Thông tin về hoạt động tiêu thụ

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của nông hộ nuôi cá tra nguyên liệu tại huyện châu phú tỉnh an giang (Trang 41 - 42)

Qua kết quả điều tra 60 nông hộ nuôi cá tra nguyên liệu cho thấy có 56,67% số hộ bán sản phẩm trực tiếp cho các công ty thu mua chế biến, vì vậy tránh đƣợc hiện tƣợng bán không đúng giá. Bên cạnh đó, các công ty thu mua chủ yếu để chế biến cá tra thành phẩm xuất khẩu, nên đòi hỏi cá nguyên liệu phải đúng với kích cỡ quy định (thƣờng nằm trong khoảng 600g đến 800g), khi đó ngƣời nông dân có thể nuôi thêm vụ mới trong cùng một năm, và tiết kiệm đƣợc các chi phí đáp ứng đầu vào cho sản phẩm, đặc biệt là chi phí thức ăn. 43,33% còn lại các hộ nông dân bán cho thƣơng láy tiêu thụ nội địa, nguyên nhân chủ yếu là do các hộ này sản xuất nhỏ lẻ, không tập trung, nuôi theo phƣơng pháp truyền thống và cho ăn bằng thức ăn tự chế, không đáp ứng đƣợc yêu cầu của các công ty thu mua chế biến.

Khi tiến hành bán cá cho công ty hay thƣơng láy, thì ngƣời mua đến tận ao nuôi để cân cá, nông dân chỉ tốn chi phí thu hoạch bằng cách thuê công đoàn kéo cá, và vận chuyển đến phƣơng tiện vận chuyển (chủ yếu là tàu) của ngƣời mua tại các sông gần ao nuôi nhất. Ngƣời mua chịu chi phí vận chuyển cá tra nguyên liệu về nơi tiêu thụ. Điều này giúp các hộ nông dân có thể tiết kiệm đƣợc chi phí vận chuyển. Tuy nhiên, đối với một số hộ có ao nuôi cách xa dòng sông thì chi phí thu hoạch cao hơn đối với những hộ ở gần khu vực sông.

Ngoài ra, do không đƣợc lựa chọn ngƣời bán nên thƣờng ngƣời mua là ngƣời quyết định giá, do đó các hộ chăn nuôi thƣờng bị ép giá hoặc mua không đúng giá.

Tóm tắt chƣơng, Chƣơng 3 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu, Châu Phú là huyện có điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý thuận lợi cho việc nuôi cá tra nguyên liệu. Phân tích thực trạng nuôi cá tra nguyên liệu của nông hộ cho thấy đa phần nông hộ nuôi cá tra nguyên liệu với quy mô nhỏ, chỉ thả giống với mật độ vừa phải (30 – 40 con/m2), sản lƣợng trung bình đạt đƣợc 32,04 tấn/tháng. Nguồn giống đƣợc mua chủ yếu từ những hộ ƣơng giống tại địa phƣơng. Nguồn nƣớc dùng để nuôi cá đƣợc bơm trực tiếp từ sông lên, không qua xử lý lại. Ngƣời nông dân nuôi cá tra bằng thức ăn tự chế chiếm tỷ lệ còn khá cao, tuy nhiên hiện nay ngƣời nuôi đang có xu hƣớng chuyển sang dùng thức ăn công nghiệp để đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng nuôi cá xuất khẩu. 100% nông hộ nuôi cá không ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm và bán chủ yếu cho công ty thu mua chế biến, những hộ nuôi nhỏ lẻ bằng thức ăn tự chế bán cho thƣơng láy tiêu thụ nội địa. Giá bán cá tra nguyên liệu còn ở mức thấp, ảnh hƣởng rất lớn đến lợi nhuận của ngƣời nông dân.

30

CHƢƠNG 4

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA NÔNG HỘ NUÔI CÁ TRA NGUYÊN LIỆU TRÊN ĐỊA BÀN

HUYỆN CHÂU PHÚ TỈNH AN GIANG 4.1 THÔNG TIN VỀ NÔNG HỘ

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của nông hộ nuôi cá tra nguyên liệu tại huyện châu phú tỉnh an giang (Trang 41 - 42)