MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của nông hộ nuôi cá tra nguyên liệu tại huyện châu phú tỉnh an giang (Trang 29)

Sau khi đã xác định vấn đề nghiên cứu, tác giả tiến hành xác định các mục tiêu nghiên cứu cụ thể để có thể giải quyết đƣợc vấn đề cần nghiên cứu. Dựa trên các mục tiêu nghiên cứu tác giả tiến hành thu thập số liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp để phục vụ cho quá trình phân tích.

Số liệu thứ cấp đƣợc thu thập từ Hội khuyến nông, Chi cục thống kê huyện Châu Phú, Chi cục thủy sản An Giang. Thông qua việc phân tích số liệu thứ cấp ta có thể thấy đƣợc tình hình nuôi cá tra nguyên liệu và đánh giá sơ bộ về lợi ích kinh tế xã hội của nông hộ trong hoạt động nuôi cá tra thành phẩm tại huyện.

Số liệu sơ cấp đƣợc thu thập thông qua bảng câu hỏi để phỏng vấn trực tiếp. Bảng câu hỏi đƣợc phỏng vấn thử và sau đó kết hợp với ý kiến của

18

chuyên gia sẽ đƣợc chỉnh sửa lại để tiến hành phỏng vấn chính thức. Sau khi đã thu thập số liệu tác giả tiến hành phân tích để đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hƣởng hiệu quả tài chính của nông hộ nuôi cá tra nguyên liệu trên địa bàn nghiên cứu.

Tập hợp các thông tin cần thiết từ việc phân tích số liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp tiến hành đƣa ra các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả tài chính của nông hộ trong thời gian tới.

Hình 2.1. Mô hình nghiên cứu của đề tài

Tóm tắt chƣơng: Chƣơng 2 trình bày những căn cứ khoa học làm cơ sở lý luận cho bài nghiên cứu. Nêu lên những thuật ngữ kinh tế, khái niệm, nội dung lý thuyết về một số phƣơng pháp phân tích chủ yếu đƣợc sử dụng trong đề tài nhƣ thống kê mô tả, phân tích các tỷ số tài chính, phân tích hồi quy tƣơng quan, kiểm định phƣơng sai sai số thay đổi,...

Xác định vấn đề

Mục tiêu nghiên cứu

Câu hỏi nghiên cứu

Thu thập dữ liệu thứ cấp

Thu thập dữ liệu sơ cấp

Phân tích dữ liệu

thứ cấp Phân tích dữ liệu sơ cấp

Đánh giá thực trạng, điều kiện phát triển của hoạt động nuôi cá tra

nguyên liệu

Phân tích doanh thu, chi phí, lợi nhuận và các yếu tố ảnh hƣởng đến lợi nhuận của nông hộ nuôi cá

tra nguyên liệu

Đƣa ra giải pháp nhằmnâng cao hiệu quả tài chính của nông hộ nuôi cá tra nguyên liệu

19

CHƢƠNG 3

TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 3.1 TỔNG QUAN VỀ TỈNH AN GIANG

3.1.1 Vị trí địa lý

An Giang là tỉnh nằm phía Tây Nam của Việt Nam, là vùng đất đầu nguồn sông Cửu Long.Với diện tích 3.536,8 km² và dân số toàn tỉnh là 2.151 nghìn ngƣời (2011), mật độ dân số 608 ngƣời/km². Đây là tỉnh có dân số đông nhất khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Phía Bắc và Tây Bắc tiếp giáp Campuchia với đƣờng biên giới dài 104 km, chạy dọc theo kênh Vĩnh Tế. Phía Tây Nam giáp tỉnh Kiên Giang, đƣờng ranh giới dài 69,789 km. Phía Nam có 44,734 km đất đai tiếp giáp với thành phố Cần Thơ. Phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh Đồng Tháp, ngăn cách bởi sông Tiền và rạch Cái Tàu Thƣợng, chiều dài đƣờng ranh giới là 107,6 km.

Tiếp giáp với Vƣơng Quốc Campuchia với đƣờng biên giới dài 104 km. Vì thế tỉnh An Giang là trung tâm kinh tế thƣơng mại giữa 3 thành phố lớn là TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ và Phnompenh; là cửa ngõ giao thƣơng có từ lâu đời giữa vùng ĐBSCL, TP Hồ Chí Minh với các nƣớc tiểu vùng Mekong: Campuchia - Thái Lan và Lào.

Lãnh thổ An Giang bao gồm hai vùng: dãy cù lao nằm giữa sông Tiền - sông Hậu, bao gồm các huyện: An Phú, Phú Tân, Chợ Mới, thị xã Tân Châu; dãy đất nằm dọc bên hữu ngạn sông Hậu, thuộc vùng Tứ giác Long Xuyên, bao gồm các huyện: Châu Phú, Châu Thành, Tịnh Biên, Tri Tôn, Thoại Sơn, thành phố Châu Đốc và thành phố Long Xuyên.

3.1.2 Điều kiện tự nhiên

3.1.2.1 Về thời tiết, khí hậu

An Giang nằm trong vùng gần trung tâm xích đạo nên mang đậm tính chất của kiểu khí hậu xích đạo, chịu ảnh hƣởng của gió mùa Tây Nam và gió mùa Đông Bắc. Nên các quá trình diễn biến của nhiệt độ cũng nhƣ lƣợng mƣa đều giống với khí hậu xích đạo. Nhiệt độ trung bình hàng năm ở An Giang không những cao mà còn rất ổn định.

Lƣợng bức xạ tƣơng đối lớn, tổng nhiệt độ trung bình hằng năm là 10.000ºC. Số giờ nắng trung bình trong năm khoảng 2.520 giờ, cao kỷ lục so với cả nƣớc. Nhiệt độ trung bình năm 27ºC, cao nhất 35ºC - 36ºC vào tháng 4 - 5, thấp nhất từ 20ºC - 21ºC vào tháng 12 và tháng 1. Lƣợng mƣa trung bình 1.400 – 1.500mm. Độ ẩm trung bình 75 – 80%, khí hậu cơ bản thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Biên độ nhiệt giữa các tháng trong năm thấp. Vào mùa khô, biên độ nhiệt từ 1,5 - 30C; vào mùa mƣa, biên độ nhiệt giữa các tháng chỉ vào khoảng trên dƣới 1ºC.

Khí hậu phân hóa thành hai mùa rõ rệt. Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, có gió mùa Đông Bắc, thời tiết trong lành, ít mƣa. Mùa mƣa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, có gió mùa Tây Nam thổi vào, nóng ẩm, mƣa

20

nhiều, lƣợng mƣa chiếm khoảng 90% lƣợng mƣa cả năm, tập trung cao nhất từ tháng 8 - tháng 10, gây nên cảnh ngập lụt trên diện rộng, ảnh hƣởng nhiều đến hoạt động kinh tế và đời sống xã hội.

Nhìn chung, chế độ khí hậu của tỉnh tƣơng đối ôn hoà, nắng nhiều, mƣa vừa, ít thiên tai, thời tiết khá ổn định, hầu nhƣ không xảy ra bão và sƣơng muối. Đây là những thuận lợi để phát triển trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt thủy sản và các ngành kinh tế khác nhƣ du lịch, giao thông. Khó khăn nhất mà khí hậu gây ra cho tỉnh An Giang cũng nhƣ các tỉnh khác ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long là thiếu nƣớc vào mùa khô và ngập lụt vào mùa mƣa. Vấn đề đặt ra là cần phải có những giải pháp đồng bộ để khắc phục, tìm nguồn cung cấp nƣớc vào mùa khô, tận dụng các nguồn lợi của lũ nhƣ: bồi đắp phù sa, khai thác thủy sản... giúp ngƣời dân yên tâm sống chung với lũ.

3.1.2.2 Về sông ngòi

An Giang nằm ở thƣợng nguồn sông Cửu Long, đoạn hạ lƣu của sông Mê Kông, có nhiều sông lớn chảy qua. Ngoài ra, tỉnh còn có một hệ thống rạch tự nhiên và các kênh đào nằm rải rác khắp nơi, tạo thành mạng lƣới giao thông thủy lợi chằng chịt với mật độ sông ngòi là 0,72km/km2.

Với hai nhánh sông Tiền và sông Hậu chảy qua địa phận An Giang khoảng 100km, rất thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa, đi lại bằng đƣờng bộ lẫn đƣờng thủy. Cảng Mỹ Thới thuộc hệ thống của cảng biển Việt Nam và quốc tế đón nhận các loại tàu buôn đến 10.000 tấn. Đây là cảng trung chuyển trong đƣờng vận chuyển trực tiếp từ các quốc gia thuộc khối Asean và quốc tế: Campuchia, Philippines, Singapore, Malaysia, Indonesia, Đông Timo, ....

Ngoài các con sông lớn, An Giang còn có hệ thống các kênh, rạch, hồ nằm rải rác khắp bề mặt lãnh thổ. Sau đây là một vài tuyến kênh, hồ chính: Kênh Thoại Hà, kênh Vĩnh Tế, kênh Vĩnh An, kênh Trà Sƣ, kênh Thần Nông, kênh Vàm Xáng, hồ Soài So, hồ Ô Tức Xa, hồ Cây Đuốc.

3.1.2.3 Về địa hình

Khác với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, bên cạnh vùng đồng bằng phù sa, An Giang còn có một miền núi nhỏ, dài 30km, rộng 13km. Trong đó đồng bằng chiếm khoảng 87% diện tích tự nhiên của tỉnh, là nơi sinh sống của khoảng 89% dân cƣ toàn tỉnh. Đồng bằng cũng đƣợc phân thành hai loại là đồng bằng phù sa và đồng bằng ven núi. Vùng đồi núi chiếm khoảng 13% diện tích tự nhiên và 11% dân cƣ toàn tỉnh. Các dãy núi phân bố thành hình vòng cung kéo dài gần 100 km, khởi đầu từ huyện An Phú, qua thành phố Châu Đốc, bao trùm lên gần hết diện tích huyện Tịnh Biên và huyện Tri Tôn, về huyện Thoại Sơn, gồm các cụm núi chính: Đó là dãy Bảy Núi (Thất Sơn) ở các huyện Tịnh Biên, Tri Tôn. Phía tây tỉnh, chạy song song với biên giới là kênh Vĩnh Tế, đƣợc đào năm 1823 nối từ Châu Đốc đến Hà Tiên…

3.1.3 Tiềm năng phát triển kinh tế và du lịch

An Giang đƣợc nhiều du khách biết đến với các lễ hội độc đáo nhƣ lễ hội miếu Bà Chúa Xứ, Chôl Chnam Thmây, Dolta và hội đua bò..., các danh lam thắng cảnh: núi Sam, miếu Bà Chúa Xứ, Núi Cấm và hệ thống hang động

21

Thủy Đài Sơn, Anh Vũ Sơn, Sơn viên Cô Tô, đồi Tức Dụp anh hùng trong chống Mỹ và nhiều di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật khác.

An Giang còn nổi tiếng với các nghề thủ công truyền thống nhƣ lụa Tân Châu, mắm Châu Đốc, mộc Chợ Thủ, bánh phồng Phú Tân, khô bò và các mặt hàng tiêu dùng. Đặc biệt là nghề dệt vải thủ công lâu đời của đồng bào Chăm và nghề nuôi cá bè đặc trƣng của vùng sông nƣớc.

Với gần 1.000 ha nuôi cá tra nguyên liệu, An Giang là tỉnh có diện tích nuôi cá tra lớn thứ hai ở ÐBSCL, chỉ sau Ðồng Tháp.

Bảng 3.1: Tổng hợp tình hình nuôi trồng thủy sản của ngƣ dân tỉnh An Giang giai đoạn 2012 -2013

Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013

Tổng diện tích nuôi thủy sản Ha 1.924,50 2.618,50 2.496,38

Trong đó: cá tra Ha 960 1.331,10 1.269,25

Sản lƣợng thủy sản Tấn 295.000 339.323 327.200

Trong đó: cá tra Ha 267.990 245690 242.524

Năng suất Tấn/ha 262 291 290

Nguồn: Cục Thống kê An Giang

Cá tra, cá basa là một trong những đối tƣợng nuôi chủ lực trong phát triển nuôi trồng thủy sản của tỉnh. Tuy nhiên, trong những năm gần đây diện tích và sản lƣợng nuôi cá tra liên tục giảm và đến cuối năm 2013 chỉ còn khoảng 800 ha, nguyên nhân chủ yếu do giá cả không ổn định,… ngƣời nuôi không có lãi nên ngƣời nuôi thu hẹp dần diện tích.

3.1.4 Giao thông

Trục giao thông chính của tỉnh An Giang là quốc lộ 91 nối thành phố Long Xuyên với cửa khẩu Tịnh Biên và nối với quốc lộ 1A qua hai ngã Đồng Tháp và Cần Thơ. Các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long có thể đến An Giang rất thuận tiện cả bằng đƣờng bộ và đƣờng thủy.

3.2 KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN CHÂU PHÚ 3.2.1 Vị trí địa lí 3.2.1 Vị trí địa lí

Châu Phú là huyện nằm ở khu vực trung tâm của tỉnh An Giang, đƣờng ranh giới dài 14,570 km, có diện tích 425,7 km², nằm cách thành phố Long Xuyên 35 km về phía Bắc và cách thành phố Châu Đốc 20 km về phía Nam. Đông giáp sông Hậu ngăn cách với huyện Phú Tân; Nam giáp huyện Châu Thành, đƣờng ranh giới dài 29,176 km; Tây giáp huyện Tịnh Biên, chiều dài ranh giới là 20,151 km.

Về hành chính, huyện bao gồm thị trấn Cái Dầu và 12 xã là: Khánh Hoà, Mỹ Đức, Mỹ Phú, Ô Long Vĩ, Vĩnh Thạnh Trung, Bình Long, Thạnh Mỹ Tây, Bình Mỹ, Bình Thủy, Bình Phú, Đào Hữu Cảnh và Bình Chánh.

22

3.2.2 Điều kiện tự nhiên

3.2.2.1 Về thời tiết, khí hậu

Do Châu Phú là huyện đầu nguồn sông Cửu Long nên vào khoảng tháng 6 dƣơng lịch hàng năm huyện Châu Phú đều phải đối mặt với mùa lũ. Tình hình lũ ở An Giang nói chung và ở Châu Phú nói riêng diễn biến phức tạp, đỉnh lũ biến động bất thƣờng qua các năm khác nhau. Lũ ảnh hƣởng lớn đến sự phát triển kinh tế xã - hội và đời sống nhân dân.

Bên cạnh đó, lũ cũng mang lại một nguồn lợi lớn cho ngƣời dân nơi đây. Mùa lũ đã tạo điều kiện để ngƣời dân trong huyện có thêm thu nhập thông qua các hoạt động nhƣ: đánh bắt – nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng các loại cây thủy sinh, giao thông vận tải đƣờng thủy....Ngoài ra, lũ còn có tác dụng vệ sinh đồng ruộng, bồi đắp phù sa cho đất.

3.2.2.2 Về sông ngòi

Châu Phú là huyện nằm bên bờ Tây sông Hậu, dọc theo sông Hậu có những kênh rạch dẫn nƣớc vào đồng nhƣ kênh Thầy Phó, kênh Bình Mỹ, kênh xáng Cây Dƣơng, kênh Phù Dật, kênh Chữ S, kênh xáng Vịnh Tre, kênh Cần Thảo, kênh Đào...

Với chiều dài trên 33 km dọc theo tuyến quốc lộ 91, cặp bờ sông Hậu và 2/3 cánh đồng nằm trên vùng Láng Linh, Châu Phú có nhiều tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản song song với cây lúa và hoa màu, đặc biệt ở 2 xã cù lao là Khánh Hòa và Bình Thủy. Từ năm 1996, huyện đã tập trung quy hoạch và phát triển mạnh mô hình nuôi cá tra ở các xã, thị trấn cặp bờ Tây sông Hậu nhƣ: Khánh Hòa, Mỹ Phú, Vĩnh Thạnh Trung, Cái Dầu, Bình Mỹ, Bình Thủy.

3.2.2.3 Về địa hình

Châu Phú là một trong những huyện thuộc dãy đất nằm ở hữu ngạn sông Hậu. Địa hình hơi nghiêng, thấp dần về phía Tây - Tây Nam. Nơi thấp nhất chỉ cao khoảng 0,7 - 1,0 m so với mực nƣớc biển. Đất chuyển từ thịt nhẹ đến đất sét, thích hợp cho cây lúa, cây công nghiệp ngắn ngày và cây ăn quả.

Châu Phú nói riêng và An Giang nói chung là nơi có hệ thống các kênh, rạch, hồ nằm rải rác khắp bề mặt lãnh thổ. Hệ thống rạch tự nhiên có độ dài từ vài km đến 30 km, bề rộng từ vài m đến 100 m, độ uốn khúc quanh co khá lớn. Các rạch nằm giữa sông Tiền và sông Hậu thƣờng lấy nƣớc từ sông Tiền chuyển sang sông Hậu. Các rạch ở phía Tây sông Hậu thì lấy nƣớc từ sông Hậu dẫn vào nội đồng.

Ngoài ra, đất phù sa xám nâu ít đƣợc bồi phân bố ở những địa hình thấp và thƣờng ở sâu trong nội đồng, cách xa sông rạch, nhƣ các xã Ô Long Vĩ, Đào Hữu Cảnh, Thạnh Mỹ Tây.

3.2.3 Tiềm năng phát triển kinh tế và du lịch

Châu Phú là một trong ba huyện đồng bằng thuộc vùng Tứ giác Long Xuyên, nằm ở phía tây sông Hậu, có vị trí đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội toàn vùng. Huyện có đƣờng quốc lộ 91 và sông Hậu chạy qua,

23

là cầu nối giữa Thành phố Long Xuyên và Thành phố Châu Đốc. Đây là điều kiện thuận lợi cho huyện trong việc phát triển đô thị, thƣơng mại và dịch vụ. Châu Phú có diện tích tự nhiên 45.101 ha, trong đó đất nông nghiệp 40.174 ha với hệ thống sông ngòi chằng chịt; đặc biệt là các tuyến kênh tiếp giáp với sông Hậu nhƣ: kênh Ba Thê, Vịnh Tre, Núi Chốc, Năng Gù...; là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển lúa, màu, giao thông thủy và đặc biệt là nghề nuôi trồng thủy sản; là nguồn nguyên liệu dồi dào cho công nghiệp chế biến lƣơng thực, thực phẩm và xuất khẩu. Lĩnh vực thƣơng mại dịch vụ từng bƣớc phát triển có nhiều khởi sắc; mạng lƣới các chợ phát triển rộng khắp, góp phần đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa của huyện

Huyện nằm trên tuyến đƣờng du lịch quan trọng của tỉnh An Giang. Hàng năm trên tuyến quốc lộ 91 có khoảng bốn triệu lƣợt khách du lịch và khách hành hƣơng đi qua địa phận Châu Phú để đến núi Sam – miếu Bà Chúa Xứ, núi Cấm, Hà Tiên và Vƣơng quốc Campuchia thông qua hai cửa khẩu kinh tế của An Giang là cửa khẩu Xuân Tô – Tịnh Biên và cửa khẩu Khánh Bình – An Phú.

Huyện có đền Quản cơ Trần Văn Thành - ngƣời có công trong trận chiến ở căn cứ Láng Linh - Bảy Thƣa. Dân chúng đa số theo đạo Hoà Hảo, mỗi nhà thƣờng có ảnh thờ đức Huỳnh giáo chủ. Hằng năm, trên địa bàn huyện diễn ra nhiều lễ hội mang sắc thái dân tộc độc đáo nhƣ: lễ rƣớc thần đình Bình Thủy, lễ vía Thầy Tây An...

3.2.4 Giao thông

Châu Phú là một trong ba huyện đồng bằng thuộc vùng Tứ giác Long Xuyên, nằm ở phía tây sông Hậu, có vị trí đặc biệt quan trọng trong phát triển

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của nông hộ nuôi cá tra nguyên liệu tại huyện châu phú tỉnh an giang (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)