Tỷ trọng giảm dần qua 3 năm: năm 2011 là 87,18%; năm 2012 là 81,65%; năm 2013 là 80,46%. Tiền gửi tiết kiệm rất dể thu hút bởi vì lải suất
30
của nó khá hấp dẫn, trong trường hợp cần thiết tăng nguồn vốn cho hoạt động của mình nếu áp dụng mức lãi suất hấp dẫn thì Ngân hàng có thể thu hút khách hàng gửi loại tiền này. Tiền gửi tiết kiệm có xu hướng giảm qua các năm ở đây một ảnh hưởng phần là do công tác vận động tuyên truyền của các cán bộ nhân viên trong Ngân hàng phát huy tối đa đã thu húdt được lượng tiền nhàn rỗi của các thành phần dân cư, Ngân hàng đã có nhiều biện pháp thu hút tiền gửi tiết kiệm như có nhiều chương trình khuyến mãi cho các khách hàng đến gửi tiền ở Ngân hàng, tư vấn tận tình cho khách hàng….
4.3.3 Tổng dư nợ trên tổng nguồn vốn huy động
Nhìn chung, qua bảng 4.5 thấy tổng dư nợ/tổng vốn huy động của ngân hàng tăng đều qua các năm. Cụ thể như sau: năm 2011 là 113,25%; năm 2012 là 102,22%; năm 2013 là 110,2%. Thông qua chỉ số này qua 3 năm thì ta thấy rằng nguồn vốn của ngân hàng huy động được là rất cao nhưng vẫn chưa đủ khả năng đáp ứng nhu cầu cung ứng vốn cho khách hàng. Vì vậy ngân hàng còn sử dụng nguồn vốn điều chuyển từ ngân hàng cấp trên đưa xuống. Tuy nhiên trong những năm sắp tới ngân hàng cần tích cực phát huy hơn nữa hoạt động huy động vốn, để nhằm nâng cao hoạt động huy động vốn của mình.
4.3.4 Nguồn vốn KKH trên tổng vốn huy động
Nguồn vốn này không mang tính ổn định đối với Ngân hàng vì có thể rút tiền ra bất cứ lúc nào khi cần thiết. Vì vậy Ngân hàng chỉ được sử dụng một tỷ lệ nhất định để thực hiện việc kinh doanh tiền tệ, tỷ lệ tiền gửi này không ổn định nhưng vẫn tăng đều qua các năm: Năm 2011 chiếm 9,29%, năm 2012 là 11,44% và đến năm 2013 là 11,75% cho thấy những lợi ích từ việc thanh toán qua thẻ đem lại, số lượng người sử dụng thẻ đang ngày càng nâng cao, các doanh nghiệp cũng xem Ngân hàng là trung gian để thanh toán lương qua tài khoản cho nhân viên và thanh toán nhu cầu mua bán hàng hoá, dịch vụ. Đây là những nhu cầu đã bắt đầu phát triển và phổ biến ở khu vực và cả nước, Ngân hàng cần tranh thủ đã chớp lấy những cơ hội tốt này bằng những chương trình khuyến mãi và dịch vụ tốt nhất. Tuy nhiên, Ngân hàng vẫn chưa huy động được tối đa lượng tiền thanh toán của các doanh nghiệp trong khu vực vì do thói quen dùng tiền mặt của người dân vẫn còn nhiều nên họ chưa quen với việc mở tài khoản thanh toán tại Ngân hàng hoặc do người dân ngại với các thủ tục rườm rà.
4.3.5 Nguồn vốn CKH trên tổng vốn huy động
Chỉ tiêu này cho biết khả năng kiểm soát vốn huy động của Ngân hàng. Vì đối với vốn huy động có kỳ hạn, Ngân hàng sẽ chủ động trong kinh doanh và sẽ giúp Ngân hàng điều tiết vốn một cách linh hoạt hơn.
31
Qua bảng ta thấy, vốn huy động có kỳ hạn có xu hướng tăng. Năm 2011 chiếm 88,94% trên tổng vốn huy động. Năm 2012 chiếm 82,85% trên tổng vốn huy động, đến năm 2013 chiếm 82,34% trên tổng vốn huy động. Đây là một tín hiệu khả quan đối với Ngân hàng vì với lượng vốn này chủ yếu đối với NH có thể có kế hoạch đầu tư vào các dự án hay cho vay nhiều hơn, tạo lợi nhuận cho Ngân hàng.
4.3.6 Chi phí huy động trên tổng vốn huy động
Chỉ tiêu này chỉ ra để huy động được một đồng vốn thì ngân hàng bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí trên mức lãi suất công bố cho khách hàng qua từng thời điểm cụ thể. Từ bảng số liệu trên ta thấy chi phí huy động trên tổng VHĐ tăng giảm không ổn định qua 3 năm. Năm 2011, để huy động được một trăm đồng vốn, ngân hàng phải bỏ ra 9,83 đồng đến năm 2012 chi phí này là 8,77 đồng sự gia tăng của chỉ tiêu này là do hoạt động huy động vốn của ngân hàng luôn tăng làm cho chi phí huy động tăng theo. Nhưng đến năm 2013, chi phí trả cho một trăm đồng vốn huy động giảm còn 6,28 đồng. Nguyên nhân chủ yếu là NHNN đã nhiều lần điều chỉnh lãi suất huy động nhưng bên cạnh đó, nền kinh tế xuống dốc các kênh đầu tư bên ngoài không mang lại hiệu quả nên người dân vẫn chọn gửi tiền vào ngân hàng cho an toàn, để sinh lời mặc dù lãi suất không cao. Chính vì vậy ta thấy vốn huy động tăng liên tục qua các năm dẫn đến chi phí huy động cũng tăng theo. Bên cạnh đó, do việc cạnh tranh giữa các ngân hàng trên cùng địa bàn đã buộc ngân hàng phải có những chính sách điều chỉnh mức lãi suất huy động cho phù hợp để thu hút khách hàng gửi tiền vào.
4.4 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHNo&PTNT QUẬN CÁI RĂNG VỐN TẠI NHNo&PTNT QUẬN CÁI RĂNG
Có hai nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn đó là: nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan.
- Nhân tố khách quan là những nhân tố bên ngoài nằm ngoài tầm kiểm soát của Ngân hàng. Nó bao gồm: chính trị, văn hóa - xã hội, pháp luật, môi trường kinh tế.
- Nhân tố chủ quan bao gồm các nhân tố bên trong nằm trong sự kiểm soát của NH. Nhóm nhân tố này bao gồm giá cho dịch vụ của ngân hàng, con người, chi nhánh, dịch vụ và quy trình.
32
4.4.1. Các nhân tố khách quan ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của Ngân hàng: vốn của Ngân hàng:
4.4.1.1. Yếu tố kinh tế
Hoạt động huy động vốn của NHNNo&PTNT quận Cái Răng cũng bị tác động bởi các giai đoạn chu kỳ kinh tế, tỷ lệ lạm phát, tốc độ tăng trưởng GDP, triển vọng các ngành nghề kinh doanh sử dụng vốn ngân hàng, cơ cấu chuyển dịch giữa các khu vực kinh tế, mức độ ổn định giá cả, lãi suất cán cân thanh toán và ngoại thương. Chẳng hạn như nếu giá cả hàng hóa tăng đột biến do tác động của nền kinh tế lạm phát làm cho các doanh nghiệp, tiểu thương nghiệp,...làm ăn có thể thua lỗ cũng có thể dẫn tới nghĩ hoạt động như thế thì NH đã mất một số khách hàng đến giao dịch với NH với các sản phẩm mà các doanh nghiệp thường sử dụng như bao thanh toán, chuyển khoản, gởi tiết kiệm từ những khoản lời để dự trữ cho tương lai... Như đã phân tích trên đây thì NHNNo&PTNT Quận Cái Răng bị tác động bởi nền kinh tế lạm phát, mức giá cả,...đã làm ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của Ngân hàng.
4.4.1.2. Yếu tố chính trị- pháp luật và chính sách của nhà nước
Hoạt động Ngân hàng là hoạt động được kiểm soát chặt chẽ về phương diện pháp luật hơn các ngành nghề khác. Các chính sách tác động đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng như chính sách cạnh tranh, phá sản, sáp nhập, cơ cấu và tổ chức Ngân hàng, các qui định về cho vay, bảo hiểm tiền gửi, dự phòng rủi ro tín dụng, qui định về qui mô vốn tự có…được qui định trong luật Ngân hàng và các qui định hướng dẫn thi hành luật. Ngoài ra các chính sách tiền tệ, chính sách tài chính,…cũng thường xuyên tác động vào hoạt động của Ngân hàng.
Một vài minh chứng cụ thể cho vấn đề này đó là quyết định 346, quyết định 187 của NHNN đều có tác động gián tiếp đến hoạt động huy động vốn của NH. Cả hai quyết định này đều nhằm thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ do nền kinh tế bị lạm phát, là do khi thực hiện các quyết định này thì NH có thể không có đủ nguồn vốn để hoạt động thì đần dần NH sẽ mất khách hàng đến giao dịch với NH. Mặt khác, quy định của NHNN về mức trần lãi suất đối với vốn huy động không được vượt quá 7%/năm cũng đã gây khó khăn cho NH trong việc huy động vốn.
4.4.1.3. Văn hóa - Xã hội
Như chúng ta đã biết do phong tục tập quán, tính cách của người Việt Nam là họ thích giữ tiền hơn là gửi tiền tại ngân hàng. Đặc biệt, phần đông người dân ở Đồng Bằng Sông Cửu Long là nông dân nên tính cách thích giữ
33
tiền bên m nh càng thể hiện rơ rệt hơn nữa. Chính vì vậy mà một phần lớn nguồn vốn nhàn rỗi từ họ đã bị lãng phí dẫn đến hoạt động huy động vốn của Ngân hàng còn bị hạn chế. Mặt khác, mức sống của người dân ở thành phố Cần Thơ còn thấp so với những thành phố khác, đại bộ phận người dân ở đây thu nhập còn khá thấp nên việc Ngân hàng huy động vốn được nhiều như các thành phố phát triển khác là rất khó.
4.4.2. Các nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của Ngân hàng của Ngân hàng
4.4.2.1. Các đối thủ cạnh tranh
Đối thủ cạnh tranh hiện tại
Các đối thủ Ngân hàng này đang tranh đua và dùng các thủ thuật để tăng lợi thế cạnh tranh, để xâm chiếm thị phần của nhau. Những đối thủ đó là các ngân hàng thương mại, các công ty bảo hiểm, công ty tài chính, quỹ hỗ trợ,…
Mức độ cạnh tranh phụ thuộc vào số lượng và qui mô các định chế tham gia trên thị truờng. Hiện nay trên địa bàn thành phố Cần Thơ có rất nhiều Ngân hàng được thành lập sự cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt. Nhóm đối thủ cạnh tranh trước tiên là các NHTM. Đây là nhóm các Ngân hàng có lợi thế hơn NHNNo&PTNT về vốn, thị trường, thời gian hoạt động, đối tác,...vì vậy họ dễ dàng thâu tóm đại đa số các khách hàng lớn. Nhóm đối thủ cạnh tranh thứ hai của Ngân hàng là các Chi nhánh NH nước ngoài, các NH liên doanh, mà các NH này nhắm vào các khách hàng là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và cộng đồng người nước ngoài tại Việt Nam. Nhóm đối thủ cạnh tranh này có lợi thế đặt biệt là do có mối quan hệ với các công ty mẹ của các doanh nghiệp trên, có chất lượng dịch vụ cao, công nghệ hiện đại.
Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
Các tổ chức tài chính và phi tài chính có thể xâm nhập lẫn nhau về các dịch vụ cung ứng cho khách hàng. Chẳng hạn như bưu điện có hình thức tiết kiệm bưu điện, công ty bảo hiểm có sản phẩm phong phú đa dạng như bảo hiểm nhân thọ, an sinh giáo dục,…các tổ chức này đã thu hút một số lượng tiền nhàn rỗi của một phần dân cư. Mặt khác, họ có công nghệ hiện đại như là bưu điện, tiếp cận khách hàng như là công ty bảo hiểm như tư vấn và thuyết phục, giới thiệu sản phẩm đến tận nhà khách hàng.
4.4.2.2 Uy tín của ngân hàng
NHNNo&PTNT quận Cái Răng là một ngân hàng có lịch sử khá lâu đời, danh tiếng của ngân hàng được rất nhiều người biết đến. Uy tín của ngân hàng là một điều không thể tự nhiên có được mà nó phải trải qua một thời gian dài
34
song hành cùng với sự phát triển của xã hội và của cả người dân trên địa bàn thành phố. Đối với NHNNo&PTNT quận Cái Răng thì uy tín của ngân hàng ngày càng được khẳng định là do thường xuyên duy trì, cải tiến và nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. Vì vậy, phong cách làm việc của đội ngũ nhân viên dày dặn kinh nghiệm sẽ góp phần giữ chân được khách hàng và tạo uy tín cho ngân hàng.
4.4.2.3 Khách hàng
Cho đến nay NHNNo&PTNT quận Cái Răng đã có một lượng khách hàng truyền thống khá ổn định, ngoài ra thì ngân hàng còn tạo được nhiều mối quan hệ với một lượng khách hàng mới đầy hứa hẹn sẽ trở thành khách haàng truyền thống của ngân hàng. Sự hiểu biết của khách hàng về NHNNo&PTNT ngày càng nhiều và rộng rãi, điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả huy động vốn. NHNNo&PTNT quận Cái Răng trong thời gian qua đã làm khá tốt công tác tư vấn cho khách hàng trong thời gian qua, chiếm giữ thị phần lớn so với các đối thủ hoạt động kinh doanh trên cùng địa bàn.
4.4.2.4 Lãi suất
Lãi suất huy động vốn là chỉ tiêu quan trọng nhất trong quá trình huy động vốn tại chi nhánh ngân hàng, đồng thời còn đánh giá được năng lực hoạt động của cán bộ công nhân viên, làm cách nào để huy động được rất nhiều nguồn vốn mà vẫn đảm bảo được lợi nhuận tối đa. Để có thể nhận biết rõ hơn thì ta bắt đầu quan sát biểu bảng lãi suất như sau:
35
Bảng 4.6: Tình hình lãi suất huy động tại NHNNo&PTNT quận Cái Răng trong giai đoạn quý 4 của 3 năm ( 2011 – 2013)
ĐVT: %/năm
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Tiền gửi KKH 3 2 1,2 Tiền gửi CKH 1 tháng 14 8 6 2 tháng 14 8 6,5 3 tháng 14 8 7 6 tháng 14 8 7 9 tháng 14 8 7 12 tháng 14 11 8,5
Nguồn: Phòng kinh doanh NHNNo&PTNT Quận Cái Răng
Nhìn chung lãi suất qua các năm thay đổi rất nhiều nhưng ta thấy nguồn vốn huy động của ngân hàng vẫn tăng mạnh trong 3 năm qua là do các chính sách điều tiết lãi suất, nắm bắt được tâm lý của khách hàng và có ngân hàng có một lượng khách hàng truyền thống rất lớn… Song song đó ngân hàng cũng thực hiện các chương trình khuyến mãi hấp dẫn, chính những chính sách lãi suất hấp dẫn và các chương trình khuyến mãi này đã góp phần thúc đẩy nguồn vốn huy động này tăng trưởng liên tục và mạnh mẽ.
4.4.2.5 Các yếu tố khác
Chất lượng, thái độ nhân viên, trang thiết bị vật chất của NH cũng ảnh hưởng tới quá trình huy động vốn. Chẳng hạn, thái độ phục vụ của nhân viên NH không tốt, trình độ nghiệp vụ không chuyên môn,...sẽ không lôi kéo được khách hàng đến giao dịch với NH ngày càng nhiều. Về vấn đề trang thiết bị của NH như phòng giao dịch khang trang, máy móc thiết bị hiện đại,...sẽ tạo một cảm giác an toàn, tin tưởng về năng lực tài chính của NH cho khách hàng khi đến giao dịch với NH. Mặt khác vấn đề máy rút tiền ATM của NH ít cũng khiến cho khách hàng không muốn gửi tiền vào nhiều khi giao dịch, bởi vì mỗi lần muốn rút tiền không được thuận tiện, nếu chổ của họ ở cách xa máy. Như vậy một số yếu tố trên đây cũng đã góp phần ảnh hưởng không nhỏ đến công tác huy dộng vốn của NH.
36
4.5 ĐÁNH GIÁ VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG 4.5.1 Kết quả đạt được 4.5.1 Kết quả đạt được
Ngoài các hình thức huy động vốn truyền thống ngân hàng còn mở rộng các hình thức mới như: tiết kiệm gửi góp, tiết kiệm ngoại tệ, kỳ phiếu, trái phiếu,…bước đầu đã có kết quả khả quan và chứa đựng một tiềm năng lớn, nhưng vẫn chưa phát huy hết hiệu quả.
Ngân hàng đã huy động được một khối lượng vốn lớn, đảm bảo nhu cầu vốn cho phát triển tại địa phương. Lãi suất huy động vốn được ngân hàng sử dụng một cách linh hoạt, nhạy bén, điều chỉnh kịp thời theo hướng hợp lý, đảm bảo cho vay có lãi, nhưng vẫn khuyến khích tăng trưởng nguồn vốn.
Nguồn vốn của ngân hàng ngày càng tăng theo nhu cầu của xã hội và trong thời gian qua ngân hàng đã có kế hoạch sử dụng nguồn vốn rất tốt và mang lại nhiều hiệu quả lớn cho ngân hàng. NHNNo&PTNT quận Cái Răng hiện nay đưa ra rất nhiều hình thức huy động vốn hết sức đa dạng và phong phú để cho khách hàng lưạ chọn. Trong thời gian qua với sự ra đời của sản phẩm tiền gửi tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm trả lãi trước, tiết kiệm trả lãi định kỳ,…của ngân hàng đã thu hút được một lượng lớn khách hàng sử dụng các sản phẩm tiền gửi này. Với sự đa dạng về sản phẩm tiền gửi như vậy đã góp