Các yếu tố môi trường bên ngoài

Một phần của tài liệu một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động bán hàng tại công ty cổ phần bảo hiểm quân đội cần thơ (Trang 97 - 102)

4.3.1.1 Môi trường văn hóa xã hội

Trong những năm gần đây, tình hình kinh tế ở Cần Thơ cũng như các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đều phát triển, đời sống nhân dân được nâng cao, nhu cầu ăn, ở, mặc được đáp ứng đầy đủ thì nhu cầu cần được bảo vệ

chi phí bán hàng/ doanh thu bán hàng Tương đối(%)

2011 51,74

2012 47,60

2013 40,26

6 tháng đầu năm 2013 44,02

Trang 85

càng trở nên quan trọng. Nói cách khác, khi kinh tế phát triển, sẽ có ảnh hưởng tích cực đến thị trường bảo hiểm phi nhân thọ. Bên cạnh yếu tố kinh tế, các yếu tố văn hóa cũng có một số tác động đến thị trường bảo hiểm phi nhân thọ. Nếu trước đây, khi nói đến bảo hiểm, người dân rất e ngại vì thường nghĩ đến những điều rủi ro, không may trong cuộc sống. Theo tâm lý và thói quen của người dân, họ không mong muốn được đền bù từ bảo hiểm mà chủ yếu họ tính toán đến yếu tố tiết kiệm và đầu tư. Đa phần người tham gia bảo hiểm chỉ vì thông qua mối quan hệ quen biết với đại lý hay nhân viên môi giới, chứ chưa thật sự quan tâm đến các sản phẩm bảo hiểm. Tuy nhiên, hiện nay, nhận thức của người tham gia bảo hiểm đã có sự thay đổi lớn, họ rất quan tâm đến chất lượng sản phẩm, tìm hiểu kỹ quy trình, hợp đồng trước khi tham gia. Thêm vào đó, nhiều hợp đồng bảo hiểm đáo hạn cũng góp phần tạo niềm tin cho khách hàng tham gia vào gói bảo hiểm mới. Đây chính là cơ hội để các công ty bảo hiểm phi nhân thọ có thể khai thác tốt thị trường tiềm năng này.

4.3.1.2 Môi trường chính trị và pháp luật

Việt Nam là một trong những quốc gia có nền chính trị ổn định hàng đầu trong khu vực và trên thế giới, do đó đây là cơ hội để các công ty trong nước nói chung và công ty bảo hiểm Quân Đội Cần Thơ nói riêng có thể phát triển một cách bền vững.

Hiện nay,lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm đã và đang được Nhà nước quan tâm. Nhiều qui định về luật, nghị định, thông tư hướng dẫn nhằm hỗ trợ ngành bảo hiểm kinh doanh minh bạch, lành mạnh và là một trong những ngành kinh doanh trọng điểm của quốc gia.

Nhà nước đã ban hành một số văn bản nhằm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng cũng như quyền lợi cho tổ chức kinh doanh bảo hiểm như: Luật Kinh doanh bảo hiểm, luật dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/06/2005. Một số nghị định và thông tư hỗ trợ ngành bảo hiểm như: Nghị định 102/2011/NĐ - CP về bảo hiểm trách nhiệm trong khám bệnh, chữa bệnh; Nghị định 46/2007/NĐ- CP ngày 27/3/2007 Quy định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm; Thông tư số 219/2010/TT-BTC: Hướng dẫn tiêu chí xác định tổ chức bảo hiểm có uy tín; Thông tư số 09/2011/TT-BTC Hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp… tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty bảo hiểm phát triển.

Trang 86

4.3.1.3 Môi trường kinh tế

a) Tăng trưởng kinh tế

Nguồn: Tổng cục thống kê, 2013

Hình 4.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2008 - 2013 Dựa vào hình 4.1cho thấy tốc độ tăng trưởng của Việt Nam chưa ổn định, đặc biệt từ 2010 đến 2012 khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình kinh tế của nước ta. Trong giai đoạn này mức tăng trưởng thấp nhất là 5.03% năm 2012, điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong nước nói chung và các doanh nghiệp bảo hiểm nói riêng. Đến năm 2013, tình hình kinh tế có nhiều diễn biến khởi sắc với tốc độ tăng trưởng 5.42% và có tín hiệu phục hồi. Từ đó, các doanh nghiệp có thể dần khôi phục vốn và phát triển.

b) Lạm phát

Lạm phát là một trong những yếu tố có tác động trực tiếp đến nhu cầu của thị trường về sản phẩm bảo hiểm và có tác động gián tiếp đến tình hình kinh doanh của các công ty bảo hiểm. Lạm phát không chỉ mang lại nhiều rủi ro hơn cho các doanh nghiệp mà bên cạnh đó nó còn mang lại nhiều mặt tích cực đặc biệt đối với các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ.

 Tác động tiêu cực:

Đối với các công ty bảo hiểm phi nhân thọ, lạm phát không chỉ ảnh hưởng đến lượng khách hàng tham gia bảo hiểm mà còn có các chính sách của Nhà nước về những giải pháp để tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, Chính phủ cắt giảm đầu tư công và thắt chặt chi tiêu. Việc này đã làm giảm nhu cầu bảo hiểm của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, ảnh hưởng trực tiếp tới cầu của các sản phẩm bảo hiểm phi nhân

Trang 87

thọ. Mặt khác, việc giảm các dự án xây dựng mới sẽ làm suy giảm doanh thu từ các sản phẩm bảo hiểm xây dựng, lắp đặt làm ảnh hưởng không nhỏ đến doanh thu của các công ty khi đây là nghiệp vụ chiếm tỉ trọng khá cao trong danh mục sản phẩm.

Ngoài tác động của việc cắt giảm chi tiêu công, việc thắt chặt tín dụng cũng khiến nhiều doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh thu gọn sản xuất, để giảm thiểu chi phí không cần thiết và không tạo ra lợi nhuận. Các khoản chi cho bảo hiểm cũng được nằm trong danh sách cắt giảm này.

Lạm phát tăng cao làm gia tăng chi phí bồi thường cho các doanh nghiệp bảo hiểm. Khi lạm phát tăng đồng nghĩa với giá cả hàng hóa dịch vụ sẽ tăng theo, điều này dẫn tới chi phí bồi thường tăng ở các nghiệp vụ có đơn bảo hiểm mà mức bồi thường tính theo giá thị trường.

 Tác động tích cực

Ở một khía cạnh khác, lạm phát làm tăng rủi ro cho nền kinh tế và khi đó, nhu cầu về bảo hiểm lại gia tăng. Nhìn lại những năm gần đây ta thấy rằng, năm 2010, lạm phát của Việt Nam là 11,5%, tăng trưởng của các bảo hiểm phi nhân thọ là gần 25%(http://tinnhanhchungkhoan.vn). Đến năm 2011, khi lạm phát là 18,13% thì doanh thu của bảo hiểm phi nhân thọ tăng 17,56% (http://www.avi.org.vn) và năm 2012 khi lạm phát được kiềm chế ở mức 6,81%, mức tăng trưởng cũng giảm xuống còn 10,33%(http://www.vietfin.net). Có thể nói lạm phát tăng cũng là một lợi thế mà các doanh nghiệp bảo hiểm cần phải nắm bắt và có những bước đi đúng đắn.

4.3.1.4 Lãi suất ngân hàng, giá vàng và ngoại tệ

Đây là một yếu tố ảnh hưởng đến thị trường bảo hiểm nói chung và nó cũng quyết định phần nào đến nhu cầu bảo hiểm trong xã hội. Hiện nay, người dân Việt Nam vẫn chủ yếu là sử dụng các hình thức đầu tư “truyền thống” như gửi tiền tiết kiệm, mua nhà đất, mua vàng, ngoại tệ mạnh… để có những khoản lời nhất định thay vì mua bảo hiểm. Tuy nhiên, hiện nay thị trường vàng, nhà đất không ổn định và lãi suất ngân hàng ở mức vừa phải người đầu tư sẽ gặp nhiều rủi ro và ít mang lại lợi nhuận. Đây cũng là một điều kiện thuận lợi giúp các doanh nghiệp bảo hiểm trong đó có công ty cổ phần bảo hiểm Quân Đội Cần Thơ.

4.3.1.5 Hoạt động bán hàng của đối thủ cạnh tranh

Trang 88

năng vì đây là trung tâm và là nơi phát triển nhất tại Đồng bằng sông Cửu Long. Không những Cần Thơ là thành phố trực thuộc trung ương mà ở đây còn có một lượng lớn học sinh, sinh viên và lao động làm việc đang gia tăng theo từng năm. Đến nay, trên địa bàn thành phố Cần Thơ đã có trên 18 công ty kinh doanh bảo hiểm, chủ yếu là những chi nhánh của các tập đoàn bảo hiểm lớn trên thị trường như : PVI, Bảo Việt, Bảo Minh, PJICO, BIC, Viễn Đông, Toàn Cầu. Mỗi công ty đều nắm giữ một thị phần nhất định, trong đó PVI và Bảo Việt là 2 công ty nắm thị phần nhiều nhất và thương hiệu cũng mạnh nhất. Đa số người tiêu dùng chỉ quen với thương hiệu Bảo Việt hoặc PVI. Các công ty không ngừng tập trung và chú trọng vào sản phẩm mới, đưa ra những sản phẩm mà người tiêu dùng đang cần, khai thác triệt để những đối tượng tiềm năng và thị trường mới. Ngoài ra, các công ty còn đẩy mạnh hoạt động bán hàng nhằm mở rộng thị trường trong tương lai. MIC Cần Thơ đi vào hoạt động kinh doanh bảo hiểm chỉ trong vài năm gần đây, do đó nhiều người vẫn còn xa lạ với thương hiệu của công ty. Việc cạnh tranh với các đối thủ lớn để có được một vị trí trên thị trường là một điều rất khó khăn. Vì thế áp lực cạnh tranh từ các đối thủ cạnh tranh với công ty bảo hiểm Quân Đội là rất lớn.

4.3.1.6 Đối thủ tiềm ẩn và sản phẩm thay thế

Nhìn chung, áp lực từ phía đối thủ tiềm ẩn đối với công ty là không cao lắm. Với đặc thù kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ có rào cản khá lớn vì vốn điều lệ khi gia nhập ngành trên 300 tỷ do đó một đối thủ tiềm ẩn nào muốn vào thị trường cũng không phải là một điều dễ dàng và hơn nữa với những công ty đã có thương hiệu lâu năm cũng như chiếm thị phần lớn trên thị trường như Bảo Việt, PVI…, các công ty chuẩn bị gia nhập ngành cũng sẽ rất lo ngại và gặp nhiều khó khăn để tồn tại và phát triển thị trường. Về sản phẩm thay thế, áp lực từ phía này dường như là không có. Vì bảo hiểm phi nhân thọ được thực hiện dưới sự quản lý của bộ tài chính và không có sản phẩm nào thay thế được.

4.3.1.7 Khách hàng

Khách hàng của MIC Cần Thơ chủ yếu là các cá nhân, tổ chức và là các đại lý đang bán bảo hiểm cho công ty cũng như ở các tỉnh trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Những đối tượng này, cũng có thể gọi là nhà phân phối và cũng có thể gọi là khách hàng. Vì họ chính là người phân phối bảo hiểm của công ty ra thị trường bên ngoài và cũng là người đã mua bảo hiểm của công ty. Nếu xem bảo hiểm như là một sản phẩm thì đặc thù của ngành kinh doanh bảo hiểm thì người tiêu dùng cuối cùng mua hàng được quyết định bởi điểm bán sản phẩm đó, người ta sẽ mua bảo hiểm ở những

Trang 89

điểm người ta quen biết và tin tưởng. Nhóm khách hàng là đại lý là nhân tố quyết định đến sự thành công hay thất bại của công ty, do đó áp lực từ phía họ đối với công ty rất cao. Họ dễ dàng chuyển sang công ty đổi thủ cạnh tranh nếu như họ được công ty đó cho lợi ích nhiều hơn. Do đó, việc giữ chân họ là một điều rất quan trọng và sẽ rất khó khăn nếu như công ty không có chính sách hợp lý. Tuy nhiên, nếu nắm giữ được mối quan hệ tốt đẹp với họ, thì đây chính là cơ hội cho công ty phát triển thị trường và các sản phẩm bảo hiểm mới.

Một phần của tài liệu một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động bán hàng tại công ty cổ phần bảo hiểm quân đội cần thơ (Trang 97 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)