BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM

Một phần của tài liệu khảo sát quy trình chế biến nước dâu hạ châu có gas (Trang 35)

3.4.1 Thí nghiệm 1: Khảo sát ảnh hƣởng của tỷ lệ phối chế acid citric với dịch quả : nƣớc bão hòa CO2 đến giá trị cảm quan sản phẩm.

3.4.1.1 Mục đích

Nhằm tìm ra tỷ lệ phối chế nƣớc bão hòa acid citric với dịch quả : nƣớc bão hòa CO2 thích hợp để tìm ra giá trị cảm quan nƣớc dâu Hạ Châu có gas tối ƣu nhất.

3.4.1.2 Bố trí thí nghiệm

3.4.1.3 Tiến hành thí nghiệm

3.4.1.4 Chỉ tiêu đánh giá

Đánh giá cảm quan chỉ tiêu: màu sắc, mùi vị và trạng thái của sản phẩm.

- Cố định nồng độ chất khô hòa tan trong dịch quả trƣớc khi phối chế với nƣớc bão hòa CO2 là 600Brix.

Thí nghiệm đƣợc bố trí ngẫu nhiên với 2 nhân tố. - Nhân tố A: Tỷ lệ bổ sung acid citric (%)

A1: 0 A2: 0,1 A3: 0,3 A4: 0,5 - Nhân tố B: Tỷ lệ phối chế giữa dịch quả : nƣớc bão hòa CO2 (%) B1: 40:60 B2: 30:70 B3: 20:80 B4: 10:90 Tổng số nghiệm thức 4x4 = 16

Số đơn vị thí nghiệm 16x3 = 48

Dâu Hạ Châu đƣợc bóc vỏ cẩn thận, loại bỏ vỏ lụa và cùi, tách riêng từng múi. Múi dâu đem chần ở nhiệt độ 900

C trong 90 giây rồi chà và lọc thu dịch quả. Dịch quả đem phối trộn acid citric theo bố trí thí nghiệm ở trên và đƣờng để đạt 600Brix. Dịch quả sau phối chế tiến hành nạp nƣớc bão hòa CO2 (nƣớc bão hòa CO2 đƣợc làm lạnh ở 50C, áp suất sục 3 bar, thời gian 10 phút) theo bố trí thí nghiệm trên. Tiến hành thanh trùng ở 1000C trong 90 giây trƣớc khi đánh giá cảm quan sản phẩm.

3.4.2 Thí nghiệm 2: Khảo sát ảnh hƣởng của chế độ thanh trùng với môi trƣờng truyền nhiệt là nƣớc và môi trƣờng truyền nhiệt là hơi nƣớc đến chất trƣờng truyền nhiệt là nƣớc và môi trƣờng truyền nhiệt là hơi nƣớc đến chất lƣợng sản phẩm nƣớc dâu Hạ Châu có gas.

3.4.2.1 Mục đích

Xác định nhiệt độ và thời gian thanh trùng thích hợp để đảm bảo chất lƣợng sản phẩm trong thời gian bảo quản.

3.4.2.2 Bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm chia thành 2 trƣờng hợp: thanh trùng với môi trƣờng truyền nhiệt là hơi nƣớc và thanh trùng với môi trƣờng truyền nhiệt là nƣớc.

Trƣờng hợp 1: Thanh trùng với môi trƣờng truyền nhiệt là nƣớc Thí nghiệm đƣợc bố trí ngẫu nhiên với 2 nhân tố.

- Nhân tố C: Nhiệt độ thanh trùng (0C)

C1: 70 C2: 80 C3: 90 - Nhân tố D: Thời gian thanh trùng (phút)

D1: 15 D2: 30 D3: 45 D4: 60 Tổng số nghiệm thức 3x4 = 12

Số đơn vị thí nghiệm 12x3 = 36

Trƣờng hợp 2: Thanh trùng với môi trƣờng truyền nhiệt là hơi nƣớc Thí nghiệm đƣợc bố trí ngẫu nhiên với 2 nhân tố.

- Nhân tố C': Nhiệt độ thanh trùng (0

C) ' 1 C : 70 ' 2 C : 80 ' 3 C : 90 - Nhân tố D': Thời gian thanh trùng (phút)

' 1 D : 15 ' 2 D : 30 ' 3 D : 45 ' 4 D : 60 Tổng số nghiệm thức 3x4 = 12 Số đơn vị thí nghiệm 12x3 = 36

3.4.2.3 Tiến hành thí nghiệm

Dịch dâu Hạ Châu sau khi phối chế nƣớc bão hòa CO2, rót chai, đóng nắp và tiến hành thanh trùng theo bố trí thí nghiệm trên. Sau đó đƣợc làm nguội đến nhiệt độ 30 - 350C tiến hành đánh giá kết quả.

3.4.2.4 Chỉ tiêu đánh giá

Sự biến đổi các hoạt chất sinh học của sản phẩm nƣớc dâu Hạ Châu có gas: hoạt tính chống oxi hóa, hàm lƣợng polyphenol tổng số, vitamin C, flavonoid tổng số. Tổng số vi sinh vật hiếu khí, nấm men, nấm mốc.

3.4.3 Thí nghiệm 3: Khảo sát ảnh hƣởng của hàm lƣợng kalisorbat đến sự biến đổi chất lƣợng sản phẩm nƣớc dâu Hạ Châu có gas. biến đổi chất lƣợng sản phẩm nƣớc dâu Hạ Châu có gas.

3.4.3.1 Mục đích

Xác định hàm lƣợng kalisorbat bổ sung thích hợp để đảm bảo chất lƣợng sản phẩm nƣớc dâu Hạ Châu có gas.

3.4.3.2 Bố trí thí nghiệm

3.4.3.3 Tiến hành thí nghiệm

Dịch dâu Hạ Châu đƣợc bổ sung hàm lƣợng kalisorbat nhƣ thí nghiệm trên sau đó phối chế nƣớc bão hòa CO2,tiến hành rót vào chai, đóng nắp và thanh trùng rồi đem bảo quản.

Thí nghiệm đƣợc bố trí ngẫu nhiên với 2 nhân tố. - Nhân tố E: Thời gian bảo quản (tuần)

E1: 1 E2: 2 E3: 3 - Nhân tố F: Tỷ lệ bổ sung kalisorbat (%)

F1: 0 F2: 0,01 F3: 0,02 Tổng số nghiệm thức 3x3 = 9

3.4.3.4 Chỉ tiêu đánh giá

Sự biến đổi các hoạt chất sinh học của sản phẩm nƣớc dâu Hạ Châu có gas: hoạt tính chống oxi hóa, hàm lƣợng polyphenol tổng số, vitamin C, flavonoid tổng số. Tổng số vi sinh vật hiếu khí, nấm men, nấm mốc.

3.4.4 Thí nghiệm 4: Khảo sát ảnh hƣởng của gellan gum đến trạng thái sản phẩm nƣớc dâu Hạ Châu có gas. phẩm nƣớc dâu Hạ Châu có gas.

3.4.4.1 Mục đích

Xác định tỷ lệ gellan gum bổ sung thích hợp để sản phẩm nƣớc dâu Hạ Châu có gas đạt trạng thái tối ƣu.

3.4.4.2 Bố trí thí nghiệm

3.4.4.3 Tiến hành thí nghiệm

Dịch ép dâu Hạ Châu đƣợc bổ sung hàm lƣợng gellan gum nhƣ thí nghiệm trên sau đó phối chế với nƣớc bão hòa CO2, rót chai, đóng nắp và thanh trùng rồi đem bảo quản.

3.4.4.4 Chỉ tiêu đánh giá

Đánh giá cảm quan trạng thái sản phẩm nƣớc dâu Hạ Châu có gas. Thí nghiệm đƣợc bố trí ngẫu nhiên với 1 nhân tố.

- Nhân tố G: Tỷ lệ bổ sung gellan gum (%)

G1: 0 G1: 0,01 G2: 0,02 G3: 0,03 Tổng số nghiệm thức 4x1 = 4

CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN

4.1. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA DÂU HẠ CHÂU

Nguyễn Thị Bích Thủy và cộng sự (2007) cho rằng: nguyên liệu là yếu tố quyết định ảnh hƣởng rất lớn đến chất lƣợng sản phẩm trong quá trình sản xuất. Thành phần hóa học của nguyên liệu thay đổi tùy theo môi trƣờng canh tác, thời điểm thu hoạch. Chính vì thế việc xác định thành phần hóa học của nguyên liệu ban đầu là rất quan trọng, giúp lựa chọn phƣơng pháp chế biến phù hợp. Sau khi xác định các tỷ lệ thành phần của dâu Hạ Châu nhƣ phần vỏ quả, thịt quả và hạt (bảng 4.1), dịch quả dâu đƣợc xác định các thành phần hóa lý cơ bản, kết quả thể hiện ở bảng 4.2, dịch quả dâu Hạ Châu xác định các chất dinh dƣỡng, kết quả thể hiện ở bảng 4.3.

Bảng 4.1: Tỷ lệ các thành phần của dâu Hạ Châu

Thành phần Tỷ lệ(%)

Vỏ 34 ± 0,9

Thịt quả 55 ± 1,2

Hạt 11 ± 1,0

Hiệu suất thu hồi dịch quả dâu tƣơi

- Tính trên tổng khối lƣợng nguyên liệu 29,14 ± 0,34

- Tính trên thịt quả 52,99 ± 0,61

(Nguồn: Trịnh Thị Anh Tâm, 2014)

Bảng 4.2: Thành phần hóa lý của dịch quả dâu Hạ Châu

Thành phần Giá trị pH 3,0÷3,3 0 Brix 15÷18 Độ ẩm (%) 81,60 ± 0,8 Tinh bột (%) 7,44±0,17 Tro tổng số (g) 1,04±0,27 Pectin (%wb) 3,18±0,11 Cellulose (%db) 32±5,86

Bảng 4.3 Thành phần các hợp chất dinh dƣỡng của dịch quả dâu Hạ Châu

Thành phần Giá trị

Vitamin C (%l) 6,16

Hoạt tính chống oxi hóa (%) 87,49

Polyphenol tổng số (mg GAE/mL) 0,238

Flavonoid tổng số (g Q/ml) 5,622

(Kết quả phân tích tại phòng thí nghiệm tháng 9/2014 )

4.2. KẾT QUẢ ẢNH HƢỞNG CỦA TỶ LỆ PHỐI CHẾ NƢỚC BÃO HÕA CO2 : DỊCH QUẢ VỚI TỶ LỆ BỔ SUNG ACID CITRIC ĐẾN GIÁ TRỊ CẢM QUAN SẢN PHẨM

4.2.1 Kết quả đánh giá cảm quan ảnh hƣởng của quá trình phối chế tỷ lệ acid citric với dịch quả dâu Hạ Châu : nƣớc bão hòa CO2. citric với dịch quả dâu Hạ Châu : nƣớc bão hòa CO2.

Ảnh hƣởng của tỉ lệ phối chế hàm lƣợng acid citric, dịch quả, nƣớc bão hòa CO2, đến giá trị cảm quan ở điểm trung bình không có trọng lƣợng của nƣớc dâu Hạ Châu có gas đƣợc trình bày ở bảng 4.4, 4.5 và 4.6 nhƣ sau:

Bảng 4.4 Thể hiện sự ảnh hƣởng của tỷ lệ phối chế acid citric, dịch quả, nƣớc bão hòa CO2

đến giá trị cảm quan màu sắc của nƣớc dâu Hạ Châu có gas Tỷ lệ acid

citric bổ sung (%)

Tỷ lệ dịch quả dâu Hạ Châu:nƣớc bão hòa CO2 (%)

Trung bình 40:60 30:70 20:80 10:90 0 3,25 4,1 4,05 3,1 3,625a 0.1 3,25 4,05 4,2 3,1 3,65a 0.3 3,2 4,0 4,25 3,2 3,6625a 0.5 3,4 3,9 4,1 3,05 3,6125a Trung bình 3,275a 4,0125b 4,15b 3,1125a

Các trung bình nghiệm thức đi kèm các chữ giống nhau trên cùng một cột hoặc một hàng không khác biệt ý nghĩa = 5%

Bảng 4.5 Thể hiện sự ảnh hƣởng của tỷ lệ phối chế acid citric, dịch quả, nƣớc bão hòa CO2 đến giá trị cảm quan mùi vị của nƣớc dâu Hạ Châu có gas

Tỷ lệ acid citric bổ sung (%)

Tỷ lệ dịch quả dâu Hạ Châu:nƣớc bão hòa CO2 (%)

Trung bình 40:60 30:70 20:80 10:90 0 3,2 3,9 4,3 3,2 3,65c 0.1 3,45 4,2 4,65 3,05 3,8375d 0.3 3,6 3,7 3,5 2,85 3,4125b 0.5 2,7 2,8 2,9 2,7 2,775a Trung bình 3,2375b 3,65c 3,8375d 2,95a

Các trung bình nghiệm thức đi kèm các chữ giống nhau trên cùng một cột hoặc một hàng không khác biệt ý nghĩa = 5%

Bảng 4.6 Thể hiện sự ảnh hƣởng của tỷ lệ phối chế acid citric, dịch quả, nƣớc bão hòa CO2

đến giá trị cảm quan trạng thái của nƣớc dâu Hạ Châu có gas Tỷ lệ acid

citric bổ sung (%)

Tỷ lệ dịch quả dâu Hạ Châu:nƣớc bão hòa CO2 (%)

Trung bình 40:60 30:70 20:80 10:90 0 3,85 4,25 4,35 4,05 4,125a 0.1 3,8 4,4 4,55 4,4 4,2875a 0.3 3,8 4,35 4,4 4,15 4,175a 0.5 3,9 4,35 4,6 4,25 4,275a Trung bình 3,8375a 4,3375bc 4,475c 4,2125b

Các trung bình nghiệm thức đi kèm các chữ giống nhau trên cùng một cột hoặc một hàng không khác biệt ý nghĩa = 5%

Dựa vào kết quả thống kê cho thấy, tỷ lệ phối chế nƣớc bão hòa CO2 cùng dịch quả ảnh hƣởng nhiều đến mùi vị, màu sắc và trạng thái của sản phẩm. Khi phối chế dịch quả quá nhiều hoặc quá ít sẽ làm giảm giá trị của hầu hết các chỉ tiêu đánh giá cảm quan. Trong đó chỉ tiêu mùi vị và màu sắc bị ảnh hƣởng nhiều, do nƣớc bão hòa CO2 không màu, không mùi nên khi phối chế với dịch dâu ở tỷ lệ phối chế 40:60 và 10:90 sẽ gây ảnh hƣởng đến mùi và màu sắc đặc trƣng của sản phẩm. Ở tỷ lệ phối chế 20:80 đạt điểm trung bình cao nhất, theo nhƣ kết quả thống kê thì ở tỷ lệ 20:80 có sự hài hòa về màu sắc cũng nhƣ trạng thái sản phẩm.

Cũng dựa vào kết quả thống kê trên cho thấy, tỷ lệ acid citric bổ sung ảnh hƣởng nhiều đến mùi vị của sản phẩm, ít ảnh hƣởng đến màu sắc và trạng thái. Khi bổ sung acid citric quá nhiều sẽ làm giảm giá trị mùi vị của sản phẩm. Do acid citric có vị chua nên khi bổ sung ở tỷ lệ 0,3 và 0,5% sẽ làm cho sản phẩm bị chua, mất đi vị ngọt vốn có của dâu Hạ Châu. Acid citric bổ sung ở tỷ lệ 0,1% đạt điểm trung bình cao nhất, theo kết quả thống kê ở tỷ lệ 20:80 (%) : tỷ lệ acid citric bổ sung 0,1% đạt điểm trung bình cao nhất, sản phẩm hài hòa về cả mùi vị, màu sắc và trạng thái.

Mặt khác, trƣớc khi cảm quan sản phẩm đƣợc thanh trùng ở 1000

C trong 90 giây, quá trình xử lý nhiệt gây ảnh hƣởng đến mùi vị theo hai chiều hƣớng khác nhau. Đa số các hợp chất mùi là hợp chất dễ bay hơi nên dƣới tác động của nhiệt độ các hợp chất mùi của sản phẩm bị tổn thất nhiều (Lƣu Dzuẫn, 1996).

Tóm lại, căn cứ vào các kết quả đánh giá cảm quan của 3 chỉ tiêu màu sắc, mùi vị, trạng thái và đảm bảo lợi ích về mặt kinh tế thì công thức phối chế mang lại kết quả cao nhất là tỷ lệ 20:80 (%) và 0,1% acid citric. Đây là tỷ lệ phối chế phù hợp để đạt đƣợc vị chua ngọt hài hòa.

4.3. KẾT QUẢ CỦA CHẾ ĐỘ THANH TRÙNG ĐẾN SỰ BIẾN ĐỔI CÁC HOẠT CHẤT SINH HỌC CỦA NƢỚC DÂU HẠ CHÂU CÓ GAS HOẠT CHẤT SINH HỌC CỦA NƢỚC DÂU HẠ CHÂU CÓ GAS

4.3.1 Sự thay đổi nhiệt độ tâm của quá trình thanh trùng với môi trƣờng truyền nhiệt là hơi và môi trƣờng truyền nhiệt là nƣớc truyền nhiệt là hơi và môi trƣờng truyền nhiệt là nƣớc

Sự biến đổi nhiệt độ tâm sản phẩm theo thời gian thanh trùng với môi trƣờng truyền nhiệt là hơi đƣợc thể hiện ở hình 4.1, 4.2 và 4.3

Hình 4.1 Biểu đồ thể hiện sự thay đổi nhiệt độ tâm của nƣớc dâu Hạ Châu có gas trong quá

trình thanh trùng với môi trƣờng truyền nhiệt là hơi ở nhiệt độ 700C

Hình 4.2 Biểu đồ thể hiện sự thay đổi nhiệt độ tâm của nƣớc dâu Hạ Châu có gas trong quá

trình thanh trùng với môi trƣờng truyền nhiệt là hơi ở nhiệt độ 800C.

Hình 4.3 Biểu đồ thể hiện sự thay đổi nhiệt độ tâm của nƣớc dâu Hạ Châu có gas trong quá

Sự biến đổi nhiệt độ tâm sản phẩm theo thời gian thanh trùng với môi trƣờng truyền nhiệt là nƣớc đƣợc thể hiện ở hình 4.4, 4.5 và 4.6

Hình 4.4 Biểu đồ thể hiện sự thay đổi nhiệt độ tâm của nƣớc dâu Hạ Châu có gas trong quá

trình thanh trùng với môi trƣờng truyền nhiệt là nƣớc ở nhiệt độ 900C

Hình 4.5 Biểu đồ thể hiện sự thay đổi nhiệt độ tâm của nƣớc dâu Hạ Châu có gas trong quá

trình thanh trùng với môi trƣờng truyền nhiệt là nƣớc ở nhiệt độ 800C

Hình 4.6 Biểu đồ thể hiện sự thay đổi nhiệt độ tâm của nƣớc dâu Hạ Châu có gas trong quá

Qua đồ thị ở các hình trên cho thấy quá trình nâng nhiệt và hạ nhiệt ở các chế độ thanh trùng khác nhau diễn ra trong thời gian tƣơng đối dài, do sản phẩm chứa trong bao bì thủy tinh có hệ số dẫn nhiệt nhỏ nên tốc độ truyền nhiệt chậm. Theo

Lý Nguyễn Bình và Nguyễn Nhật Minh Phương (2011), thời gian của quá trình tại một nhiệt độ tham chiếu (Tref) đƣợc gọi là giá trị tiệt trùng F (trong trƣờng hợp tiệt trùng), hay đƣợc gọi là thanh trùng PU (trong trƣờng hợp thanh trùng). Giá trị PU của quá trình thanh trùng nƣớc dâu Hạ Châu có gas đƣợc trình bày ở bảng 4.7

Bảng 4.7: Giá trị PU thanh trùng nƣớc dâu Hạ Châu có gas ở các chế độ xử lý nhiệt khác nhau với môi trƣờng truyền nhiệt là hơi

Nhiệt độ (o

C)

Thời gian thanh trùng

15 phút 30 phút 45 phút 60 phút

70 0,044 0,152 0,414 0,408

80 2,12 5,1 7,72 14,26

90 30 84,96 149,12 226,24

Bảng 4.8: Giá trị PU thanh trùng nƣớc dâu Hạ Châu có gas ở các chế độ xử lý nhiệt khác nhau với môi trƣờng truyền nhiệt là nƣớc

Nhiệt độ (o

C)

Thời gian thanh trùng

15 phút 30 phút 45 phút 60 phút

70 0,32 0,58 0,84 1,04

80 5,22 9,9 14,36 18,44

90 76,06 138,38 203,94 264,9

Dựa vào kết quả bảng 4.7 và 4.8, ở 700C thời gian giữ nhiệt từ 15 đến 60 phút và 800C trong 15 phút (đối với thanh trùng với môi trƣờng truyền nhiệt là hơi) đều có giá trị PU < PU0 nên chƣa đủ để tiêu diệt vi sinh vật mục tiêu (Clostridium tyrobutyricum). Giá trị PU ở nhiệt độ thanh trùng 800C, 900C với thời gian giữ nhiệt từ 15 đến 60 phút (ngoại trừ 800C giữ nhiệt 15 phút với môi trƣờng truyền nhiệt là hơi) đều lớn hơn PU0 nên sản phẩm an toàn về mặt vi sinh. Tuy nhiên, nếu giá trị PU quá lớn sẽ làm giảm hoặc mất hết giá trị dinh dƣỡng của sản phẩm

(Lý Nguyễn Bình và Nguyễn Nhật Minh Phƣơng, 2011). Theo Trần Ngọc Điển (2014) và Trịnh Thị Anh Tâm (2014) khi thanh trùng sản phẩm nƣớc dâu Hạ Châu ở 800C trong thời gian 15 phút hoặc 900C trong 60 giây thì sản phẩm đều an toàn về mặt vi sinh và nấm men, nấm mốc.

4.3.2 Chỉ tiêu vi sinh vật hiếu khí và nấm men, nấm mốc còn lại sau quá trình thanh trùng thanh trùng

Chế độ thanh trùng đối với các loại sản phẩm nƣớc trái cây nói riêng và đồ hộp nói chung là rất quan trọng, có tác dụng quyết định tới khả năng bảo quản và chất lƣợng sản phẩm. Quá trình thanh trùng phải đảm bảo tiêu diệt các vi sinh vật có

Một phần của tài liệu khảo sát quy trình chế biến nước dâu hạ châu có gas (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)