Thực trạng nguồn vốn huy động phân theo kỳ hạn

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn quận cái răng – tp cần thơ (Trang 34 - 37)

Bảng 4.3: Tình hình nguồn vốn huy động phân theo kỳ hạn qua 3 năm (2011 – 2013) ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) 1. Tiền gửi KKH 29.786 44.841 48.412 15.055 50,54 3.571 7,96 2. Tiền gửi CKH 285.154 324.609 339.203 39.455 13,84 14.594 4,50 Dưới 12 tháng 270.180 289.884 283.789 19.704 7,29 (6.095) (2,10) Từ 12 tháng trở lên 14.974 34.725 55.414 19.751 131,90 20.689 59,58 3.GTCT 5.670 22.368 24.350 16.698 294,50 1.982 8,86 Ngắn hạn 3.829 14.528 15.488 10.699 279,42 960 6,61 Dài hạn 1.841 7.840 8.862 5.999 325,86 1.022 13,04 Tổng 320.610 391.818 411.965 71.208 22,21 20.147 5,14

Nguồn: Phòng kinh doanh NHNNo&PTNT Quận Cái Răng

4.2.2.1 Tiền gửi không kỳ hạn

Mục đích chủ yếu của loại tiền gửi này là đảm bảo sự an toàn và dùng vào các hoạt động tài chính khi cần thiết. Xét trong bảng cơ cấu tiền gửi ta thấy loại tiền này chiếm tỷ trọng thấp, do lãi suất huy động của loại hình thấp. Năm 2011 khoản tiền gửi không kỳ hạn huy động được 29.786 triệu đồng, năm 2012 là 44.841 triệu đồng, tăng 50,54% so với năm 2011. Tuy nhiên đến năm 2013 tăng cao, tăng 3.571 triệu đồng, tương ứng tăng 7,96% so với năm 2012, đạt 48.412 triệu đồng. Nguyên nhân của sự biến động tăng của khoản tiền này là do nhu cầu thanh toán của các doanh nghiệp, cá nhân tăng nhiều nên tăng lên nhanh chóng.

Loại tiền gửi này chủ yếu là dùng để thanh toán trong kinh doanh và các tài khoản của cá nhân có nhu cầu sử dụng thường xuyên. Vì vậy, loại tiền gửi này mang tính chất không ổn định, Ngân hàng không thể chủ động trong việc sử dụng nguồn vốn này, do vậy lãi suất cho loại tiền gửi này thường thấp. Sở dĩ có sự giảm này là do trong những năm này tình hình kinh tế không ổn định

25

sự biến động lên xuống liên tục, không kiểm soát được giá cả, lạm phát tăng cao nên việc làm ăn của các doanh nghiệp và các cá nhân có phần giảm xuống, họ hạn chế việc mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh mà chỉ duy t ở quy mô hiện có.

4.2.2.2 Tiền gửi có kỳ hạn

Là khoản tiền gửi đã được xác định thời hạn trả lãi cho khách hàng vì vậy nó có ý nghĩa quan trọng ðối với ngân hàng, tạo nguồn vốn ổn định giúp ngân hàng có thể chủ động trong đầu tư. Khác với khoản tiền gửi của các tổ chức kinh tế, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn luôn chiếm vị trí cao và được khách hàng ưa chuộng do lãi suất cao và khá ổn định. Đây cũng là sản phẩm truyền thống của các NHTM. Vì vậy, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn chiếm tỷ trọng cao hơn tiền gửi không kỳ hạn, vì thế nguồn huy động này tăng liên tục qua các năm.

- Đối với tiền gửi dưới 12 tháng: loại hình tiền gửi này được huy động nhiều nhất. Cụ thể, năm 2011 huy động được 270.180 triệu đồng, đến năm 2012 là 289.884 triệu đồng tăng 19.704 triệu đồng so với năm 2011. Nhưng đến năm 2013 giảm không đáng kể đạt 283.789 triệu đồng tương đương giảm 2,10%, nguyên nhân do năm 2013 đã hai lần giảm trần lãi suất nên một số khách hàng đã chuyển sang tiền gửi dài hạn để hưởng lãi suất cao hơn. Tuy nhiên, bản chất tiền gửi dưới 12 tháng này rất dễ gửi vào và dễ rút ra. Một khi rút ra nhiều sẽ làm tổng nguồn vốn không ổn định, ngân hàng phải lập một khoản dự trữ thanh khoản cao dự phòng khách hàng rút tiền. Vì vậy ngân hàng cần chú trọng quan tâm nhiều đến tình hình khoản mục tiền gửi này. Tiếp cận và nắm bắt thông tin một cách nhanh nhất để có thể kịp thời xử lý những tình trạng gây bất lợi đến hoạt động của ngân hàng.

- Đối với tiền gửi từ 12 tháng trở lên: loại tiền gửi này chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tiền gửi có kỳ hạn và tăng dần qua các năm. Qua bảng số liệu ta thấy năm 2011 huy động được 14.974 triệu đồng, năm 2012 bắt đầu tăng cao đạt 34.725 triệu đồng tăng 19.751 triệu đồng tương 131,90%. Đến năm 2013 tăng cao hơn năm 2012 là 55.414 triệu đồng tăng 20.689 triệu đồng tương ứng 59,58%. Nguyên nhân tăng cao vì nền kinh tế hiện nay của nước ta ổn định nên chính sách thắt chặt tiền tệ được Nhà nước nới lỏng làm ảnh hưởng của sự biến động lãi suất làm thay đổi sự lựa chọn của khách hàng. Từ đó cho thấy chuyển biến tích cực trong việc huy động vốn dài hạn trong dân cư tạo nguồn vững chắc cho kế hoạch sử dụng vốn.

Như vậy có thể thấy tình hình nguồn vốn huy động của NHNNo&PTNT quận Cái Răng được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, có cơ cấu đa dạng,

26

tăng trưởng không ngừng. Tiền gửi của khách hàng luôn giữ vai trò chủ yếu và tăng mạnh qua các năm. Đây là một dấu hiệu tốt cho công tác huy động vốn của ngân hàng. Vì vậy, ngân hàng phải có những chính sách, biện pháp và hình thức khuyến khích khác nhau như mở loại hình dự thưởng với tiền gửi trung và dài hạn, tiết kiệm bậc thang, phát hành kỳ phiếu dự thưởng…nhằm làm tăng cao lượng vốn trung và dài hạn. Tiền gửi này càng nhiều thì càng ổn định được tổng nguồn vốn giúp hoạt động ngân hàng hoạt động ngày càng bền vững hơn.

Đạt được kết quả như trên là do lãi suất tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn cao hơn tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn cho nên khách hàng đầu tư nhiều vào tiền gửi có kỳ hạn này và xem đây là hình thức đầu tư đạt hiệu quả cao. Mặt khác, ở quận hiện nay có rất nhiều hộ gia đình, doanh nghiệp kinh doanh thành đạt hơn, trở nên khá giàu. Người dân có thói quen mua vàng để dự trữ hay gửi tiền mặt tại nhà nhưng hiện nay tình hình lạm phát dẫn đến nhiều biến đổi trên thị trường vàng khiến họ không thể mua vàng như trước do giá vàng quá cao và luôn biến động không thể dự đoán từ đó mà người dân đem lượng tiền đó gửi vào ngân hàng để sinh lợi và có mức rủi ro thấp hơn. Mà chi nhánh đặt tại trung tâm của quận hoạt động rất có hiệu quả tao được niềm tin đối với khách hàng. Cùng với sự hướng dẫn cặn kẽ của cán bộ ngân hàng nên việc huy động tiền gửi của người dân rất thuận lợi. Tuy nhiên do trên địa bàn có nhiều ngân hàng hoạt động khiến cho khách hàng phải lựa chọn. Vì vậy, ngân hàng cần chú trọng hơn nữa các dịch vụ và hình thức ưu đãi để thu hút được khách hàng trong thời gian tới.

4.2.2.3 Giấy tờ có giá

Bên cạnh các hình thức huy động đã phân tích ở trên thì hình thức phát hành giấy tờ có giá là nguồn huy động vốn đáng kể của Ngân hàng.

Tuy giấy tờ có giá chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh. Tuy nhiên nguồn vốn này cũng giữ một vai trò quan trọng trong nguồn vốn huy động vì với việc phát hành GTCG để huy động vốn ngân hàng có khả năng tập trung một lượng vốn lớn trong thời gian ngắn và hoàn toàn chủ động trong việc sử dụng. Từ bảng số liệu trên, hình thức huy động vốn từ các GTCG chủ yếu là ngắn hạn và tổng nguốn vốn từ GTCG có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2011, nguồn vốn huy động bằng hình thức này là 5.670 triệu đồng, tuy nhiên sang năm 2012 thì số tiền huy động từ GTCG tăng lên cao 22.368 triệu đồng, tăng 6.698 triệu đồng, tương đương tăng 42,74% so với năm 2011. Đến năm 2013, số tiền huy động là 24.350 triệu đồng, tăng 1.982 triệu đồng so với năm 2012, tương đương tăng 8,86%.

27

Nguyên nhân dẫn đến xu thế khoản tiền gửi của các GTCG tăng là do tác động của nhiều yếu tố kinh tế - xã hội và do nhu cầu vốn của 3 năm này cao nên ngân hàng cần thiết phải huy động vốn thêm từ nguồn này.

Nhìn chung, công tác huy động vốn của ngân hàng qua 3 năm được thực hiện tốt. Đây là nguồn vốn có ảnh hưởng rất lớn đến chi phí và khả năng mở rộng kinh doanh của ngân hàng. Nguồn vốn này có xu hướng ngày càng tăng là phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế hiện nay. Kết quả như vậy là nhờ vào sự nổ lực của toàn bộ cán bộ nhân viên ngân hàng, cùng với việc người dân ngày càng có nhu cầu giao dịch qua hệ thống ngân hàng vì có nhiều mặt thuận lợi hơn. Do trên địa bàn có rất nhiều tổ chức tín dụng với nhiều với nhiều phương thức huy động rất phong phú và lãi suất rất hấp dẫn nên để duy trì và gia tăng vốn huy động trong năm tới, ngân hàng cần có kế hoạch và biện pháp huy động tốt hơn nữa để giữ được khách hàng truyền thống và mở rộng khách hàng mới, tăng vốn huy động để đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng cao của các thành phần kinh tế trong và ngoài quận.

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn quận cái răng – tp cần thơ (Trang 34 - 37)