Châu Phú là huyện nằm ở khu vực trung tâm của tỉnh An Giang, đƣờng ranh giới dài 14,570 km, có diện tích 425,7 km², nằm cách thành phố Long Xuyên 35 km về phía Bắc và cách thành phố Châu Đốc 20 km về phía Nam. Đông giáp sông Hậu ngăn cách với huyện Phú Tân; Nam giáp huyện Châu Thành, đƣờng ranh giới dài 29,176 km; Tây giáp huyện Tịnh Biên, chiều dài ranh giới là 20,151 km.
Về hành chính, huyện bao gồm thị trấn Cái Dầu và 12 xã là: Khánh Hoà, Mỹ Đức, Mỹ Phú, Ô Long Vĩ, Vĩnh Thạnh Trung, Bình Long, Thạnh Mỹ Tây, Bình Mỹ, Bình Thủy, Bình Phú, Đào Hữu Cảnh và Bình Chánh.
22
3.2.2 Điều kiện tự nhiên
3.2.2.1 Về thời tiết, khí hậu
Do Châu Phú là huyện đầu nguồn sông Cửu Long nên vào khoảng tháng 6 dƣơng lịch hàng năm huyện Châu Phú đều phải đối mặt với mùa lũ. Tình hình lũ ở An Giang nói chung và ở Châu Phú nói riêng diễn biến phức tạp, đỉnh lũ biến động bất thƣờng qua các năm khác nhau. Lũ ảnh hƣởng lớn đến sự phát triển kinh tế xã - hội và đời sống nhân dân.
Bên cạnh đó, lũ cũng mang lại một nguồn lợi lớn cho ngƣời dân nơi đây. Mùa lũ đã tạo điều kiện để ngƣời dân trong huyện có thêm thu nhập thông qua các hoạt động nhƣ: đánh bắt – nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng các loại cây thủy sinh, giao thông vận tải đƣờng thủy....Ngoài ra, lũ còn có tác dụng vệ sinh đồng ruộng, bồi đắp phù sa cho đất.
3.2.2.2 Về sông ngòi
Châu Phú là huyện nằm bên bờ Tây sông Hậu, dọc theo sông Hậu có những kênh rạch dẫn nƣớc vào đồng nhƣ kênh Thầy Phó, kênh Bình Mỹ, kênh xáng Cây Dƣơng, kênh Phù Dật, kênh Chữ S, kênh xáng Vịnh Tre, kênh Cần Thảo, kênh Đào...
Với chiều dài trên 33 km dọc theo tuyến quốc lộ 91, cặp bờ sông Hậu và 2/3 cánh đồng nằm trên vùng Láng Linh, Châu Phú có nhiều tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản song song với cây lúa và hoa màu, đặc biệt ở 2 xã cù lao là Khánh Hòa và Bình Thủy. Từ năm 1996, huyện đã tập trung quy hoạch và phát triển mạnh mô hình nuôi cá tra ở các xã, thị trấn cặp bờ Tây sông Hậu nhƣ: Khánh Hòa, Mỹ Phú, Vĩnh Thạnh Trung, Cái Dầu, Bình Mỹ, Bình Thủy.
3.2.2.3 Về địa hình
Châu Phú là một trong những huyện thuộc dãy đất nằm ở hữu ngạn sông Hậu. Địa hình hơi nghiêng, thấp dần về phía Tây - Tây Nam. Nơi thấp nhất chỉ cao khoảng 0,7 - 1,0 m so với mực nƣớc biển. Đất chuyển từ thịt nhẹ đến đất sét, thích hợp cho cây lúa, cây công nghiệp ngắn ngày và cây ăn quả.
Châu Phú nói riêng và An Giang nói chung là nơi có hệ thống các kênh, rạch, hồ nằm rải rác khắp bề mặt lãnh thổ. Hệ thống rạch tự nhiên có độ dài từ vài km đến 30 km, bề rộng từ vài m đến 100 m, độ uốn khúc quanh co khá lớn. Các rạch nằm giữa sông Tiền và sông Hậu thƣờng lấy nƣớc từ sông Tiền chuyển sang sông Hậu. Các rạch ở phía Tây sông Hậu thì lấy nƣớc từ sông Hậu dẫn vào nội đồng.
Ngoài ra, đất phù sa xám nâu ít đƣợc bồi phân bố ở những địa hình thấp và thƣờng ở sâu trong nội đồng, cách xa sông rạch, nhƣ các xã Ô Long Vĩ, Đào Hữu Cảnh, Thạnh Mỹ Tây.
3.2.3 Tiềm năng phát triển kinh tế và du lịch
Châu Phú là một trong ba huyện đồng bằng thuộc vùng Tứ giác Long Xuyên, nằm ở phía tây sông Hậu, có vị trí đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội toàn vùng. Huyện có đƣờng quốc lộ 91 và sông Hậu chạy qua,
23
là cầu nối giữa Thành phố Long Xuyên và Thành phố Châu Đốc. Đây là điều kiện thuận lợi cho huyện trong việc phát triển đô thị, thƣơng mại và dịch vụ. Châu Phú có diện tích tự nhiên 45.101 ha, trong đó đất nông nghiệp 40.174 ha với hệ thống sông ngòi chằng chịt; đặc biệt là các tuyến kênh tiếp giáp với sông Hậu nhƣ: kênh Ba Thê, Vịnh Tre, Núi Chốc, Năng Gù...; là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển lúa, màu, giao thông thủy và đặc biệt là nghề nuôi trồng thủy sản; là nguồn nguyên liệu dồi dào cho công nghiệp chế biến lƣơng thực, thực phẩm và xuất khẩu. Lĩnh vực thƣơng mại dịch vụ từng bƣớc phát triển có nhiều khởi sắc; mạng lƣới các chợ phát triển rộng khắp, góp phần đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa của huyện
Huyện nằm trên tuyến đƣờng du lịch quan trọng của tỉnh An Giang. Hàng năm trên tuyến quốc lộ 91 có khoảng bốn triệu lƣợt khách du lịch và khách hành hƣơng đi qua địa phận Châu Phú để đến núi Sam – miếu Bà Chúa Xứ, núi Cấm, Hà Tiên và Vƣơng quốc Campuchia thông qua hai cửa khẩu kinh tế của An Giang là cửa khẩu Xuân Tô – Tịnh Biên và cửa khẩu Khánh Bình – An Phú.
Huyện có đền Quản cơ Trần Văn Thành - ngƣời có công trong trận chiến ở căn cứ Láng Linh - Bảy Thƣa. Dân chúng đa số theo đạo Hoà Hảo, mỗi nhà thƣờng có ảnh thờ đức Huỳnh giáo chủ. Hằng năm, trên địa bàn huyện diễn ra nhiều lễ hội mang sắc thái dân tộc độc đáo nhƣ: lễ rƣớc thần đình Bình Thủy, lễ vía Thầy Tây An...
3.2.4 Giao thông
Châu Phú là một trong ba huyện đồng bằng thuộc vùng Tứ giác Long Xuyên, nằm ở phía tây sông Hậu, có vị trí đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội toàn vùng. Huyện có đƣờng quốc lộ 91 và sông Hậu chạy qua, là cầu nối giữa Thành phố Long Xuyên và Thành phố Châu Đốc. Đây là điều kiện thuận lợi cho huyện trong việc phát triển đô thị, thƣơng mại và dịch vụ. Tuy nhiên, hệ thống giao thông đƣờng bộ dẫn đến các xã vùng sâu vùng xa còn hạn chế, chất lƣợng chƣa cao gây khó khăn trong việc di chuyển đối với những phƣơng tiện vận chuyển có trọng lƣợng lớn. Bên cạnh đó, do Châu Phú là huyện có nhiều sông và kênh rạch, nên giao thông thủy đƣợc sử dụng chủ yếu. Nhƣng trên thực tế, phƣơng tiện giao thông thủy đa phần là tàu, ghe có trọng tải lớn mà dòng sông lại nhỏ gây cản trở cho việc lƣu thông.
3.3 THỰC TRẠNG NUÔI CÁ TRA NGUYÊN LIỆU TỪ KẾT QUẢ KHẢO SÁT TẠI ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU KHẢO SÁT TẠI ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
3.3.1 Thông tin về ao nuôi
Bao gồm các thông tin liên quan đến diện tích, mật độ thả giống, kích cỡ thả giống, kích cỡ thu hoạch, tỷ lệ hao hụt, giá bán và sản lƣợng. Chi tiết đƣợc trình bày trong bảng 3.2 dƣới đây:
24
Bảng 3.2 Thông tin về ao nuôi của chủ hộ
Chỉ tiêu ĐVT Lớn nhất Nhỏ nhất Trung bình Độ lệch chuẩn Diện tích ha 50,00 1,50 7,92 8,01 Mật độ thả giống Con/m 2 75 10 30,00 11,55 Kích cỡ thả giống Gam/con 90,90 28.55 42,82 18,37 Kích cỡ
thu hoạch Kg/con 1,80 0,70 1,11 0,36
Tỷ lệ hao
hụt %/tấn 45 1 6 78,43
Giá bán 1000đ/kg 25,80 21,00 22,83 0,84
Sản lƣợng Tấn 1.176,00 32,00 235,53 229,53
Nguồn: Số liệu điều tra tháng 9, năm 2014
Diện tích
Theo thống kê của phòng NN-PTNT tỉnh An Giang, năm 2010, huyện Châu Phú là nơi có số lƣợng ngƣời nuôi cũng nhƣ số ao nuôi cá tra nguyên liệu lớn nhất trong tỉnh An Giang, với tổng diện tích gần 500 ha của gần 400 hộ tham gia. Tuy nhiên, đến giữa năm 2014, do giá cá giảm liên tục, ngƣời nuôi cá thua lỗ nặng, số hộ nuôi giảm gần 50% và diện tích nuôi bỏ trống lên đến gần 83 ha.
Qua kết quả điều tra cho thấy, nông hộ nuôi cá tra nguyên liệu tại huyện Châu Phú, tỉnh An Giang, đa số ngƣời nuôi với quy mô nhỏ mang tính tự phát. Diện tích thả nuôi thấp nhất là 1,5 ha, cao nhất là 50 ha, và diện tích ao nuôi trung bình là 7,92 ha. Trên thực tế điều tra, số chủ hộ nuôi cá tra sở hữu diện tích đất nuôi cá lớn là khá nhiều. Nhƣng vì giá cá giảm mạnh dƣới mức giá thành, ngƣời nuôi lỗ nặng, nên không nuôi hết diện đất sỡ hữu. Có hộ ngừng nuôi vì không còn vốn, hoặc e ngại rủi ro không tiếp tục tái đầu tƣ sản xuất.
Mật độ thả giống
Mật độ thả giống của từng hộ nuôi cá tra khác nhau cũng có sự chênh lệch, có hộ thả dày hộ thả thƣa, tùy vào sự mất mát thất thoát do dịch hại, thời tiết mà các hộ sử dụng lƣợng con giống khác nhau trên cùng một diện tích. Nhìn chung, mật độ thả giống trung bình của nông hộ nuôi cá tra nguyên liệu ở mức vừa phải, khoảng 30 con/m2, thấp nhất là 10 con/m2 và cao nhất là 75 con/m2. Trong thời gian gần đây, tình hình dịch bệnh phát triển phức tạp và giá cả biến động bất thƣờng, một số hộ chủ trƣơng thả giống với mật độ thấp (từ 10 đến 15 con/m2) để đạt mức an toàn cao nhƣng vẫn cho kết quả tốt. Ngƣợc lại, những hộ nuôi thả cá với mật độ dày cho rằng sẽ nâng cao năng suất, sản lƣợng có thể sinh lợi và tiết kiệm đƣợc diện tích nuôi. Tuy nhiên,
25
thực tế cho thấy khi thả giống với mật độ dày sẽ làm cho cá bị stress và dễ phát sinh dịch bệnh (Trung tâm Khuyến ngƣ và Giống Thuỷ sản An Giang) khi đó ngƣời nuôi phải sử dụng hóa chất, thuốc phòng trị bệnh làm gia tăng chi phí, ảnh hƣởng đến năng suất của cá.
Kích cỡ thả giống
Giống là yếu tố rất quan trọng trong quá trình thả nuôi của nông hộ. Ngoài việc xác định rõ ràng nguồn gốc của con giống, thì kích cỡ thả nuôi cũng là yếu tố mang lại hiệu quả cho hoạt động nuôi cá tra nguyên liệu. Bởi, nếu kích cỡ thả nuôi quá nhỏ làm cho con giống tăng trƣởng chậm, hay lớn quá sẽ làm giảm đầu con trên một diện tích. Qua kết quả điều tra cho thấy, kích cỡ thả nuôi trung bình là 42,82 gam, trong đó kích cỡ thả nuôi nhỏ nhất là 28,55 gam và kích cỡ thả nuôi lớn nhất là 90,9 gam. Với kích cỡ thả nuôi nêu trên là tƣơng đối phù hợp với điều kiện của vùng hay nói khác hơn nguồn giống thả nuôi đạt tiêu chuẩn về kích cỡ (Theo quy phạm GAP về kỹ thuật nuôi cá tra trong ao, cá tra có chiều dài thân từ 10 đến 12 cm/con, tức cá đạt trọng lƣợng 40 đến 80 gam/con).
Kích cỡ thu hoạch
Kích cỡ thu hoạch là một yếu tố ảnh hƣởng không nhỏ đến doanh thu và lợi nhuận của nông hộ, khi kích cỡ thu hoạch nhỏ quá hay lớn quá sẽ dẫn đến giá cả thấp hơn. Trong 60 hộ điều tra, kích cỡ thu hoạch nhỏ nhất là 0,7 kg/con và lớn nhất là 1,8 kg/con, kích cỡ thu hoạch trung bình của 60 hộ nuôi là 1,11 kg/con tƣơng đối phù hợp với nhu cầu tiêu thụ của thị trƣờng.
Tuy nhiên, đối với những hộ nuôi cá tra công nghiệp bán cho công ty thu mua thì kích cỡ thu hoạch là vấn đề khá áp lực, vì những hộ này cho rằng yêu cầu về kích cỡ và chất lƣợng của cá tra nguyên liệu khá cao, khó có thể đáp ứng. Và thêm một thực trạng, khi cá đến cỡ thu hoạch mà công ty thu mua đến cân trễ hoặc không đến cân, hay giá bán quá thấp thì ngƣời nông dân sẽ tiếp tục nuôi cầm chừng cho đến khi giá tăng trở lại, đẩy chi phí thức ăn tăng cao.
Tỷ lệ hao hụt
Một trong những yếu tố quyết định mức sản lƣợng đạt đƣợc của ngƣời nuôi cá tra là vấn đề tỷ lệ hao hụt trên sản lƣợng. Qua kết quả thực tế điều tra 60 nông hộ cho thấy giai đoạn đầu thả giống tỷ lệ hao hụt rất cao khoảng 45% gây thiệt hại lớn cho ngƣời nuôi cá. Tỷ lệ hao hụt thấp nhất là 1%, do nông hộ nuôi với mật độ thấp, con giống chất lƣợng và môi trƣờng nuôi ổn định, ao nuôi thƣờng đƣợc vệ sinh làm môi trƣờng nuôi sạch, thông thoáng giúp cá tránh nhiễm bệnh, tăng trƣởng tốt. Ngƣời nuôi vì vậy hạn chế đƣợc tỷ hao hụt trong quá trình nuôi, nhất là thời gian đầu thả giống nâng cao hiệu quả kinh tế thông qua việc giảm giá thành trên một đơn vị sản phẩm làm ra (giảm chi phí về thức ăn, thuốc, hóa chất; công lao động,...).
Giá bán
Một trong những yếu tố quyết định sự lời hay lỗ của nông hộ nuôi cá tra đó chính là giá cả. Những tháng đầu năm 2014, giá cá nguyên liệu có xu hƣớng tăng và có mức giá cao nhất vào tháng 4 dao động từ 25 – 25,7 nghìn
26
đồng/kg, sau đó giảm dần đến hiện nay với giá dao động từ 20,5 – 22 nghìn đồng/kg. Theo Hiệp hội Cá tra Việt Nam, giá cá tra nguyên liệu trong 6 tháng đầu năm 2014 không ổn định. Giá cá tra nguyên liệu cao hơn so với năm 2013 ở mức từ 650 – 4.050 đồng/kg (mức tăng từ 3,2% - 18,7%). Mức cao nhất tập trung vào giữa tháng 3 và tháng 4. Giá cá nguyên liệu năm 2014 cao hơn năm 2013 do cơ cấu trong chi phí giá thành sản xuất tăng lên nhƣ thức ăn, con giống, thuốc thủy sản và các chi phí khác có liên quan. Từ kết quả điều tra trong bảng 3.3 cho thấy, ngƣời nông dân bán với mức giá trung bình là 22,8 nghìn đồng/kg cá, giá cao nhất là 28,5 nghìn đồng/kg và thấp nhất là 21 nghìn đồng/kg. Tuy nhiên, trong 6 tháng cuối năm 2014, giá cá tra đã có phần tăng trở lại, nhƣng cũng chỉ mới tƣơng đƣơng với giá thành sản xuất nên ngƣời dân còn rất e ngại trong vấn đề tái đầu tƣ để tiếp tục thả giống vì giá cá tra chƣa thật sự ổn định.
Sản lƣợng
Qua kết quả điều tra 60 nông hộ nuôi cá tra nguyên liệu trên địa bàn nghiên cứu cho thấy sản lƣợng thu hoạch trung bình trong một vụ là 235,53 tấn, trong đó sản lƣợng thấp nhất là 32 tấn và cao nhất lên đến 1.176 tấn. Đây là các hộ nuôi cá tra nuôi với quy mô diện tích lớn, chủ yếu bán cho công ty xuất khẩu nên những hộ này đầu tƣ khá nhiều vốn cho hoạt động nuôi cá tra nguyên liệu, nên sản lƣợng thu đƣợc cũng tƣơng xứng với số vốn đã bỏ ra. Tuy nhiên một số chủ hộ nuôi đã cao tuổi, có con đi học hoặc đi làm ăn xa, họ ở lại tiếp quản ruộng vƣờn, và ao nuôi có sẵn nhƣng với quy mô nhỏ, diện tích ít, họ nuôi cá tra chỉ để giúp họ có thể hoạt động và có thêm thu nhập nên không chú trọng đầu tƣ nhiều vốn vào hoạt động này. Bên cạnh đó, giá cá nguyên liệu giảm thấp xuống dƣới mức giá thành nên ngƣời nuôi chỉ cho cá ăn cầm chừng, thời gian nuôi kéo dài, thu hoạch cá không đạt kích cỡ để giảm lỗ do tăng thêm chi phí thức ăn. Vì vậy mà sản lƣợng thu hoạch vừa qua của nông hộ không khả quan.
3.3.2 Thông tin về vụ nuôi Số vụ nuôi, thời gian nuôi Số vụ nuôi, thời gian nuôi
Trƣớc đây do nguồn giống phụ thuộc tự nhiên nên ngƣ dân thƣờng nuôi 2 mùa chính, vụ 1 từ tháng 4 – 6, vụ 2 từ tháng 11 – 12, thu hoạch cá thịt vào tháng 5-6 hoặc tháng 12-1 năm sau đó. Hiện nay nông hộ đã chủ động con giống sinh sản nhân tạo nên mùa vụ thả giống có thể thả nuôi quanh năm.
27
Hình 3.1 Cơ cấu vụ nuôi cá tra của nông hộ
Nguồn: Số liệu điều tra tháng 9, năm 2014
Từ kết quả điều tra cho thấy, 85% số nông hộ chỉ nuôi 1 vụ trong năm, 15% còn lại là nuôi 2 vụ. Nếu nuôi 1 vụ/năm thì thời gian nuôi có thể kéo dài từ 6 đến 11 tháng, khi đó cá đạt trọng lƣợng khoảng 800g đến hơn 1,5kg mỗi con. Đối với những hộ nuôi 2 vụ thì thời gian nuôi chỉ khoảng 5 tháng và trọng lƣợng cá đạt từ 600g đến 800g là có thể thu hoạch.