Thông tin về kỹ thuật

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của nông hộ nuôi cá tra nguyên liệu tại huyện châu phú tỉnh an giang (Trang 47 - 48)

Nông hộ có rất nhiều nguồn thông tin để tiếp cận kiến thức cũng nhƣ kỹ năng nuôi cá tra.

36

Bảng 4.9 Nguồn thông tin tiếp cận kiến thức nuôi cá tra của nông hộ

Nguồn thông tin Tần số (hộ) Tỷ lệ (%)

Kinh nghiệm bản thân 51 35,92

Ngƣời đã từng nuôi 17 11,97

Tập huấn, hội thảo 24 16,90

Xem tivi, sách báo 3 2,11

Gia đình truyền lại 36 25,35

Khác 11 7,75

Tổng 142 100,00

Nguồn: Số liệu điều tra tháng 9, năm 2014

Qua kết quả nghiên cứu cho thấy đa số ngƣời dân nuôi cá tra theo hình thức tự phát từ kinh nghiệm bản thân tự tích lũy đƣợc trong quá trình nuôi (35,92%), 25,35% hộ nuôi có đƣợc kinh nghiệm do gia đình truyền lại, 16,9% nông hộ tham gia các buổi tập huấn, hội thảo để biết thêm những kiến thức mới về việc nuôi cá tra, 11,97% hộ học hỏi kinh nghiệm từ những ngƣời nuôi trƣớc đó, 7,75% số hộ tiếp cận kiến thức nuôi trồng thủy sản từ việc đi học các khóa chuyên ngành thủy sản hoặc có con làm kỹ sƣ thủy sản, 2,11% còn lại là các hộ xem tivi, sách báo để tìm hiểu về kỹ năng, kiến thức hỗ trợ cho hoạt động nuôi cá tra nguyên liệu.

Công tác tập huấn

Trong 60 hộ điều tra tháng 9 năm 2014, có 41 hộ (chiếm 68,33%) tham gia các khóa tập huấn chủ yếu do Trung tâm khuyến nông ở tỉnh tổ chức, và mỗi năm họ đi dự các buổi tập huấn, hội thảo từ 1 đến 3 lần. Chỉ có 19 hộ còn lại (chiếm 11,67%) từ chối tham gia. Điều đó cho thấy dù trình độ học vấn của những nông hộ trên địa bàn nghiên cứu còn hạn chế nhƣng chủ hộ vẫn có tinh thần học hỏi những phƣơng pháp, kỹ năng chăn nuôi thủy sản do các tổ chức tập huấn truyền đạt với mong muốn biết có thể biết thêm và áp dụng những kiến thức mới vào mô hình nuôi cá tra của mình.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của nông hộ nuôi cá tra nguyên liệu tại huyện châu phú tỉnh an giang (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)