vốn của Ngân hàng:
4.4.1.1. Yếu tố kinh tế
Hoạt động huy động vốn của NHNNo&PTNT quận Cái Răng cũng bị tác động bởi các giai đoạn chu kỳ kinh tế, tỷ lệ lạm phát, tốc độ tăng trưởng GDP, triển vọng các ngành nghề kinh doanh sử dụng vốn ngân hàng, cơ cấu chuyển dịch giữa các khu vực kinh tế, mức độ ổn định giá cả, lãi suất cán cân thanh toán và ngoại thương. Chẳng hạn như nếu giá cả hàng hóa tăng đột biến do tác động của nền kinh tế lạm phát làm cho các doanh nghiệp, tiểu thương nghiệp,...làm ăn có thể thua lỗ cũng có thể dẫn tới nghĩ hoạt động như thế thì NH đã mất một số khách hàng đến giao dịch với NH với các sản phẩm mà các doanh nghiệp thường sử dụng như bao thanh toán, chuyển khoản, gởi tiết kiệm từ những khoản lời để dự trữ cho tương lai... Như đã phân tích trên đây thì NHNNo&PTNT Quận Cái Răng bị tác động bởi nền kinh tế lạm phát, mức giá cả,...đã làm ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của Ngân hàng.
4.4.1.2. Yếu tố chính trị- pháp luật và chính sách của nhà nước
Hoạt động Ngân hàng là hoạt động được kiểm soát chặt chẽ về phương diện pháp luật hơn các ngành nghề khác. Các chính sách tác động đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng như chính sách cạnh tranh, phá sản, sáp nhập, cơ cấu và tổ chức Ngân hàng, các qui định về cho vay, bảo hiểm tiền gửi, dự phòng rủi ro tín dụng, qui định về qui mô vốn tự có…được qui định trong luật Ngân hàng và các qui định hướng dẫn thi hành luật. Ngoài ra các chính sách tiền tệ, chính sách tài chính,…cũng thường xuyên tác động vào hoạt động của Ngân hàng.
Một vài minh chứng cụ thể cho vấn đề này đó là quyết định 346, quyết định 187 của NHNN đều có tác động gián tiếp đến hoạt động huy động vốn của NH. Cả hai quyết định này đều nhằm thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ do nền kinh tế bị lạm phát, là do khi thực hiện các quyết định này thì NH có thể không có đủ nguồn vốn để hoạt động thì đần dần NH sẽ mất khách hàng đến giao dịch với NH. Mặt khác, quy định của NHNN về mức trần lãi suất đối với vốn huy động không được vượt quá 7%/năm cũng đã gây khó khăn cho NH trong việc huy động vốn.
4.4.1.3. Văn hóa - Xã hội
Như chúng ta đã biết do phong tục tập quán, tính cách của người Việt Nam là họ thích giữ tiền hơn là gửi tiền tại ngân hàng. Đặc biệt, phần đông người dân ở Đồng Bằng Sông Cửu Long là nông dân nên tính cách thích giữ
33
tiền bên m nh càng thể hiện rơ rệt hơn nữa. Chính vì vậy mà một phần lớn nguồn vốn nhàn rỗi từ họ đã bị lãng phí dẫn đến hoạt động huy động vốn của Ngân hàng còn bị hạn chế. Mặt khác, mức sống của người dân ở thành phố Cần Thơ còn thấp so với những thành phố khác, đại bộ phận người dân ở đây thu nhập còn khá thấp nên việc Ngân hàng huy động vốn được nhiều như các thành phố phát triển khác là rất khó.