thấp. Vì vậy, ngƣời nông dân nên đầu tƣ vào mô hình này nếu có khả năng về tài chính và tận dụng tối đa các nguồn lực sẵn có.
4.2.3 Các yếu tố ảnh hƣởng đến lợi nhuận của nông hộ nuôi cá tra nguyên liệu tại huyện Châu Phú nguyên liệu tại huyện Châu Phú
Lợi nhuận của nông hộ nuôi cá tra nguyên liệu chịu ảnh hƣởng của nhiều nhân tố khác nhau nhƣ: mật độ thả giống, giá thức ăn, giá bán cá thu hoạch, tập huấn…và một số chi phí đầu tƣ khác vào quá trình chăn nuôi. Nhƣng để xác định một cách khoa học những nhân tố nào thật sự có ảnh hƣởng, và ảnh hƣởng với mức độ nhƣ thế nào thì cần phải thiết lập hàm phân tích yếu tố ảnh
42
hƣởng đến lợi nhuận. Từ đó có thể phát huy những nhân tố tích cực làm tăng lợi nhuận và tìm biện pháp hạn chế những nhân tố tiêu cực.
Nhƣ đã trình bày trong chƣơng 3, có tất cả 7 yếu tố đƣợc sử dụng để ƣớc lƣợng mô hình hồi quy xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến lợi nhuận của các nông hộ nuôi cá tra nguyên liệu. Tuy nhiên, để đảm bảo xây dựng đƣợc mô hình ƣớc lƣợng “tốt” với tất cả các hệ số ƣớc lƣợng đúng với kỳ vọng, có ý nghĩa thống kê, giá trị R2 có ý nghĩa và các biến độc lập không xảy ra tự tƣơng quan hay đa cộng tuyến, tổng số biến trong mô hình phù hợp với số mẫu quan sát, phƣơng pháp khai thác dữ liệu (enter) đƣợc sử dụng.
Kết quả phân tích hồi quy cho thấy, vì mô hình có sig. = 0,000 nhỏ hơn rất nhiều so với mức ý nghĩa α = 1% nên mô hình hồi quy có ý nghĩa. Đồng nghĩa với các dữ liệu trong mô hình có thể sử dụng đƣợc. Qua bảng kết quả phân tích cho thấy R2= 0,687 và R2 hiệu chỉnh là 0,645 có nghĩa là 64,5% sự biến thiên của lợi nhuận nuôi cá tra đƣợc giải thích bởi các yếu tố đƣa vào mô hình, hệ số này tƣơng đối cao là do có sự liên quan giữa lợi nhuận và các biến đƣợc đƣa vào mô hình. Các biến trên chỉ giải thích đƣợc 64,5% sự biến thiên của lợi nhuận, còn lại là do các yếu tố khác ngoài mô hình ảnh hƣởng. Mức ý nghĩa Sig.F là 0,000 nhỏ hơn 1%, điều đó cho thấy mô hình hồi quy đƣa ra là rất có ý nghĩa. Hay biến phụ thuộc Y (lợi nhuận nuôi cá tra) bị ảnh hƣởng bởi ít nhất một yếu tố độc lập đƣợc đƣa trong mô hình. Bên cạnh đó độ phóng đại phƣơng sai (VIF) của các biến trong mô hình nhỏ hơn 10 nên chứng tỏ mô hình không có hiện tƣợng đa cộng tuyến (theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Ngoài ra hệ số Durbin Watson là 1,978 không xảy ra hiện tƣợng tự tƣơng quan (theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).
Bên cạnh đó, qua kết quả kiểm định phƣơng sai sai số thay đổi cho thấy không có biến nào bị phƣơng sai sai số thay đổi, tức là không ảnh hƣởng đến mô hình (xem phụ lục).
Kết quả phân tích hồi quy chỉ ra rằng lợi nhuận nuôi cá tra nguyên liệu của các nông hộ trên địa bàn huyện Châu Phú phụ thuộc vào các yếu tố sau: mật độ thả giống, giá bán thức ăn, chi phí lãi vay, chi phí lao động, chi phí vệ sinh ao và giá bán cá tra (ở mức ý nghĩa sig. < 1%). Mô hình hồi quy có dạng:
0 1 1 2 2 3 3 3 3 4 4 5 5 6 6 7 7
Y X X X X X X X X
Thay các hệ số vào thể đƣợc viết lại nhƣ sau:
Lợi nhuận = -611.661,256 + 2.538,983*mật độ thả giống - 10.617,154*giá bán thức ăn - 0,823*chi phí lãi vay – 4,81*chi phí lao động+ 82,883*chi phí vệ sinh ao + 31.142,076*giá bán.
43
Bảng 4.13 Kết quả phân tích mô hình hồi quy tuyến tính
Nhân tố Biến Hệ số β Ý nghĩa
Mật độ thả giống X1 2.538,983 0,002*
Tỷ lệ hao hụt X2 -37.769,529 0,36ns
Giá bán thức ăn X3 -10.617,154 0,002*
Chi phí lãi vay X4 -,823 0,000*
Chi phí lao động X5 -4,81 0,081*** Chi phí vệ sinh ao X6 82,883 0,000* Giá bán X7 31.142,076 0,002* Hằng số -611.661,256 0,007* Sig. 0,000 Hệ số R2 0,687 Hệ số R2 hiệu chỉnh 0,645 Giá trị thống kê F 16,284 Durbin-Watson 1,978
Ghi chú: * : ý nghĩa 1%, **: ý nghĩa 5%, ***: ý nghĩa 10%, ns: không có ý nghĩa
Giải thích các biến Mật độ thả giống
Hệ số X1 có ý nghĩa thống kê trong mô hình nên mật độ thả giống có ảnh hƣởng đến lợi nhuận. Kết quả phân tích cho thấy mật độ thả giống có tƣơng quan tỷ lệ thuận với lợi nhuận. Điều này có nghĩa là số lƣợng con giống đƣợc thả càng nhiều, càng dày thì lợi nhuận sẽ càng cao. Cụ thể là, cứ thả cá giống tăng thêm 1 con/m2 thì lợi nhuận sẽ tăng thêm đƣợc 2.538,98 nghìn đồng/m2
/tháng do sản lƣợng thu hoạch đƣợc nhiều hơn. Mối tƣơng quan này có ý nghĩa thống kê ở mức 1% và có thể đƣợc giải thích là do cá giống đƣợc thả càng nhiều thì sản lƣợng thu hoạch sẽ càng cao dẫn đến lợi nhuận của nông hộ cũng gia tăng theo.
Tỷ lệ hao hụt
Hệ số của biến X2 không có ý nghĩa thống kê trong mô hình, nên tỷ lệ hao hụt không có ảnh hƣởng đến lợi nhuận của nông hộ nuôi cá tra nguyên liệu trên địa bàn nghiên nghiên. Trên thực tế tỷ lệ hao hụt có ảnh hƣởng đến sản lƣợng đạt đƣợc, và trƣớc khi hao hụt xảy ra, cá vẫn tiêu tốn thức ăn và những chi phí khác, làm tổng chi phí không đổi, mà lại giảm sản lƣợng, ảnh hƣởng đến lợi nhuận. Nhƣng vì ngƣời dân nơi đây thả giống với mật độ vừa phải (20 – 40 con/m2, chiếm 75%), bên cạnh đó, ngƣời nông dân rất quan trọng vấn đề dịch bệnh, dựa vào kinh nghiệm nuôi của mình họ thƣờng theo dõi rất sát diễn biến trên cá để dễ dàng nắm bắt tình hình tăng trƣởng và phát triển của cá, có cách phòng trị bệnh hợp lý và kịp thời nên tỷ lệ hao hụt tác
44
động lên sản lƣợng không đáng kể để làm giảm lợi nhuận của nông hộ nuôi cá tra.
Giá bán thức ăn
Hệ số của biến X3 có ý nghĩa thống kê trong mô hình nên giá bán thức ăn cho cá tra có ảnh hƣởng đến lợi nhuận của nông hộ. Mối quan hệ này có ý nghĩa thống kê ở mức 1% và quan hệ tỷ lệ nghịch với lợi nhuận, nghĩa là giá bán thức ăn càng tăng thì lợi nhuận sẽ càng giảm. Nguyên nhân là do thức ăn nuôi cá là khoản chi phí đóng vai trò quan trọng nhất, chiếm 82,28% trong tổng chi phí biến đổi. Giá thức ăn tăng quá nhanh thì khả năng lợi nhuận của nông hộ giảm đi càng nhiều. Kết quả phân tích cho thấy, khi các yếu tố khác không đổi, giá thức ăn cứ tăng lên 1.000 đồng/kg sẽ làm cho lợi nhuận giảm 10.617,15 nghìn đồng/tháng.
Chi phí lãi vay
Hệ số của biến X4 có ý nghĩa thống kê trong mô hình nghiên cứu, nên chi phí lãi vay có mối tƣơng quan và tƣơng quan nghịch với lợi nhuận. Qua kết quả phân tích, hệ số β4 = -0,823 và ở mức ý nghĩa 1%, nếu các yếu tố khác trong mô hình không thay đổi, khi chi phí lãi vay tăng lên 1 nghìn đồng/tháng thì lợi nhuận giảm 0,823 nghìn đồng. Nguyên nhân là do việc nuôi cá cần nguồn vốn rất lớn, đa số nông hộ không đủ vốn phải đi vay ở ngân hàng (51,7%) hoặc vay nặng lãi từ những nguồn không chính thức (3,3%) và chịu lãi suất khá cao.
Chi phí lao động
Hệ số của biến X5 có ý nghĩa thống kê trong mô hình nên chi phí lao động có ảnh hƣởng và ảnh hƣởng tỷ lệ nghịch đến lợi nhuận của nông hộ. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy, hệ số β5 = -4,81 và ở mức ý nghĩa 10%, nếu các yếu tố khác không đổi, khi chi phí lao động tăng lên 1.000 đồng/tháng thì lợi nhuận giảm 4,81 nghìn đồng/tháng. Nguyên nhân do nông hộ trên địa bàn nghiên cứu tuy sử dụng lao động nhà vào hoạt động nuôi cá là chủ yếu, nhƣng vẫn phải thuê thêm lao động ngoài. Bên cạnh đó, tiền lƣơng thuê nhân công đƣợc chủ hộ đánh giá là tƣơng đối cao, nên biến chi phí lao động có tác động đến lợi nhuận của ngƣời dân nuôi cá tra trong mô hình nghiên cứu.
Chi phí vệ sinh ao
Hệ số của biến X6 có ý nghĩa thống kê trong mô hình nghiên cứu, nên chi phí vệ sinh ao có ảnh hƣởng đến lợi nhuận của ngƣời nuôi cá tra. Qua kết quả điều tra, hệ số β6 = 82,88 và ở mức ý nghĩa 1%, nếu các yếu tố khác trong mô hình không thay đổi, khi chi phí vệ sinh ao tăng 1.000 đồng thì lợi nhuận tăng 82,88 nghìn đồng. Nguyên nhân do các hộ nông dân rất chú trọng vấn đề vệ sinh ao, họ cho rằng nguồn nƣớc trong ao thƣờng xuyên bị ô nhiễm nặng do sự tích tụ của phân cá và thức ăn dƣ thừa làm cá chậm lớn và dễ bị nhiễm bệnh. Nếu hút bùn và vét đáy ao 1 cách hợp lý (3 đến 4 tuần/lần) sẽ làm giảm nguy cơ cá nhiễm bệnh, hạn chế đƣợc chi phí thuốc phòng trị bệnh và hạ thấp tỷ lệ hao hụt. Khi đó cá sống trong môi trƣờng nƣớc thông thoáng sẽ phát triển tốt và cho năng suất cao hơn làm cho lợi nhuận tăng lên.
45
Giá bán
Hệ số của biến X7 có ý nghĩa thống kê trong mô hình. Giá cả có ảnh hƣởng đến lợi nhuận là điều luôn đúng. Thực tế đã chứng minh trong những năm qua, đặc biệt là trong năm 2010 và 2011 giá cá tra xuống thấp chỉ 15.000 đến 16.000 đồng/kg , nông dân báo lỗ 3.000 đến 5.000 đồng/kg. Đã có không ít hộ nông dân đã treo ao ngừng nuôi, vì không còn vốn. Do đó, giá bán cá tra có ảnh hƣởng nhiều đến lợi nhuận của nông hộ. Theo phƣơng trình hồi quy trên, nếu các yếu tố khác không đổi và ở mức ý nghĩa 1%, khi giá bán tăng 1.000 đồng/kg thì lợi nhuận của nông hộ tăng 32.230,66 nghìn đồng/tháng. Theo khảo sát thì hầu nhƣ 100% nông hộ không ký kết hợp đồng tiêu thụ trƣớc với công ty mà chỉ để đến khi thu hoạch thì mới tìm ngƣời thu mua.
Tóm tắt chƣơng, Chƣơng 4 nêu lên thực trạng nuôi cá tra nguyên liệu của nông hộ, sau khi phân tích các tỷ số tài chính cho thấy nông hộ nuôi cá có hiệu quả chƣa cao vì chỉ thu đƣợc 0,05 nghìn đồng lợi nhuận từ 1.000 đồng chí bỏ ra. Kết quả phân tích hồi quy có 6 nhân tố ảnh đến lợi nhuận đó là mật độ thả giống, giá bán thức ăn, chi phí lãi vay, chi phí lao động, chi phí vệ sinh ao và giá bán cá tra nguyên liệu.
Qua kết quả phân tích trên cho thấy giá bán thức ăn, chi phí lãi vay và chi phí lao động có tƣơng quan nghịch với lợi nhuận của nông hộ nuôi cá tra nguyên liệu. Nhƣng vì nuôi cá cần phải có vốn lớn, nên đa số nông dân thƣờng đi vay vốn để dùng vào hoạt động này, nên khó đƣa ra hƣớng khắc phục phù hợp. Vì thế nông hộ cần sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tƣ, tránh lãng phí các yếu tố đầu vào để không phải đi vay thêm tiền vì thiếu hụt vốn trong quá trình nuôi cá. Thức ăn là khoản chi phí đƣợc ngƣời nông dân rất chú trọng, vì đây là nguồn đầu vào lớn nhất so với các nguồn đầu vào khác. Tuy nhiên, do nông hộ có thói quen mua thức ăn ở những đại lý hoặc kênh phân phối trung gian và mua với số lƣợng ít, nên vấn đề mua thức ăn với giá cao là không tránh khỏi. Ngƣời nông dân nên liên hệ trực tiếp với công ty bán thức ăn thủy sản để có thể mua với giá phải chăng và không phải mất đi khoản chi phí hao hụt do mua thức ăn với giá cao. Nuôi cá tra là hoạt động bao gồm những công việc tƣơng đối đơn giản nhƣ theo dõi tình trạng cá, quản lý ao nuôi, cho ăn và chăm sóc cá. Nếu những hộ có đông nhân khẩu, nên tận dụng nguồn lao động nhà vào hoạt động nuôi cá để giảm bớt chi phí lao động thuê ngoài. Ngƣời nuôi cá cần tiến hành vệ sinh ao nuôi hợp lý, tránh lãng phí và giảm nguy cơ mắc bệnh trên cá. Bên cạnh đó, nông hộ cũng cần thƣờng xuyên theo dõi sự biến động của giá cả để không phải rơi vào tình trạng bị thƣơng láy thu mua ép giá hay mua không đúng giá.
46
CHƢƠNG 5
CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH