Trong quá trình nuôi cá tra để đạt đƣợc hiệu quả cao cần xác định và phân tích từng khoản mục chi phí, điều này giúp nông hộ kết hợp một cách hợp lý các nguồn lực đầu vào để đạt hiệu quả cao trong quá trình sản xuất. Chi phí nuôi cá tra gồm các khoản sau:
Chi phí cải tạo ao: bao gồm chi phí bón vôi, phân bón vào đầu vụ nuôi. Chi phí con giống: khoản chi phí mua con giống trong vụ để chăn nuôi
37
Chi phí thức ăn: bao gồm các chi phí mua thức ăn cho cá trong toàn vụ
nuôi. Đƣợc tính bằng hệ số thức ăn dựa trên sản lƣợng cá thành phẩm.
Chi phí thuốc phòng trị bệnh: chi phí mua thuốc cho cá, kể cả thuốc trị
bệnh, thuốc bổ sung dinh dƣỡng, hay các loại men hỗ trợ tiêu hóa tính trên cả vụ nuôi. Đƣợc tính bằng hệ số thuốc phòng trị bệnh dựa trên sản lƣợng cá xuất ao.
Chi phí xử lý nƣớc thải: gồm chi phí xử lý nƣớc thải của ao nuôi trƣớc
khi thải ra môi trƣờng bên ngoài.
Chi phí vệ sinh ao: bao gồm chi phí hút bùn, làm sạch đáy ao. Đƣợc
tính bằng số lần về sinh ao trong cả vụ nuôi nhân với đơn giá mỗi lần.
Chi phí lãi vay: chi phí phải trả khi đi vay vốn của ngân hàng hay từ các
nguồn không chính thức nhằm phục vụ cho hoạt động nuôi cá tra vào cuối mỗi vụ.
Chi phí thuê lao động: gồm chi phí thuê thêm lao động bên ngoài, đƣợc
tính bằng số lao động thuê nhân với đơn giá thuê 1 lao động trong 1 tháng.
Chi phí khác: bao gồm các chi phí thuê đất, chi phí thả giống (đƣợc tính
trên mỗi kg cá giống thả xuống ao nuôi), chi phí thu hoạch (chi phí thuê công đoàn thu hoạch cá cuối mỗi vụ. Đƣợc tính bằng đơn giá thu hoạch trên mỗi tấn cá xuất ao).
Tất cả các chi phí trên đƣợc tính bằng đơn vị 1000đ/tháng.
Hình 4.1 Cơ cấu chi phí nông hộ nuôi cá tra
Nguồn: Số liệu điều tra tháng 9, năm 2014
Tổng chi phí trung bình trong một tháng mà hộ nông dân bỏ ra để nuôi cá ít nhất là 68.547,30 nghìn đồng/tháng, cao nhất là 5.839.753,76 nghìn đồng/tháng, tổng chi phí bình quân phải bỏ ra trong một tháng là 699.550,72 nghìn đồng/tháng.
38
Các khoản chi phí mà nông hộ nuôi cá tra nguyên liệu phải bỏ ra để đầu tƣ cho cả vụ nuôi đƣợc tính trung bình trong một tháng, thể hiện ở bảng sau: Bảng 4.10 Chi phí nuôi cá tra nguyên liệu của nông hộ trong một tháng nuôi
ĐVT: 1000đ/tháng
Nguồn: Số liệu điều tra tháng 9, năm 2014
Trong tổng chi phí bỏ ra để nuôi cá trong một tháng thấy rằng, chi phí thức ăn chiếm tỷ lệ cao nhất 82,28%. Chi phí thức ăn cao nhất phải bỏ ra là 4.833.360 nghìn đồng/tháng, thấp nhất là 62.541,82 nghìn đồng /tháng, chi phí thức ăn trung bình là 575.558,99 nghìn đồng/tháng. Nguyên nhân chủ yếu là do đặc thù chính của mô hình nuôi cá tra nguyên liệu, thức ăn là yếu tố đầu vào quan trọng duy trì sự tồn tại và phát triển của cá, cung cấp dinh dƣỡng cho cá tăng trƣởng tốt cho năng suất cao. Do các hộ có kinh nghiệm chăn nuôi khác nhau nên cách cho ăn cũng khác nhau dẫn đến sự chênh lệch khá cao, ngoài ra cũng còn tuỳ thuộc vào giá cả thức ăn trên thị trƣờng ở những thời điểm khác nhau, quy mô và thời gian nuôi dài ngắn khác nhau. Tất cả những nguyên nhân này làm chi phí thức ăn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí.
Chi phí cao thứ hai đó là chi phí lãi vay, chi phí này chiếm 8,87% trong tổng chi phí. Nhƣ đã nêu trên, tổng chi phí bỏ ra cho một vụ nuôi là tƣơng đối cao. Ngƣời nông dân không có khả năng chi trả cho tất cả các chi phí trong một vụ nuôi, vì vậy có 55% nông hộ sử dụng vốn vay phục vụ cho hoạt động Khoản mục chi phí. Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn Tỷ trọng trung bình (%) Chi phí cải tạo ao 18,14 1.520,00 167,49 249,85 0,02 Chi phí con giống 2.999,70 276.000,00 30.619,73 47.124,60 4,38 Chi phí thức ăn 62.541,82 4.833.360,00 575.558,99 826.911,00 82,28 Chi phí thuốc
phòng trị bệnh 1.603,64 147.804,80 17.713,01 24.545,90 2,53 Chi phí lãi vay - 487.500,00 62.066,20 115.455,33 8,87 Chi phí vệ sinh ao 45,45 4.800,00 451,93 801,81 0,06 Chi phí lao động - 21.000,00 3.888,33 5.042,90 0,56 Chi phí khác 1.338,55 67.768,96 9.085,03 12.062,69 1,30 Tổng chi phí 68.547,30 5.839.753,76 699.550,72 1.032.194,10 100,00
39
nuôi cá tra. Chi phí lãi vay trung bình là 62.066,20 nghìn đồng/tháng, chi phí lãi vay cao nhất là 487.500 nghìn đồng/tháng.
Chi phí tiếp theo đó là chi phí con giống, chi phí này chiếm 4,38% trong tổng chi phí. Trong 60 hộ đƣợc khảo sát thì hộ có chi phí con giống thấp nhất là 2.999,70 nghìn đồng/tháng, hộ có chi phí con giống cao nhất là 276.000 nghìn đồng/tháng và chi phí con giống trung bình của mỗi hộ nuôi là 30.619,73 nghìn đồng/tháng. Nguyên nhân là do một số hộ nuôi cá tra nguyên liệu bằng nguồn giống tự sản xuất nhằm hạn chế chi phí mua giống, hoặc thả với mật độ thƣa.
Kế đến là chi phí thuốc phòng trị bệnh dùng trong thủy sản. Trong nuôi cá, đặc biệt là nuôi cá tra thì chi thuốc cũng giống nhƣ chi phí thức ăn là một loại chi phí không thể thiếu chiếm 2,53% trong tổng chi phí bỏ ra. Chi phí thuốc phòng trị bệnh trung bình theo số liệu điều tra là 17.713,01 nghìn đồng/tháng, chi phí thuốc thấp nhất là 1.603,64 nghìn đồng/tháng và cao nhất là 147.804,80 nghìn đồng/tháng. Cùng với giá thức ăn thì giá thuốc cũng tăng cao do trong những năm qua tỷ giá biến động mà nguyên vật liệu dùng chế tạo thuốc là nhập từ bên ngoài. Bên cạnh đó do thời tiết xấu, nguồn nƣớc không đảm bảo vệ sinh và một số hộ dân thả giống với mật độ dày làm phát sinh dịch bệnh dẫn đến chi phí thuốc phòng trị bệnh tăng cao.
Chi phí thấp nhất trong tổng chi phí là chi phí khác. Chi phí khác bao gồm chi phí thuê đất, chi phí điện bơm nƣớc, chi phí xử lý nƣớc thải, chi phí thả giống, chi phí thu hoạch chiếm 1,30%. Chi phí khác thấp nhất là 1.338,55 nghìn đồng/tháng, cao nhất là 67.768,96 nghìn đồng/tháng. Chi phí khác bình quân trong tháng là 9.085,03 nghìn đồng/tháng. Do nguồn nƣớc nông hộ dùng để nuôi cá tra chủ yếu là nƣớc sông, kết hợp với điều kiện thuận lợi địa bàn nằm dọc theo bờ Tây sông Hậu nên giúp ngƣời dân tiết kiệm rất nhiều trong chi phí vận chuyển, bơm nƣớc. Bên cạnh đó, có một số hộ nuôi cá tra quy mô lớn, và vị trí ao nuôi cách xa nguồn nƣớc đã làm tăng chi khác nhƣng sự tăng thêm này không đáng kể. Tuy nhiên, chi phí khác cao hay thấp còn phụ thuộc vào diện tích nuôi nhiều hay ít, mật độ thả dày hay thả thƣa.
Ngoài ra còn một số chi phí khác chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng chi phí nhƣ: chi phí cải tạo ao, chi phí vệ sinh ao, chi phí lao động.