Bao gồm các thông tin liên quan đến diện tích, mật độ thả giống, kích cỡ thả giống, kích cỡ thu hoạch, tỷ lệ hao hụt, giá bán và sản lƣợng. Chi tiết đƣợc trình bày trong bảng 3.2 dƣới đây:
24
Bảng 3.2 Thông tin về ao nuôi của chủ hộ
Chỉ tiêu ĐVT Lớn nhất Nhỏ nhất Trung bình Độ lệch chuẩn Diện tích ha 50,00 1,50 7,92 8,01 Mật độ thả giống Con/m 2 75 10 30,00 11,55 Kích cỡ thả giống Gam/con 90,90 28.55 42,82 18,37 Kích cỡ
thu hoạch Kg/con 1,80 0,70 1,11 0,36
Tỷ lệ hao
hụt %/tấn 45 1 6 78,43
Giá bán 1000đ/kg 25,80 21,00 22,83 0,84
Sản lƣợng Tấn 1.176,00 32,00 235,53 229,53
Nguồn: Số liệu điều tra tháng 9, năm 2014
Diện tích
Theo thống kê của phòng NN-PTNT tỉnh An Giang, năm 2010, huyện Châu Phú là nơi có số lƣợng ngƣời nuôi cũng nhƣ số ao nuôi cá tra nguyên liệu lớn nhất trong tỉnh An Giang, với tổng diện tích gần 500 ha của gần 400 hộ tham gia. Tuy nhiên, đến giữa năm 2014, do giá cá giảm liên tục, ngƣời nuôi cá thua lỗ nặng, số hộ nuôi giảm gần 50% và diện tích nuôi bỏ trống lên đến gần 83 ha.
Qua kết quả điều tra cho thấy, nông hộ nuôi cá tra nguyên liệu tại huyện Châu Phú, tỉnh An Giang, đa số ngƣời nuôi với quy mô nhỏ mang tính tự phát. Diện tích thả nuôi thấp nhất là 1,5 ha, cao nhất là 50 ha, và diện tích ao nuôi trung bình là 7,92 ha. Trên thực tế điều tra, số chủ hộ nuôi cá tra sở hữu diện tích đất nuôi cá lớn là khá nhiều. Nhƣng vì giá cá giảm mạnh dƣới mức giá thành, ngƣời nuôi lỗ nặng, nên không nuôi hết diện đất sỡ hữu. Có hộ ngừng nuôi vì không còn vốn, hoặc e ngại rủi ro không tiếp tục tái đầu tƣ sản xuất.
Mật độ thả giống
Mật độ thả giống của từng hộ nuôi cá tra khác nhau cũng có sự chênh lệch, có hộ thả dày hộ thả thƣa, tùy vào sự mất mát thất thoát do dịch hại, thời tiết mà các hộ sử dụng lƣợng con giống khác nhau trên cùng một diện tích. Nhìn chung, mật độ thả giống trung bình của nông hộ nuôi cá tra nguyên liệu ở mức vừa phải, khoảng 30 con/m2, thấp nhất là 10 con/m2 và cao nhất là 75 con/m2. Trong thời gian gần đây, tình hình dịch bệnh phát triển phức tạp và giá cả biến động bất thƣờng, một số hộ chủ trƣơng thả giống với mật độ thấp (từ 10 đến 15 con/m2) để đạt mức an toàn cao nhƣng vẫn cho kết quả tốt. Ngƣợc lại, những hộ nuôi thả cá với mật độ dày cho rằng sẽ nâng cao năng suất, sản lƣợng có thể sinh lợi và tiết kiệm đƣợc diện tích nuôi. Tuy nhiên,
25
thực tế cho thấy khi thả giống với mật độ dày sẽ làm cho cá bị stress và dễ phát sinh dịch bệnh (Trung tâm Khuyến ngƣ và Giống Thuỷ sản An Giang) khi đó ngƣời nuôi phải sử dụng hóa chất, thuốc phòng trị bệnh làm gia tăng chi phí, ảnh hƣởng đến năng suất của cá.
Kích cỡ thả giống
Giống là yếu tố rất quan trọng trong quá trình thả nuôi của nông hộ. Ngoài việc xác định rõ ràng nguồn gốc của con giống, thì kích cỡ thả nuôi cũng là yếu tố mang lại hiệu quả cho hoạt động nuôi cá tra nguyên liệu. Bởi, nếu kích cỡ thả nuôi quá nhỏ làm cho con giống tăng trƣởng chậm, hay lớn quá sẽ làm giảm đầu con trên một diện tích. Qua kết quả điều tra cho thấy, kích cỡ thả nuôi trung bình là 42,82 gam, trong đó kích cỡ thả nuôi nhỏ nhất là 28,55 gam và kích cỡ thả nuôi lớn nhất là 90,9 gam. Với kích cỡ thả nuôi nêu trên là tƣơng đối phù hợp với điều kiện của vùng hay nói khác hơn nguồn giống thả nuôi đạt tiêu chuẩn về kích cỡ (Theo quy phạm GAP về kỹ thuật nuôi cá tra trong ao, cá tra có chiều dài thân từ 10 đến 12 cm/con, tức cá đạt trọng lƣợng 40 đến 80 gam/con).
Kích cỡ thu hoạch
Kích cỡ thu hoạch là một yếu tố ảnh hƣởng không nhỏ đến doanh thu và lợi nhuận của nông hộ, khi kích cỡ thu hoạch nhỏ quá hay lớn quá sẽ dẫn đến giá cả thấp hơn. Trong 60 hộ điều tra, kích cỡ thu hoạch nhỏ nhất là 0,7 kg/con và lớn nhất là 1,8 kg/con, kích cỡ thu hoạch trung bình của 60 hộ nuôi là 1,11 kg/con tƣơng đối phù hợp với nhu cầu tiêu thụ của thị trƣờng.
Tuy nhiên, đối với những hộ nuôi cá tra công nghiệp bán cho công ty thu mua thì kích cỡ thu hoạch là vấn đề khá áp lực, vì những hộ này cho rằng yêu cầu về kích cỡ và chất lƣợng của cá tra nguyên liệu khá cao, khó có thể đáp ứng. Và thêm một thực trạng, khi cá đến cỡ thu hoạch mà công ty thu mua đến cân trễ hoặc không đến cân, hay giá bán quá thấp thì ngƣời nông dân sẽ tiếp tục nuôi cầm chừng cho đến khi giá tăng trở lại, đẩy chi phí thức ăn tăng cao.
Tỷ lệ hao hụt
Một trong những yếu tố quyết định mức sản lƣợng đạt đƣợc của ngƣời nuôi cá tra là vấn đề tỷ lệ hao hụt trên sản lƣợng. Qua kết quả thực tế điều tra 60 nông hộ cho thấy giai đoạn đầu thả giống tỷ lệ hao hụt rất cao khoảng 45% gây thiệt hại lớn cho ngƣời nuôi cá. Tỷ lệ hao hụt thấp nhất là 1%, do nông hộ nuôi với mật độ thấp, con giống chất lƣợng và môi trƣờng nuôi ổn định, ao nuôi thƣờng đƣợc vệ sinh làm môi trƣờng nuôi sạch, thông thoáng giúp cá tránh nhiễm bệnh, tăng trƣởng tốt. Ngƣời nuôi vì vậy hạn chế đƣợc tỷ hao hụt trong quá trình nuôi, nhất là thời gian đầu thả giống nâng cao hiệu quả kinh tế thông qua việc giảm giá thành trên một đơn vị sản phẩm làm ra (giảm chi phí về thức ăn, thuốc, hóa chất; công lao động,...).
Giá bán
Một trong những yếu tố quyết định sự lời hay lỗ của nông hộ nuôi cá tra đó chính là giá cả. Những tháng đầu năm 2014, giá cá nguyên liệu có xu hƣớng tăng và có mức giá cao nhất vào tháng 4 dao động từ 25 – 25,7 nghìn
26
đồng/kg, sau đó giảm dần đến hiện nay với giá dao động từ 20,5 – 22 nghìn đồng/kg. Theo Hiệp hội Cá tra Việt Nam, giá cá tra nguyên liệu trong 6 tháng đầu năm 2014 không ổn định. Giá cá tra nguyên liệu cao hơn so với năm 2013 ở mức từ 650 – 4.050 đồng/kg (mức tăng từ 3,2% - 18,7%). Mức cao nhất tập trung vào giữa tháng 3 và tháng 4. Giá cá nguyên liệu năm 2014 cao hơn năm 2013 do cơ cấu trong chi phí giá thành sản xuất tăng lên nhƣ thức ăn, con giống, thuốc thủy sản và các chi phí khác có liên quan. Từ kết quả điều tra trong bảng 3.3 cho thấy, ngƣời nông dân bán với mức giá trung bình là 22,8 nghìn đồng/kg cá, giá cao nhất là 28,5 nghìn đồng/kg và thấp nhất là 21 nghìn đồng/kg. Tuy nhiên, trong 6 tháng cuối năm 2014, giá cá tra đã có phần tăng trở lại, nhƣng cũng chỉ mới tƣơng đƣơng với giá thành sản xuất nên ngƣời dân còn rất e ngại trong vấn đề tái đầu tƣ để tiếp tục thả giống vì giá cá tra chƣa thật sự ổn định.
Sản lƣợng
Qua kết quả điều tra 60 nông hộ nuôi cá tra nguyên liệu trên địa bàn nghiên cứu cho thấy sản lƣợng thu hoạch trung bình trong một vụ là 235,53 tấn, trong đó sản lƣợng thấp nhất là 32 tấn và cao nhất lên đến 1.176 tấn. Đây là các hộ nuôi cá tra nuôi với quy mô diện tích lớn, chủ yếu bán cho công ty xuất khẩu nên những hộ này đầu tƣ khá nhiều vốn cho hoạt động nuôi cá tra nguyên liệu, nên sản lƣợng thu đƣợc cũng tƣơng xứng với số vốn đã bỏ ra. Tuy nhiên một số chủ hộ nuôi đã cao tuổi, có con đi học hoặc đi làm ăn xa, họ ở lại tiếp quản ruộng vƣờn, và ao nuôi có sẵn nhƣng với quy mô nhỏ, diện tích ít, họ nuôi cá tra chỉ để giúp họ có thể hoạt động và có thêm thu nhập nên không chú trọng đầu tƣ nhiều vốn vào hoạt động này. Bên cạnh đó, giá cá nguyên liệu giảm thấp xuống dƣới mức giá thành nên ngƣời nuôi chỉ cho cá ăn cầm chừng, thời gian nuôi kéo dài, thu hoạch cá không đạt kích cỡ để giảm lỗ do tăng thêm chi phí thức ăn. Vì vậy mà sản lƣợng thu hoạch vừa qua của nông hộ không khả quan.