THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA NGƢỜI NUÔI CÁ TRA NGUYÊN

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của nông hộ nuôi cá tra nguyên liệu tại huyện châu phú tỉnh an giang (Trang 58 - 62)

TẠI HUYỆN CHÂU PHÚ, TỈNH AN GIANG

5.1 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA NGƢỜI NUÔI CÁ TRA NGUYÊN LIỆU NGUYÊN LIỆU

Từ kết quả điều tra 60 nông hộ nuôi cá tra nguyên liệu tại huyện Châu Phú, tỉnh An Giang cho thấy nghề nuôi cá tra bao đời nay đã trở nên quá quen thuộc đối với ngƣời dân nơi đây. Bên cạnh những thuận lợi trong hoạt động nuôi cá tra, ngƣời nông dân còn phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức.

5.1.1 Thuận lợi

Theo kết quả khảo sát, hiện nay mô hình nuôi cá tra nguyên liệu trong ao hầm vẫn tiếp tục đƣợc duy trì do có nhiều thuận lợi về: diện tích canh tác có sẵn, thuộc quyền sở hữu của chủ hộ (28%), nên không phải tốn thêm chi phí thuê đất, mà chỉ cần cải tạo lại ao nuôi vào đầu vụ nuôi là có thể thả giống. Một số hộ nuôi với quy mô nhỏ lẻ có sẵn nguồn vốn (19%) không phải đi vay giúp hạ giá thành sản xuất cá tra.

Nghề nuôi cá tra từ lâu đã trở thành truyền thống của ngƣời dân trên địa bàn huyện Châu Phú, tỉnh An Giang, do nghề nuôi cá tra đã có từ lâu đời, nên các chủ hộ nuôi có kinh nghiệm nuôi lâu năm hay học hỏi kinh nghiệm từ những ngƣời nuôi khác nên khâu quản lý chăm sóc đối với họ là không khó (26%).

Thuận lợi khác mà ngƣời nông dân trên địa bàn huyện nghiên cứu trả lời phỏng vấn là việc cơ giới hóa trong nông nghiệp (25%). Máy móc là thiết quan trọng trong sản xuất vì thế các nông hộ luôn trang bị đầy đủ các thiết bị máy móc hiện đại, nhằm mục đích nâng cao năng suất, tiết kiệm thời gian cho ăn, hạn chế thất thoát sau thu hoạch.

Nông hộ nuôi cá tra trên địa bàn nghiên cứu cũng đƣợc sự hỗ trợ kỹ thuật và công tác tập huấn trong sản xuất từ các công ty thuốc thú y/thức ăn thủy sản, các cán bộ khuyến nông của địa phƣơng, chi cục thủy sản (53,33%).

Mạng lƣới thông tin và hoạt động chuyển giao kỹ thuật ngày càng đáp ứng nhu cầu tiếp thu những thành tự khoa học của ngƣời dân, học có thể tiếp cận những thông tin trên từ nhiều nguồn khác nhau, chủ yếu là qua phƣơng tiện truyền thông và cán bộ cơ quan tổ chức tập huấn.

Nuôi cá tra giải quyết đƣợc việc làm cho ngƣời dân nông thôn vì học vấn của họ còn rất thấp nên không có việc làm nào phù hợp và có thu nhập hơn nghề nuôi cá tra. Nuôi cá tra không những kiếm thêm thu nhập cho ngƣời nuôi mà còn tạo thu nhập cho những thƣơng lái và những ngƣời bán lẻ… Ngoài ra,

47

cá tra còn là sản phẩm thủy sản chủ lực (chỉ sau tôm) xuất khẩu góp phần thu ngoại tệ về cho quốc gia.

Thêm một điểm mạnh nữa là vị trí địa lý của địa bàn nghiên cứu có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, lƣu lƣợng nƣớc dồi dao và phù hợp với đặc điểm sinh học của cá tra thuận lợi cho ngƣời dân chủ động đƣợc nguồn nƣớc. Bên cạnh đó, một số hộ còn tận dụng nguồn nƣớc thải để nuôi trứng nƣớc, hay tƣới cỏ dùng để nuôi bò, kiếm thêm thu nhập.

5.1.2 Khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi mà ngƣời nông dân có đƣợc, cũng còn đó không ít khó khăn mà ngƣời nông dân nuôi cá tra phải đối mặt.

Khó khăn lớn nhất mà ngƣời nông dân nuôi cá tra nguyên liệu trên địa bàn nghiên cứu phải đối mặt đó chính là giá bán ca tra thành phẩm. Có đến 88,33% (tƣơng đƣơng 53 hộ/60 hộ) nông dân trên địa bàn đƣợc phỏng vấn cho rằng giá bán cá khi ngay mùa thu hoạch là rất thấp, làm ảnh hƣởng đến thu nhập của ngƣời nông dân. Làm họ khó thoát đƣợc cảnh nghèo khó. Ngƣời nông dân sản xuất nông nghiệp luôn phải chịu cảnh “đƣợc mùa thì mất giá”, ngƣời nông dân nuôi cá tra không phải là trƣờng hợp ngoại lệ.

Khó khăn kế tiếp mà hầu hết nông dân phải đối mặt đó là chi phí đầu vào cứ liên tục tăng, gần 86,67% (52/60 nông hộ) coi đó là khó khăn lớn mà họ đang đối mặt. Trong khi giá cá tra thì vẫn dậm chân tại chỗ.

Một số hộ nuôi cá tra vì không có đủ vốn mà phải đi vay thêm từ ngân hàng hoặc từ những nguồn khác. Vấn đề tiếp cận nguồn vốn là một trong những khó khăn mà nông hộ phải đối mặt, do hiện nay nhà nƣớc áp dụng thắt chặt tín dụng. Và một số khó khăn nhƣ vay vốn chậm, không đáp ứng kịp nhu cầu sản xuất của ngƣời dân, thủ tục vay vốn còn rờm rà, vấn đề tài sản thế chấp do ngân hàng còn rất e dè trong việc cho nông dân vay để nuôi cá tra (43,33% tƣơng đƣơng 26/60 hộ).

Bên cạnh đó thời tiết thay đổi thất thƣờng, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp có đến 61,67% cho rằng đây là khó khăn thách thức lớn đối với họ. Tình hình dịch bệnh, thời tiết ảnh hƣởng tiêu cực đến sản lƣợng cá đạt đƣợc và ảnh hƣởng gián tiếp đến lợi nhuận của ngƣời nuôi cá.

Ngoài ra, số hộ sản xuất nhỏ lẻ khá nhiều, không tập trung không tạo đƣợc lợi thế trong việc tiêu thụ cá, dễ bị thƣơng lái hay các công ty thu mua ép giá. Một số nơi cơ sở hạ tầng chƣa hoàn thiện, giao thông không thuận tiện gây khó khăn cho việc tiêu thụ và thu hoạch cá, dẫn đến chi phí thu hoạch cao. Những hộ nuôi cá tra có trình độ học vấn còn thấp, và đã lớn tuổi nên khó tiếp cận với những kiến thức, thông tin liên qua đến việc nuôi cá tra, hay áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào mô hình nuôi cá.

5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT

Qua nghiên cứu và phân tích các vấn đề đã đƣợc trình bày thì cần đƣa ra một số giải pháp cơ bản nhƣ sau:

48

5.2.1 Vấn đề nguồn vốn

Giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận cho ngƣời dân nuôi cá tra là sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tƣ trong quá trình nuôi cá. Vì đa số nông hộ nuôi cá tra đều sử dụng vốn vay, phải chịu chi phí lãi vay khá lớn, do lãi suất cao. Nên việc hợp lý hóa nguồn vốn vào việc nuôi cá là rất cần thiết.

Phần lớn các nông dân đều thiếu vốn trong quá trình sản xuất nên không thể trả tiền mặt khi mua các yếu tố đầu vào mà phải “mua chịu” nên giá đầu vào cao hơn giá thực tế thị trƣờng. Do vậy các ngân hàng nên mở rộng cho vay sản xuất, mua vật tƣ thiết bị nông nghiệp để nông dân có thể giảm chi phí đầu vào và tăng lợi nhuận.

Nhà nƣớc cần có những chính sách giúp hộ nông dân tiếp cận dễ dàng với nguồn vốn. Đồng thời thúc đẩy quá trình giải ngân của ngân hàng, giúp cho hộ nông dân có thể sử dụng nguồn vốn vay kịp thời vào canh tác sản xuất.

5.2.2 Vấn đề giá cả

Giá bán cá tra ảnh hƣởng rất nhiều đến lợi nhuận. Tuy nhiên giá cá hiện nay chƣa thật sự ổn định, còn lên xuống liên tục và rất bất thƣờng. Điều này mang lại rủi ro cao cho ngƣời nuôi. Vì vậy ngƣời nuôi cần chủ động hơn trong vấn đề tiêu thụ, chẳng hạn ký trƣớc hợp đồng với các công ty thu mua cá để tránh tình trạng giá cá lên xuống thất thƣờng và nên nghiêm túc thực hiện đúng các hợp đồng đã ký kết để tạo uy tín tiêu thụ sau này.

Nhà nƣớc cần có những chính sách hỗ trợ cho ngƣời nuôi cá để ổn định giá thuốc, giá thức ăn, đặc biệt là trong vấn đề bình ổn giá bán cá tra thƣơng phẩm và giá bán thức ăn. Bên cạnh đó, nên can thiệp vào vấn đề không thanh toán hoặc thanh toán trễ hạn của các công ty thu mua chế biến, giúp nông dân nhận đƣợc tiền trang trãi các chi phí và chuẩn bị cho vụ nuôi mới. Về nếu có thể, nhà nƣớc cần xây dựng mức giá sàn cho sản phẩm cá tra nguyên liệu để ngƣ dân an tâm sản xuất, đảm bao không thiếu hụt nguồn nguyên liệu cá tra xuất khẩu khi nhu cầu thị trƣờng tăng cao.

5.2.3 Vấn đề về vụ nuôi

Để giảm sự ảnh hƣởng xấu của biến đổi khí hậu đến hộ nuôi cá, nông dân nên thƣờng xuyên theo dõi tình trạng của cá để sớm phát hiện và kịp thời xử lý khi cá nhiễm bệnh. Tiến hành cải tạo và vệ sinh ao hợp lý để gảm chi phí và giảm nguy cơ mắc bệnh trên cá.

Trong công tác tập huấn cần chú trọng hơn nữa, vì trong quá trình phỏng vấn số lƣợng nông dân tham gia tập huấn còn ít. Một số hộ nông dân mong muốn có các lớp tập huấn mở trên địa bàn gần nơi canh tác của họ để tiện cho việc chăm sóc cá và tham gia tập huấn. Vì các lớp tập huấn thƣờng mở ngay các trung tâm của huyện còn các hộ thì canh tác sâu trong kênh khó có thể tham gia. Vì thế khi muốn tổ chức các buổi hội thảo tập huấn cần điều tra kĩ địa bàn. Tuy nhiên ngƣời nông dân cũng phải tạo điều kiện để bản thân có thể tham gia tập huấn để nâng cao kiến thức trong hoạt động nuôi cá của mình.

49

Đối với những hộ có diện tích canh tác ít, cần tiến hành sản xuất và tiêu thụ tập trung tránh bị các thƣơng láy hay công ty thu mua ép giá hoặc mua không đúng giá.

Ngoài ra nông dân cũng không nên lạm dụng quá nhiều thuốc phòng trị bệnh đặc biệt là thuốc tăng trọng, thuốc kháng sinh sẽ gây khó khăn trong vấn đề tiêu thụ sau này. Vì hiện nay tuy thị trƣờng xuất khẩu cá da trơn ở nƣớc ta tƣơng đối ổn định nhƣng vẫn còn các rào cản kỹ thuật đối với xuất khẩu cá tra của Việt Nam.

Chính quyền địa phƣơng cần hoàn thiện cơ sở hạ tầng, giao thông thuận lợi cho nông hộ nuôi cá tra trong khâu vận chuyển, tiêu thụ giúp nông dân giảm đƣợc chi phí thu hoạch.

Tóm tắt chƣơng, Chƣơng 5 Từ những thực trạng về việc nuôi cá tra của nông hộ, đƣa ra những giải pháp nhƣ tận dụng nguồn lao động nhà trong việc nuôi cá tra, sử dụng hiệu quả nguồn vốn và dùng thức ăn, thuốc phòng trị bệnh hợp lý. Nông hộ cần tiến hành sản xuất và tiêu thụ tập trung tránh tình trạng bị ép giá.

50

CHƢƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của nông hộ nuôi cá tra nguyên liệu tại huyện châu phú tỉnh an giang (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)