Phƣơng pháp phân tích số liệu

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của nông hộ nuôi cá tra nguyên liệu tại huyện châu phú tỉnh an giang (Trang 26)

- Đối với mục tiêu 1: sử dụng phƣơng pháp so sánh, thống kê mô tả (Descriptive statistics), tần số nhằm miêu tả thực trạng nuôi cá tra nguyên liệu của nông hộ.

- Đối với mục tiêu thứ 2: sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả, tần số phân tích doanh thu, chi phí, lợi nhuận nhằm đánh giá hiệu quả tài chính của nông hộ. Phân tích hồi quy (Regression Analysis) để thấy rõ các yếu tố ảnh hƣởng đến lợi nhuận của hộ nông dân nuôi cá tra nguyên liệu tại địa phƣơng nghiên cứu.

- Đối với mục tiêu thứ 3: tập hợp các thông tin từ việc phân tích thực trạng, ý kiến chuyên gia và quan sát thực tế để đề xuất các giải pháp phù hợp để tăng lợi nhuận cũng nhƣ mang lại hiệu quả tài chính hơn cho nông hộ trên địa bàn nghiên cứu.

2.2.3.1 Phương pháp so sánh

Phƣơng pháp so sánh phƣơng pháp xem xét chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh các chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc).

- Phương pháp so sánh số tuyệt đối: Hiệu số của hai chỉ tiêu, chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu cơ sở hay chỉ tiêu của năm này và năm kia.

Công thức: ∆Y = Y1 – Y0

Trong đó:

- ∆Y là phần chênh lệnh tăng hoặc giảm của các chỉ tiêu kinh tế - Y1 là chỉ tiêu năm sau

- Y0 là chỉ tiêu năm trƣớc.

Phƣơng pháp này nhằm xem xét sự biến động của các số liệu và tìm hiểu các nguyên nhân tác động.

- Phương pháp số tương đối động thái: Kết quả so sánh giữa hai mức độ của cùng một chỉ tiêu nào đó ở hai thời kỳ, hai thời điểm khác nhau để đánh giá sự tăng lên hay giảm xuống của một chỉ tiêu nào đó theo thời gian.

Công thức: 1 0 0 100 Y Y Y Y     Trong đó:

- Y1: chỉ tiêu năm sau - Y0: chỉ tiêu năm trƣớc

- ∆Y: biểu hiện tốc độ tăng trƣởng của các chỉ tiêu kinh tế.

Phƣơng pháp này dùng để làm rõ tình hình mức độ biến động của các số liệu trong khoảng thời gian nhất định. So sánh các tốc độ tăng trƣởng của các số liệu qua các năm, đồng thời so sánh tốc độ tăng trƣởng giữa các chỉ tiêu để tìm ra các yếu tố ảnh hƣởng.

15

- Phương pháp số tương đối kết cấu: Nhằm xác định tỷ trọng mỗi bộ phận chiếm trong tổng thể để đánh giá sự tăng lên hay giảm xuống của một chỉ tiêu nào đó theo thời gian.

Số tƣơng đối kết cấu = x 100%

Phƣơng pháp này dùng để tính tỷ lệ, kết cấu của các số liệu về chi phí, doanh thu, lợi nhuận,…Từ đó đƣa ra nhận xét, đánh giá về số liệu.

2.2.3.2 Phương pháp thống kê mô tả (Descriptive statistics)

Thống kê là tổng hợp các phƣơng pháp lý thuyết và ứng dụng vào lĩnh vực kinh tế bằng cách rút ra những kết luận dựa trên những số liệu và thông tin thu thập đƣợc. Thống kê mô tả là một trong hai chức năng chính của thống kê (thống kê mô tả và thống kê ứng dụng). Thống kê mô tả là phƣơng pháp liên quan đến việc thu thập số liệu sơ cấp, tóm tắt, tính toán để trình bày các số liệu về nhân khẩu học, thông tin của đáp viên làm cơ sở để phân tích và kết luận.

- Giá trị trung bình: Mean, Average: bằng tổng tất cả các giá trị biến quan sát chia cho số quan sát.

1 1 n i i x x n   

- Số trung vị (Median, kí hiệu: Me) là giá trị của biến đứng ở giữa của một dãy số đã đƣợc sắp xếp theo thứ tự tăng hoặc giảm dần. Số trung vị chia dãy số làm 2 phần, mỗi phần có số quan sát bằng nhau.

- Mode (kí hiệu: M0): là giá trị có tần số xuất hiện cao nhất trong tổng số hay trong một dãy số phân phối.

- Phƣơng sai: là trung bình giữa bình phƣơng các độ lệch giữa các biến và trung bình của các biến đó.

 2 2 1 1 1 n i i s x x n     

- Độ lệch chuẩn là căn bậc hai của phƣơng sai. 2

ss

Các đại lƣợng thống kê mô tả: các đại lƣợng thống kê mô tả chỉ đƣợc

tính với các biến định lƣợng. Các đại lƣợng thống kê mô tả thƣờng dùng là: - Mean: trung bình cộng

- Sum: tổng cộng tất cả các giá trị trong tập dữ liệu quan sát - Std.Deviation: độ lệch chuẩn

- Minimum: giá trị nhỏ nhất

Số tuyệt đối từng bộ phận Số tuyệt đối của tổng thể

16 - Maximum: giá trị lớn nhất

- SE Mean: sai số chuẩn khi ƣớc lƣợng trị trung bình.

2.2.3.3 Phương pháp phân tích tần số

Ta đếm các tần số để biết với tập dữ liệu đang có thì số đối tƣợng có các biến nào đó ở một thuộc tính cụ thể là bao nhiêu, nhiều hay ít … Trong phân tích tần số thƣờng bao gồm các giá trị sau:

- Frequency: là tần số của từng biến biểu hiện, đƣợc tính bằng cách đếm và cộng dồn

- Percent: tần số tính theo tỷ lệ phần trăm (tần số của mỗi biểu hiện/tổng số quan sát)

- Valid percent: là phần trăm hợp lệ tính trên số quan sát có thông tin trả lời

- Cumulative percent: là phần trăm tích luỹ cộng dồn các phần trăm từ trên xuống, nó cho ta biết có bao nhiêu phần trăm đối tƣợng đang khảo sát ở mức độ nào đó trở lên.

2.2.3.4 Phân tích hồi quy (Regression Analysis)

Mục đích của việc thiết lập phƣơng trình hồi quy là tìm ra các nhân tố ảnh hƣởng đến một chỉ tiêu nào đó, xác định các nhân tố ảnh hƣởng tốt để phát huy và nhân tố ảnh hƣởng xấu để khắc phục. Phƣơng trình hồi quy có dạng:

0 1 1 2 2 3 3 3 3 4 4 5 5 6 6 7 7

Y   X  X  X  X  X  X  X  X 

Trong đó:

- Y: là biến phụ thuộc với Y là lợi nhuận bình quân của nông hộ nuôi cá tra nguyên liệu (1.000đ/tháng). Các biến X1, X2 , X3, X4, X5, X6, X7 là các biến độc lập (biến giải thích) và đƣợc mô tả chi tiết ở bảng 2.2.

- : là biến độc lập ngẫu nhiên có phân phối chuẩn với trung bình là 0 và phƣơng sai giống 2 và độc lập với nhau.

Bảng 2.2. Diễn giải các biến độc lập trong phân tích hồi quy tuyến tính

Tên biến Diễn giải Kỳ

vọng Mật độ thả giống

(X1)

Mật độ thả giống (con/m2 diện tích mặt nƣớc), nhận giá trị tƣơng ứng với số cá giống đƣợc thả trên một đơn vị diện tích mặt nƣớc ao nuôi.

+

Tỷ lệ hao hụt (X2)

Tỷ lệ hao hụt (%) tỷ lệ phần trăm hao hụt của sản lƣợng cá tra tính theo lƣợng hao hụt trên tổng sản lƣợng thu hoạch.

- Giá bán thức ăn

(X3)

Giá bán thức ăn (1.000đ/kg), nhận giá trị tƣơng ứng với đơn giá của mỗi kg thức ăn. -

17 Chi phí lãi vay

(X4)

Chi phí lãi vay (1.000đ/tháng), nhận giá trị tƣơng ứng với số tiền lãi phải trả mỗi tháng của nông hộ.

-

Chi phí lao động (X5)

Chi phí lao động (1.000đ/tháng), nhận giá trị tƣơng ứng với đơn giá thuê lao động trong một tháng.

- Chi phí vệ sinh

ao (X6)

Chi phí vệ sinh ao (1000đ/lần), nhận giá trị tƣơng ứng với mỗi lần hút bùn vệ sinh ao nuôi. + Giá bán cá tra

(X7)

Giá bán cá tra (1.000đ/kg), nhận giá trị tƣơng ứng với mỗi kg cá tra bán đƣợc của nông hộ.

+

Mật độ thả giống (X1): kỳ vọng mang dấu (+), vì mật độ thả giống tốt nhất sẽ cho năng suất cao nhất dẫn đến lợi nhuận cao hơn.

Tỷ lệ hao hụt (X2): kỳ vọng mang dấu (-), vì tỷ lệ hao hụt càng lớn sẽ ảnh hƣởng đến sản lƣợng đạt đƣợc, làm giảm lợi nhuận.

Giá bán thức ăn (X3): kỳ vọng mang dấu (-), vì thức ăn là yếu tố quan trọng không thể thiếu, thức ăn duy trì sự tồn tại và tăng trƣởng của cá, giá thức ăn cao sẽ ảnh hƣởng đến lợi nhuận, làm giảm lợi nhuận của chủ hộ.

Chi phí lãi vay (X4): kỳ vọng mang dấu (-), vì lãi suất vay cao sẽ tác động đến lợi nhuận đạt đƣợc của nông hộ.

Chi phí lao động (X5): kỳ vọng mang dấu (-), vì chi phí thuê lao động trong các khâu từ cho ăn, chăm sóc, thay nƣớc, vệ sinh ao,… có ảnh hƣởng đến chi phí sản xuất, sẽ làm giảm lợi nhuận.

Chi phí vệ sinh ao (X6): kỳ vọng mang dấu (+), vì chi phí bỏ ra để hút bùn, vệ sinh ao nuôi nhằm hạn chế dịch bệnh giúp cá tăng trƣởng và phát triển tốt, cho sản lƣợng cao thì sẽ làm tăng lợi nhuận đạt đƣợc.

Giá bán (X7): kỳ vọng mang dấu (+), vì giá bán có quan hệ thuận với doanh thu, nông hộ bán cá vào thời điểm giá cao sẽ làm tăng doanh thu của nông hộ, đồng thời lợi nhuận sẽ gia tăng theo.

2.3 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Sau khi đã xác định vấn đề nghiên cứu, tác giả tiến hành xác định các mục tiêu nghiên cứu cụ thể để có thể giải quyết đƣợc vấn đề cần nghiên cứu. Dựa trên các mục tiêu nghiên cứu tác giả tiến hành thu thập số liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp để phục vụ cho quá trình phân tích.

Số liệu thứ cấp đƣợc thu thập từ Hội khuyến nông, Chi cục thống kê huyện Châu Phú, Chi cục thủy sản An Giang. Thông qua việc phân tích số liệu thứ cấp ta có thể thấy đƣợc tình hình nuôi cá tra nguyên liệu và đánh giá sơ bộ về lợi ích kinh tế xã hội của nông hộ trong hoạt động nuôi cá tra thành phẩm tại huyện.

Số liệu sơ cấp đƣợc thu thập thông qua bảng câu hỏi để phỏng vấn trực tiếp. Bảng câu hỏi đƣợc phỏng vấn thử và sau đó kết hợp với ý kiến của

18

chuyên gia sẽ đƣợc chỉnh sửa lại để tiến hành phỏng vấn chính thức. Sau khi đã thu thập số liệu tác giả tiến hành phân tích để đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hƣởng hiệu quả tài chính của nông hộ nuôi cá tra nguyên liệu trên địa bàn nghiên cứu.

Tập hợp các thông tin cần thiết từ việc phân tích số liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp tiến hành đƣa ra các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả tài chính của nông hộ trong thời gian tới.

Hình 2.1. Mô hình nghiên cứu của đề tài

Tóm tắt chƣơng: Chƣơng 2 trình bày những căn cứ khoa học làm cơ sở lý luận cho bài nghiên cứu. Nêu lên những thuật ngữ kinh tế, khái niệm, nội dung lý thuyết về một số phƣơng pháp phân tích chủ yếu đƣợc sử dụng trong đề tài nhƣ thống kê mô tả, phân tích các tỷ số tài chính, phân tích hồi quy tƣơng quan, kiểm định phƣơng sai sai số thay đổi,...

Xác định vấn đề

Mục tiêu nghiên cứu

Câu hỏi nghiên cứu

Thu thập dữ liệu thứ cấp

Thu thập dữ liệu sơ cấp

Phân tích dữ liệu

thứ cấp Phân tích dữ liệu sơ cấp

Đánh giá thực trạng, điều kiện phát triển của hoạt động nuôi cá tra

nguyên liệu

Phân tích doanh thu, chi phí, lợi nhuận và các yếu tố ảnh hƣởng đến lợi nhuận của nông hộ nuôi cá

tra nguyên liệu

Đƣa ra giải pháp nhằmnâng cao hiệu quả tài chính của nông hộ nuôi cá tra nguyên liệu

19

CHƢƠNG 3

TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 3.1 TỔNG QUAN VỀ TỈNH AN GIANG

3.1.1 Vị trí địa lý

An Giang là tỉnh nằm phía Tây Nam của Việt Nam, là vùng đất đầu nguồn sông Cửu Long.Với diện tích 3.536,8 km² và dân số toàn tỉnh là 2.151 nghìn ngƣời (2011), mật độ dân số 608 ngƣời/km². Đây là tỉnh có dân số đông nhất khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Phía Bắc và Tây Bắc tiếp giáp Campuchia với đƣờng biên giới dài 104 km, chạy dọc theo kênh Vĩnh Tế. Phía Tây Nam giáp tỉnh Kiên Giang, đƣờng ranh giới dài 69,789 km. Phía Nam có 44,734 km đất đai tiếp giáp với thành phố Cần Thơ. Phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh Đồng Tháp, ngăn cách bởi sông Tiền và rạch Cái Tàu Thƣợng, chiều dài đƣờng ranh giới là 107,6 km.

Tiếp giáp với Vƣơng Quốc Campuchia với đƣờng biên giới dài 104 km. Vì thế tỉnh An Giang là trung tâm kinh tế thƣơng mại giữa 3 thành phố lớn là TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ và Phnompenh; là cửa ngõ giao thƣơng có từ lâu đời giữa vùng ĐBSCL, TP Hồ Chí Minh với các nƣớc tiểu vùng Mekong: Campuchia - Thái Lan và Lào.

Lãnh thổ An Giang bao gồm hai vùng: dãy cù lao nằm giữa sông Tiền - sông Hậu, bao gồm các huyện: An Phú, Phú Tân, Chợ Mới, thị xã Tân Châu; dãy đất nằm dọc bên hữu ngạn sông Hậu, thuộc vùng Tứ giác Long Xuyên, bao gồm các huyện: Châu Phú, Châu Thành, Tịnh Biên, Tri Tôn, Thoại Sơn, thành phố Châu Đốc và thành phố Long Xuyên.

3.1.2 Điều kiện tự nhiên

3.1.2.1 Về thời tiết, khí hậu

An Giang nằm trong vùng gần trung tâm xích đạo nên mang đậm tính chất của kiểu khí hậu xích đạo, chịu ảnh hƣởng của gió mùa Tây Nam và gió mùa Đông Bắc. Nên các quá trình diễn biến của nhiệt độ cũng nhƣ lƣợng mƣa đều giống với khí hậu xích đạo. Nhiệt độ trung bình hàng năm ở An Giang không những cao mà còn rất ổn định.

Lƣợng bức xạ tƣơng đối lớn, tổng nhiệt độ trung bình hằng năm là 10.000ºC. Số giờ nắng trung bình trong năm khoảng 2.520 giờ, cao kỷ lục so với cả nƣớc. Nhiệt độ trung bình năm 27ºC, cao nhất 35ºC - 36ºC vào tháng 4 - 5, thấp nhất từ 20ºC - 21ºC vào tháng 12 và tháng 1. Lƣợng mƣa trung bình 1.400 – 1.500mm. Độ ẩm trung bình 75 – 80%, khí hậu cơ bản thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Biên độ nhiệt giữa các tháng trong năm thấp. Vào mùa khô, biên độ nhiệt từ 1,5 - 30C; vào mùa mƣa, biên độ nhiệt giữa các tháng chỉ vào khoảng trên dƣới 1ºC.

Khí hậu phân hóa thành hai mùa rõ rệt. Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, có gió mùa Đông Bắc, thời tiết trong lành, ít mƣa. Mùa mƣa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, có gió mùa Tây Nam thổi vào, nóng ẩm, mƣa

20

nhiều, lƣợng mƣa chiếm khoảng 90% lƣợng mƣa cả năm, tập trung cao nhất từ tháng 8 - tháng 10, gây nên cảnh ngập lụt trên diện rộng, ảnh hƣởng nhiều đến hoạt động kinh tế và đời sống xã hội.

Nhìn chung, chế độ khí hậu của tỉnh tƣơng đối ôn hoà, nắng nhiều, mƣa vừa, ít thiên tai, thời tiết khá ổn định, hầu nhƣ không xảy ra bão và sƣơng muối. Đây là những thuận lợi để phát triển trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt thủy sản và các ngành kinh tế khác nhƣ du lịch, giao thông. Khó khăn nhất mà khí hậu gây ra cho tỉnh An Giang cũng nhƣ các tỉnh khác ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long là thiếu nƣớc vào mùa khô và ngập lụt vào mùa mƣa. Vấn đề đặt ra là cần phải có những giải pháp đồng bộ để khắc phục, tìm nguồn cung cấp nƣớc vào mùa khô, tận dụng các nguồn lợi của lũ nhƣ: bồi đắp phù sa, khai thác thủy sản... giúp ngƣời dân yên tâm sống chung với lũ.

3.1.2.2 Về sông ngòi

An Giang nằm ở thƣợng nguồn sông Cửu Long, đoạn hạ lƣu của sông Mê Kông, có nhiều sông lớn chảy qua. Ngoài ra, tỉnh còn có một hệ thống rạch tự nhiên và các kênh đào nằm rải rác khắp nơi, tạo thành mạng lƣới giao thông thủy lợi chằng chịt với mật độ sông ngòi là 0,72km/km2.

Với hai nhánh sông Tiền và sông Hậu chảy qua địa phận An Giang khoảng 100km, rất thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa, đi lại bằng đƣờng bộ lẫn đƣờng thủy. Cảng Mỹ Thới thuộc hệ thống của cảng biển Việt Nam và quốc tế đón nhận các loại tàu buôn đến 10.000 tấn. Đây là cảng trung chuyển trong đƣờng vận chuyển trực tiếp từ các quốc gia thuộc khối Asean và quốc tế: Campuchia, Philippines, Singapore, Malaysia, Indonesia, Đông Timo, ....

Ngoài các con sông lớn, An Giang còn có hệ thống các kênh, rạch, hồ nằm rải rác khắp bề mặt lãnh thổ. Sau đây là một vài tuyến kênh, hồ chính: Kênh Thoại Hà, kênh Vĩnh Tế, kênh Vĩnh An, kênh Trà Sƣ, kênh Thần Nông,

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của nông hộ nuôi cá tra nguyên liệu tại huyện châu phú tỉnh an giang (Trang 26)