6.868,46 7.778,78 4.161,65 5.527,56 Doanh thu bán hàng theo kế
hoạch 7.000 8.000 9.000 4.500 5.000
Tỉ lệ doanh thu đạt được(%) 84,27 85,86 86,43 92,48 110,55 Lợi nhuận thực tế 457,39 1.625,47 1.344,31 516,40 956,89 Lợi nhuận theo kế hoạch 2.000 2.500 3.000 1.500 1.800 Tỉ lệ lợi nhuận đạt được(%) 22,87 65,02 44,81 43,43 53,16
38
Bảng 4.1 cho thấy doanh thu bán hàng năm 2011 đạt 84,27% so với kế hoạch đề ra. Tuy công ty chỉ mới hoạt động không lâu nhưng tỉ lệ này cũng chiếm khá cao chứng tỏ công ty rất bám sát thị trường và đưa ra kế hoạch hợp lý cho mình. Về lợi nhuận thì khi trừ các chi phí liên quan chỉ đạt 22,87%, nguyên nhân lợi nhuận ở mức thấp chủ yếu là do năm 2011 lạm tăng đến mức cao nhất từ đó dẫn đến chi phí của công ty tăng lên đáng kể nhất là chi phí bán hàng, chi phí kinh doanh trực tiếp bảo hiểm.
Năm 2012 công ty đặt chỉ tiêu cao hơn so với năm 2011 một tỷ đồng, tuy nhiên công ty vẫn đạt được tỷ lệ khá cao là 85,86% theo kế hoạch, tương đương doanh thu thực tế cũng tăng 969,81 triệu đồng. Do phần lớn do thị trường bảo hiểm đang trên đà tăng trưởng, không riêng gì MIC mà những công ty cùng ngành cũng tăng trưởng rỏ nét. Đồng thời tình hình kinh tế đang đi vào ổn định và lạm phát đã được kiềm chế ở mức chấp nhận được từ đó nhu cầu an toàn tăng lên và thị trường bảo hiểm cũng mở rộng ra. Về lợi nhuận cũng được cải thiện khi đạt 1.625,47 triệu đồng năm 2012 và đạt 65,02% so với kế hoạch đề ra. Qua đó cho ta thấy công ty kinh doanh có phần hiệu quả hơn so với năm 2011, đặc biệt là doanh thu và lợi nhuận điều tăng đồng thời tỷ lệ đạt được cũng tăng theo cụ thể là năm 2012 doanh thu hiệu quả hơn 1,59%, lợi nhuận hiệu quả hơn 42,15% so với năm 2011.
Đến năm 2013 doanh thu bán hàng thực tế chung của các sản phẩm bảo hiểm trong năm này vẫn tiếp tục tăng lên mốc 7.778,78 triệu đồng và đạt 86,3% so với kế hoạch đề ra. Điều này cho thấy, công ty đang hoạt động có hiệu quả và tích cực nâng cao chất lượng công tác bán hàng mặc dù tình hình kinh tế chưa thoát khỏi khủng hoảng , phục hồi chậm. Tuy doanh thu có tăng nhưng lợi nhuận thực tế lại thấp hơn năm 2012 gần 300 triệu đồng và tỉ lệ hoàn thành kế hoạch chỉ đạt 44,81%. Nguyên nhân chủ yếu là do các khoản phí như chi phí kinh doanh trực tiếp kinh doanh bảo hiểm, chi bồi thường và hoa hồng tăng cao hơn so với năm trước nên lợi nhuận giảm khá nhiều. Bên cạnh đó, công ty cũng đang đầu tư kinh phí cho việc mở rộng hệ thống đại lý và tăng cường nghiên cứu thị trường để cho ra sản phẩm mới trong tương lai.
Tình hình hoạt động bán hàng của công ty trong 6 tháng đầu năm 2014 có nhiều thay đổi. Doanh thu 6 tháng đầu năm nay có tăng hơn so với cùng kì năm 2013 và vượt chỉ tiêu kế hoạc đề ra với tỉ lệ 110,55%. Đây là năm doanh thu tăng cao nhất, báo hiệu thị trường bảo hiểm nói chung và bảo hiểm phi nhân thọ nói riêng bắt đầu sôi động trở lại khi kinh tế có nhiều tín hiệu tốt. Tuy chi phí có tăng theo doanh thu nhưng lợi nhuận 6 tháng đầu năm vẫn đạt ở mức 53,16% cao hơn so với 6 tháng đầu năm 2013. Điều này chứng tỏ công ty đã có những đầu tư hợp lý góp phần thúc đẩy hoạt động bán hàng có hiệu quả.
39
Nhìn chung công ty có mức doanh thu khá ổn định nhưng lợi nhuận đạt được còn khá thấp do nhiều tốn khá nhiều chi phí kinh doanh. Vì thế công ty nên có kế hoạch tăng doanh thu và giảm những chi phí không cần thiết để đạt lợi nhuận tốt hơn.
Để có thể biết rõ hơn về các nhóm sản phẩm có ảnh hưởng như thế nào đến doanh thu bán hàng của công ty chúng ta cùng tiềm hiểu chỉ tiêu bán hàng của từng nhóm sản phẩm bảo hiểm trong giai đoạn 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014.
4.1.2.2 Kết quả bán hàng đạt được so với kế hoạch nhóm bảo hiểm xe
cơ giới năm 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2014
Bảng 4.2 Kết quả bán hàng đạt được so với kế hoạch nhóm bảo hiểm xe cơ giới năm 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2014
ĐVT: triệu đồng CHỈ TIÊU NĂM 2011 2012 2013 6 tháng đầu 2013 6 tháng đầu 2014 Doanh thu bán hàng thực tế 818,14 956,78 1.134,15 610,10 812,00 Doanh thu bán hàng theo kế
hoạch 1.000,00 1.200,00 1.500,00 750,00 800,00 Tỉ lệ doanh thu đạt được(%) 81,81 79,73 75,61 81,35 101,50 Lợi nhuận bán hàng thực tế 80,58 282,24 278,91 100,93 195,52 Lợi nhuận bán hàng theo kế
hoạch 250,00 400,00 550,00 250,00 325,00 Tỉ lệ lợi nhuận đạt được(%) 32,23 70,56 50,71 40,37 60,16
Nguồn: Phòng kế toán tổng hợp của MIC Cần Thơ 2011 – 6/2014
Bảng 4.2 cho thấy được doanh thu của nhóm bảo hiểm xe cơ giới có nhiều biến động trong giai đoạn 2011 – 6/2014. Doanh thu bán hàng thực tế đều tăng qua các năm và chiếm tỉ lệ khá cao so với kế hoạch đề ra. Cụ thể là vào năm 2011 khi doanh thu đạt 818,14 triệu đồng tương đương 81,81% thì tỉ lệ này lại giảm xuống còn 79,73%, 75,61% vào các năm 2012, 2013 mặc dù doanh thu thực tế có tăng qua từng năm. Riêng 6 tháng đầu năm 2014 doanh thu thực tế đã vượt kế hoạch đề ra khi đạt tỉ lệ 101,5%. Lợi nhuận mà công ty đạt được so với kế hoạch đề ra cũng cõ nhiều thay đổi tích cực. Vào năm 2011, tỉ lệ lợi nhuận đạt được chỉ chiếm 32,23%, nguyên nhân là do ảnh hưởng của
40
tình trạng lạm phát cao, đồng thời các chi phí phát sinh cũng tăng lên làm giảm lợi nhuận của các nhóm sản phẩm nói riêng và lợi nhuận bán hàng nói chung của công ty. Vào năm 2012, lợi nhuận tăng trở lại đạt 282,24 triệu đồng tương đương 70,56%, tỉ lệ này khá cao cho thấy rằng công ty đang hoạt động hiệu ở nhóm sản phẩm này. Tuy nhiên, đến 2013 tỉ lệ này có phần giảm đáng kể khi lợi nhuận chỉ đạt 50,71% và đến đầu năm nay tỉ lệ này đã tăng trở lại với với 60,16%.
4.1.2.3 Kết quả bán hàng đạt được so với kế hoạch nhóm bảo hiểm kĩ thuật năm 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2014
Bảng 4.3 Kết quả bán hàng đạt được so với kế hoạch nhóm bảo hiểm kĩ thuật năm 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2014
ĐVT: triệu đồng CHỈ TIÊU NĂM 2011 2012 2013 6 tháng đầu 2013 6 tháng đầu 2014 Doanh thu bán hàng thực tế 3.133,36 3.592,89 3.790,60 2.040,87 2.719,01 Doanh thu bán hàng theo kế
hoạch 3.500,00 3.750,00 4.000,00 2.000,00 2.250,00 Tỉ lệ doanh thu đạt được(%) 89,52 95,81 94,77 102,04 120,84 Lợi nhuận bán hàng thực tế 191,52 661,30 564,48 223,54 390,67 Lợi nhuận bán hàng theo kế