Khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa

Một phần của tài liệu Hình thành bộ phận rd nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ( nghiên cứu trường hợp công ty TNHH sơn lâm cđp tỉnh tuyên quang) (Trang 26 - 29)

9. Kết cấu của luận văn

1.3.1. Khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa

Tính cạnh tranh ban đầu là một khái niệm đƣợc dùng hạn chế ở phạm vi doanh nghiệp trong các lý thuyết tổ chức công nghiệp. Năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp hay một ngành công nghiệp là tiềm năng sản xuất một

25

loại hàng hoá hay cung cấp một loại dịch vụ ở một mức giá ngang bằng hay thấp hơn mức giá phổ biến trên thị trƣờng mà không có sự trợ cấp nào từ phía Chính phủ.

Năng lực cạnh tranh đƣợc xem xét ở nhiều cấp độ khác nhau nhƣ năng lực cạnh tranh quốc gia, năng lực cạnh tranh doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thể hiện thực lực và lợi thế của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong việc thoả mãn tốt nhất các đòi hỏi của khách hàng để thu lợi ngày càng cao hơn. Nhƣ vậy, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trƣớc hết phải đƣợc tạo ra từ thực lực của doanh nghiệp, năng lực này không chỉ đơn thuần đƣợc tính bằng các tiêu chí về công nghệ, về vốn, về nhân lực mà còn là các tiêu chí về năng lực R&D, năng lực đổi mới, trình độ lao động, thị phần và tốc độ tăng trƣởng thị phần của doanh nghiệp, năng lực tổ chức và quản trị doanh nghiệp. Trong đó nhóm các tiêu chí sau, đặc biệt là các tiêu chí góp phần tạo nên giá trị gia tăng cho những sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp nhƣ năng lực R&D hay năng lực đổi mới ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Năng lực cạnh tranh: Năng lực cạnh tranh nói chung đƣợc định nghĩa

trên ba cấp độ khác nhau: năng lực cạnh tranh quốc gia, năng lực cạnh tranh doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ. Một nền kinh tế có năng lực cạnh tranh cao phải có nhiều doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh cao, với nhiều sản phẩm và dịch vụ có lợi thế cạnh tranh trên thị trƣờng.

Trong đó, năng lực cạnh tranh quốc gia đƣợc xác định là năng lực của một nền kinh tế tăng trƣởng bền vững, thu hút đầu tƣ tốt, bảo đảm ổn định kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân. Còn năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khă năng duy trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh trong việc tiêu thụ sản phẩm, mở rộng mạng lƣới tiêu thụ, thu hút và sử dụng có hiệu quả các yếu tố sản xuất nhằm đạt lợi ích kinh tế cao và bền vững.

Thuật ngữ “cạnh tranh” và “năng lực cạnh tranh” đƣợc sử dụng phổ biến, thƣờng xuyên đƣợc nhắc tới trên các diễn đàn kinh tế cũng nhƣ trên các

26

phƣơng tiện thông tin đại chúng, thu hút đƣợc sự quan tâm của giới nghiên cứu và đƣợc phân tích từ nhiều góc độ khác nhau.

Có nhiều quan điểm khác nhau về năng lực cạnh tranh trên các cấp độ: quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm. Và hiện chƣa có một lý thuyết nào hoàn toàn có tính thuyết phục về vấn đề này, do đó không có lý thuyết “chuẩn” về năng lực cạnh tranh. Quan niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cũng có nhiều khác biệt. Có ý kiến cho rằng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp gắn liền với ƣu thế của sản phẩm mà doanh nghiệp đƣa ra thị trƣờng. Có quan điểm gắn năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp với thị phần mà nó nắm giữ, cũng có những quan điểm đồng nhất năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp với hiệu quả sản xuất kinh doanh… Một số ý kiến tán thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là việc khai thác thực lực và lợi thế của mình để thoả mãn nhu cầu khách hàng và thu đƣợc lợi nhuận. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào thực lực và lợi thế của mình e rằng chƣa đủ, bởi trong điều kiện toàn cầu hóa kinh tế, lợi thế bên ngoài đôi khi là yếu tố quyết định. Thực tế chứng minh một số doanh nghiệp rất nhỏ, không có lợi thế nội tại, thực lực bên trong yếu nhƣng vẫn tồn tại và phát triển trong một thế giới cạnh tranh khốc liệt nhƣ hiện nay. Nhƣ vậy, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là việc khai thác, sử dụng thực lực và lợi thế bên trong, bên ngoài nhằm tạo ra những sản phẩm hàng hoá dịch vụ hấp dẫn với ngƣời tiêu dùng để tồn tại và phát triển, thu đƣợc lợi nhuận ngày càng cao và cải tiến vị trí so với các đối thủ cạnh tranh.

Tổng hợp các trƣờng phái lý thuyết, trên cơ sở quan niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng bù đắp chi phí, duy trì lợi nhuận và đƣợc đo bằng thị phần của sản phẩm và dịch vụ trên thị trƣờng, năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp có thể đƣợc xác định trên 4 nhóm yếu tố cấu thành sau:

- Chất lƣợng, khả năng cung ứng, mức độ chuyên môn hoá các đầu vào;

- Các ngành sản xuất và dịch vụ trợ giúp cho doanh nghiệp; - Yêu cầu của khách hàng về chất lƣợng hàng hoá, dịch vụ;

27

- Vị thế của doanh nghiệp so với đối thủ.

Quan niệm của tác giả Luận văn về năng lực cạnh tranh:

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bao gồm 8 yếu tố sau đây: - Tiềm lực tài chính; - Thị phần; - Hệ thống sản phẩm, dịch vụ; - Năng lực công nghệ; - Năng lực quản lý; - Nguồn nhân lực; - Mạng lƣới tổ chức; - Tài sản trí tuệ.

Một phần của tài liệu Hình thành bộ phận rd nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ( nghiên cứu trường hợp công ty TNHH sơn lâm cđp tỉnh tuyên quang) (Trang 26 - 29)