Nhân lực R&D của Công ty Sơn Lâm

Một phần của tài liệu Hình thành bộ phận rd nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ( nghiên cứu trường hợp công ty TNHH sơn lâm cđp tỉnh tuyên quang) (Trang 41 - 45)

9. Kết cấu của luận văn

2.1.2. Nhân lực R&D của Công ty Sơn Lâm

Về nhân lực của Công ty đƣợc chia thành 2 nhóm: nhân lực KH&CN, nhân lực/lao động phổ thông.

Nhân lực R&D có liên quan đến nhân lực KH&CN có thể đƣợc hiểu theo những cách khác nhau. Theo cuốn KH&CN Việt Nam 200314

và cuốn

“Cẩm nang về đo lường nguồn nhân lực KH&CN” của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD),15

thì nhân lực KH&CN bao gồm những ngƣời đáp ứng đƣợc một trong những điều kiện sau đây:

- Đã tốt nghiệp đại học và cao đẳng và làm việc trong một ngành KH&CN;

- Đã tốt nghiệp đại học và cao đẳng, nhƣng không làm việc trong một ngành KH&CN nào;

- Chƣa tốt nghiệp đại học và cao đẳng, nhƣng làm một công việc trong một lĩnh vực KH&CN đòi hỏi trình độ tƣơng đƣơng.

Đây chính là khái niệm nhân lực KH&CN theo nghĩa rộng. Theo đó, có thể hiểu nhân lực KH&CN bao gồm cả những ngƣời đã tốt nghiệp đại học nhƣng không làm việc trong lĩnh vực KH&CN. Khái niệm này dƣờng nhƣ quá rộng để thể hiện nguồn nhân lực hoạt động KH&CN của một quốc gia.

Do vậy, các nƣớc thƣờng sử dụng khái niệm nhân lực nghiên cứu và triển khai (nhân lực R&D), để thể hiện nhân lực KH&CN của mình.

Theo Hƣớng dẫn thống kê R&D của OECD (Cẩm nang FRASCATI), nhân lực R&D bao gồm những ngƣời trực tiếp tham gia vào hoạt động R&D hoặc trực tiếp hỗ trợ hoạt động R&D. Nhân lực R&D đƣợc chia thành 3 nhóm:

- Nhóm 1: nhân lực nghiên cứu (nhà nghiên cứu/nhà khoa học/kỹ sƣ nghiên cứu).

Đây là những nhân lực chuyên nghiệp có trình độ cao đẳng/đại học, thạc sĩ và tiến sĩ hoặc không có văn bằng chính thức, song làm các công việc

14 Bộ KH&CN (2003), Khoa học và công nghệ Việt Nam 2003, Hà Nội, trang 61. 15

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), “Cẩm nang về đo lƣờng nguồnnhân lực KH&CN”, xuất bản tại Pari, 1975.

40

tƣơng đƣơng nhƣ nhà nghiên cứu/nhà khoa học, tham gia vào quá trình tạo ra tri thức, sản phẩm và quy trình mới, tạo ra phƣơng pháp và hệ thống mới.

- Nhóm 2: Nhân viên kỹ thuật và tƣơng đƣơng.

Nhóm này bao gồm những ngƣời thực hiện các công việc đòi hỏi phải có kinh nghiệm và hiểu biết kỹ thuật trong những lĩnh vực của KH&CN. Họ tham gia vào R&D bằng việc thực hiện những nhiệm vụ khoa học và kỹ thuật có áp dụng những khái niệm và phƣơng pháp vận hành dƣới sự giám sát của các nhà nghiên cứu.

- Nhóm 3: Nhân viên phụ trợ trực tiếp R&D

Bao gồm những ngƣời có hoặc không có kỹ năng, nhân viên hành chính văn phòng tham gia vào các dự án R&D. Trong nhóm này bao gồm cả những ngƣời làm việc liên quan đến nhân sự, tài chính và hành chính trực tiếp phục vụ công việc R&D của các tổ chức R&D.

Tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) cũng đƣa ra khái niệm liên quan đến nhân lực trong lĩnh vực KH&CN là: “Tổng số nhân lực có trình độ” và “Số nhân lực có trình độ hiện đang công tác”.

Quan điểm của UNESCO về hai khái niệm này là:

- “Tổng số nhân lực có trình độ” cần phải đƣợc xem xét nhƣ một đại lƣợng đo, bởi qua đó có thể biết đƣợc tổng số những ngƣời đƣợc đào tạo để có năng lực trở thành nhà khoa học và kỹ sƣ, bất kể hiện tại họ có làm việc theo năng lực này hay không. Nói cách khác, đại lƣợng này thể hiện cho tiềm năng của một quốc gia về nhân lực KH&CN. Tổng số nhân lực có trình độ chính là chỉ số nhân lực KH&CN.

- “Số nhân lực có trình độ hiện đang công tác” phản ánh số lƣợng nhân lực thực sự đang làm việc theo năng lực của họ (không chắc là làm trong lĩnh vực KH&CN hay không) và đang đóng góp cho các hoạt động kinh tế của một đất nƣớc. Số nhân lực có trình độ hiện đang công tác chính là chỉ số nhân lực R&D.

41

Trên cơ sở này, UNESCO đã đƣa ra sự phân biệt tƣơng đối giữa các khái niệm nhân lực trong lĩnh vực KH&CN nói chung nhƣ sau: Nhân lực trong lĩnh vực KH&CN không đơn giản là phép tính cộng tổng đầu ngƣời, mà bên cạnh việc đếm đầu ngƣời cần phải tính đến yếu tố khác nhƣ: Quy đổi tƣơng đƣơng thời gian làm việc đầy đủ và các đặc trƣng của họ.

Để phù hợp với đối tƣợng nghiên cứu của Luận văn, nhân lực R&D trƣớc hết phải thuộc phạm trù nhân lực KH&CN, do đó để hình thành bộ phân R&D tại Công ty Sơn Lâm, trƣớc hết phải nhằm tới nhân lực, theo đó những ngƣời này có những đặc điểm sau đây:

- Các kỹ sƣ có trình độ đại học trở lên, trực tiếp làm việc trong lĩnh vực KH&CN về thăm dò, khai thác mỏ, xây dựng, giao thông (giao thông là hoạt động phụ trợ trong hoạt động thăm dò và khai thác mỏ) thuộc Công ty;

- Những ngƣời có trình độ đại học trở lên thuộc các ngành kinh tế, quản lý, môi trƣờng… phục vụ hoạt động thăm dò, khai thác mỏ thuộc Công ty;

- Những ngƣời tuy chƣa đạt trình độ đại học, nhƣng đã đƣợc đào tạo hoặc tích luỹ kinh nghiệm trong lĩnh vực hoạt động thăm dò, khai thác mỏ thuộc Công ty;

- Nhân lực khác: những ngƣời không thuộc biên chế của Công ty nhƣng có thể phục vụ lĩnh vực hoạt động R&D trong thăm dò, khai thác mỏ mà Công ty có thể huy động trong những trƣờng hợp cần thiết, ví dụ trƣờng hợp thu nhút nhân lực theo dự án. Những ngƣời này có thể là:

+ Nhân lực R&D hoạt động trong lĩnh vực thăm dò và khai thác mỏ thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ - Luyện kim thuộc Bộ Công Thƣơng;

+ Nhân lực R&D thuộc các viện nghiên cứu, trƣờng đại học có chuyên môn/nghiệp vụ trong lĩnh vực khác nhƣ kinh tế, quản lý, môi trƣờng có thể phục vụ trong lĩnh vực thăm dò và khai thác mỏ;

+ Nhân lực R&D thuộc Sở KH&CN Tuyên Quang có thể phục vụ trong lĩnh vực thăm dò và khai thác mỏ;

42

Luận văn không thống kê nhân lực R&D thuộc loại “Nhân lực khác”, mà sẽ đề cập từng trƣờng hợp cụ thể khi Công ty Sơn Lâm có nhu cầu thu hút nhân lực theo dự án.

Bảng 2.1. Nhân lực R&D của Công ty

Số TT

Nhiệm vụ công việc Số lƣợng (ngƣời)

Trình độ

1 Chỉ huy công trƣờng 01 Kỹ sƣ, Giám đốc 2 Phó chỉ huy công trƣờng 01 Kỹ sƣ, Phó giám đốc 3 Kỹ thuật thăm dò, khai thác mỏ 01 Thạc sĩ, Phó giám đốc 4 Kỹ thuật thăm dò, khai thác mỏ 01 Thạc sĩ

5 Kỹ thuật thăm dò quặng 03 Kỹ sƣ địa chất 6 Kỹ thuật khai thác mỏ 03 Kỹ sƣ mỏ 7 Kỹ thuật tuyển quặng 02 Kỹ sƣ mỏ

8 Kỹ thuật thi công mỏ 02 Kỹ sƣ mỏ, xây dựng 9 Kỹ thuật cầu đƣờng 01 Kỹ sƣ xây dựng giao thông

10 Kinh tế mỏ 02 Cử nhân kinh tế

Tổng 17

(Nguồn: Công ty Sơn Lâm)

Nhƣ vậy, nhân lực R&D thuộc biên chế của Công ty Sơn Lâm chỉ gồm 17 ngƣời, trong đó có 1 thạc sĩ tốt nghiệp ở nƣớc ngoài, 1 thạc sĩ tốt nghiệp ở trong nƣớc có chuyên môn phù hợp với hoạt động thăm dò và khai thác mỏ. Có thể nhận định số lƣợng nhân lực R&D của Công ty đƣợc coi là nhỏ so với nhiệm vụ của Công ty. Bởi vậy, trong quá trình hoạt động, Công ty còn thu hút nhân lực R&D theo dự án.

Đối tƣợng thu hút nhân lực R&D theo dự án nhƣ trên đã phân tích. Các dự án phục vụ thăm dò và khai thác mỏ của Công ty thực chất là các công đoạn hoạt động của Công ty cần có hoạt động R&D, ví dụ:

- Công tác trắc địa: Đo vẽ bản đồ địa hình tỷ lệ 1/2000 trên diện tích 49,5 ha; đo đạc tọa độ, độ cao các công trình thăm dò quặng;

43

- Công tác đo vẽ địa chất tỷ lệ 1:2000

- Thi công các công trình thăm dò: công trình hào, công trình giếng, công trình khoan máy,

- Biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trƣờng và bảo vệ tài nguyên khoáng sản trong hoạt động của Công ty.

Một phần của tài liệu Hình thành bộ phận rd nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ( nghiên cứu trường hợp công ty TNHH sơn lâm cđp tỉnh tuyên quang) (Trang 41 - 45)