Quan niệm về nghiên cứu và triển khai với năng lực cạnh tranh của doanh

Một phần của tài liệu Hình thành bộ phận rd nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ( nghiên cứu trường hợp công ty TNHH sơn lâm cđp tỉnh tuyên quang) (Trang 32 - 36)

9. Kết cấu của luận văn

1.4.1. Quan niệm về nghiên cứu và triển khai với năng lực cạnh tranh của doanh

doanh nghiệp nhỏ và vừa

1.4.1. Quan niệm về nghiên cứu và triển khai với năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa doanh nghiệp nhỏ và vừa

Các ứng dụng tiềm năng của phƣơng pháp phân loại năng lực công nghệ nhƣ đã nêu trên có tác dụng hƣớng dẫn trong việc hoạch định chiến lƣợc công nghệ và kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Cách tiếp cận thƣờng đƣợc nhiều doanh nghiệp ở các nƣớc phát triển cũng nhƣ đang phát triển sử dụng là cách tiếp cận chiến lƣợc phù hợp để hoạch định chiến lƣợc công nghệ.

Khi doanh nghiệp nhỏ và vừa theo đuổi chiến lƣợc tăng cƣờng công nghệ thì có lẽ phải tập trung vào để sản xuất ra đƣợc những sản phẩm có giá hạ phục vụ cho những thị trƣờng có giá trị thấp và nhạy cảm về giá cả mà những nhà công nghiệp hàng đầu vẫn bỏ ngỏ. Để đáp ứng đƣợc điều này, vấn đề đòi hỏi chủ yếu là phải có năng lực vận hành, một chút ít năng lực giao dịch để nhận đƣợc những công nghệ sản xuất cũ và hết sức phổ biến, còn những năng lực đổi mới và hỗ trợ thì không cần đến hoặc cần rất ít.

Tuy nhiên, khi doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển sang dùng chiến lƣợc khai thác công nghệ thì cần đi vào những công nghệ tƣơng đối mới và đã tiêu chuẩn hoá để có đƣợc những sản phẩm giá trị và chất lƣợng trung bình. Điều

31

này đòi hỏi phải có năng lực vận hành và giao dịch cao hơn trƣờng hợp doanh nghiệp theo đuổi chiến lƣợc tăng cƣờng công nghệ.

Ngoài ra, doanh nghiệp nhỏ và vừa cần phải phát triển năng lực đổi mới (đặc biệt là năng lực bắt chƣớc) và năng lực hỗ trợ để khai thác những cơ hội mới và tạo nên bậc thang vƣơn lên bám sát đƣợc bƣớc tiến của công nghệ.

Chiến lƣợc dẫn đầu về công nghệ cần đến mức độ cao hơn nhiều của cả bốn loại năng lực công nghệ thì mới có thể đáp ứng đƣợc cho những thị trƣờng nhạy cảm về tính năng và thông thạo trong việc đƣa nhanh ra những sản phẩm và quy trình mới.

Về mối quan hệ giữa năng lực công nghệ và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa, trƣớc hết cần bàn đến:

- Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và hoạt động R&D;

- Cơ hội ngƣời lao động tiếp nhận giáo dục đặc biệt là giáo dục bậc cao, chú trọng giáo dục khoa học và công nghệ. Giáo dục nằm trong tiến tình phát triển. Một doanh nghiệp có chiến lƣợc phát triển phát triển chú trọng đây là chỉ tiêu đánh giá năng lực công nghệ. Để nâng cao năng lực công nghệ mỗi doanh nghiệp tăng từ doanh thu, số lƣợng nhà khoa học và kỹ sƣ,... Phải có tổ chức, nguồn vốn thì mới đạt hiệu quả nâng cao năng lực công nghệ.

- Số lƣợng nhà khoa học, kỹ sƣ của doanh nghiệp/ tổng số lao động. - Có xƣởng thực nghiệm

- Chi phí cho nghiên cứu và triển khai. Chi phí cho nghiên cứu và triển khai đƣợc lấy từ ngân sách nhà nƣớc và doanh thu của doanh nghiệp.

- Hợp tác nghiên cứu với các viện nghiên cứu và các doanh nghiệp trong nƣớc và trên thế giới.

Về hoạt động R&D trong các doanh nghiệp cho thấy tiến hành một hoặc một số hoạt động R&D tuỳ vào khả năng tài chính và tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị mình nhƣ sau:

- Nghiên cứu cải tiến các quy trình sản xuất hiện có. Việc cải tiến các

quy trình sản xuất bao gồm: cải tiến về công nghệ, cải tiến về máy móc, về phƣơng pháp sản xuất, thay thế nguyên vật liệu, … đây là những hoạt động

32

nghiên cứu có tỷ lệ doanh nghiệp tiến hành nhiều nhất. Điều này có thể đƣợc giải thích là do đầu tƣ cho hoạt động nghiên cứu cải tiến quy trình sản xuất hiện có ít tốn kém hơn so với việc đầu tƣ mới máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ, trong khi vẫn có đóng góp tích cực trong việc nâng cao chất lƣợng sản phẩm, nâng cao năng suất, sản xuất ra các sản phẩm cải tiến hoặc/và sản phẩm mới. Ngoài ra một lý do khiến số liệu thống kê về hoạt động này cao hơn so với các hoạt động khác là do một số doanh nghiệp quan niệm rằng bất cứ sự can thiệp nào đó dù lớn hay nhỏ vào máy móc thiết bị, vào quy trình công nghệ hiện có trong doanh nghiệp cũng đƣợc coi là nghiên cứu cải tiến, ngay cả việc thay thế một vài chi tiết rất nhỏ, đôi khi có tác động không đáng kể đến hiệu quả sản xuất kinh doanh, cũng đƣợc coi là hoạt động cải tiến. Thực tế này thƣờng diễn ra ở các doanh nghiệp tƣ nhân có quy mô sản xuất nhỏ.

- Nghiên cứu cải tiến sản phẩm và thiết kế đưa ra sản phẩm mới: loại hoạt động có tỷ lệ doanh nghiệp tiến hành cao tiếp theo là nghiên cứu cải tiến sản phẩm và thiết kế đƣa ra sản phẩm mới. Việc thƣờng xuyên tiến hành cải tiến sản phẩm và đƣa ra sản phẩm mới là một yêu cầu khách quan đối với các doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nhƣ vải, hàng may mặc, hoá mỹ phẩm, sơn, … nhằm đa dạng hoá sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của khách hàng theo sự thay đổi của các yếu tố ngoại cảnh nhƣ môi trƣờng, thời tiết, thời trang, … Đây chính là lý do các doanh nghiệp thƣờng xuyên tiến hành các hoạt động này.

- Nghiên cứu áp dụng các quy trình sản xuất mới: một số doanh nghiệp

việc nghiên cứu áp dụng các quy trình sản xuất mới thƣờng đƣợc thực hiện với tính chất là mở rộng sản xuất kinh doanh nhiều hơn là đổi mới công nghệ. Có nghĩa là việc đầu tƣ mới các dây chuyền công nghệ ở doanh nghiệp hoặc nhằm nâng cao sản lƣợng của sản phẩm hiện có, hoặc phát triển các sản phẩm mới có thể cùng chủng loại với các sản phẩm hiện thời và cũng có thể là một mặt hàng hoàn toàn khác. Ít có sự áp dụng các quy trình sản xuất mới theo kiểu thay thế hoàn toàn các trang thiết bị, máy móc, dây chuyền công nghệ

33

hiện có vì điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải có vốn đầu tƣ rất lớn. Hoạt động R&D ít đƣợc doanh nghiệp tiến hành nhất nhằm đổi mới công nghệ của sản xuất. Điều này phản ánh năng lực R&D của các doanh nghiệp còn hạn chế. Về lý thuyết, hoạt động R&D đƣợc các doanh nghiệp thực hiện bao gồm nghiên cứu nhằm đổi mới sản phẩm/quy trình sản xuất; hay nghiên cứu để tạo ra công nghệ sản xuất sản phẩm hoặc nâng cấp công nghệ, quy trình sản xuất nhập ngoại cho phù hợp với điều kiện cụ thể. Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay các doanh nghiệp tiến hành R&D đa phần phục vụ mục đích ứng dụng, vận hành công nghệ hơn là đổi mới công nghệ.12

Khi bàn về mối quan hệ giữa năng lực công nghệ và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa, Trần Ngọc Ca13 cho rằng năng lực công nghệ gồm:

- Năng lực đầu tƣ: Giai đoạn tiền đầu tƣ: Chuẩn bị nghiên cứu khả thi và tiền khả thi, lựa chọn nhà tƣ vấn, lựa chọn địa điểm, đầu tƣ ra nƣớc ngoài. Giai đoạn đầu tƣ thực hiện dự án: Lựa chọn thiết kế, loại máy móc thiết bị, đàm phán hợp đồng, thiết kế kỹ thuật, chuẩn bị đơn hàng, xây dựng nhà máy, tổ chức bắt đầu sản xuất (đào tạo) và tuyển ngƣời

- Năng lực sản xuất: Quản lý sản xuất vận hành: Vận hành máy móc, thiết bị, tổ chức các quy trình sản xuất, kết nối với các hoạt động phụ trợ. Công nghệ sản xuất: Điều chỉnh thiết bị theo thiết kế, kiểm soát nguyên vật liệu, điều chỉnh nhỏ quy trình sản xuất và kiểm tra chất lƣợng. Sửa chữa và bảo dƣỡng máy móc thiết bị.

- Năng lực cải tiến nhỏ: thay đổi máy móc để hoạt động nhanh hơn, hiệu quả hơn, thay thế nguyên vật liệu hoặc cấu kiện, thay đổi qui trình sản xuất cho sản phẩm mới, điều chỉnh thiết kế, cải tiến cấu trúc, chức năng sản phẩm, thay đổi cơ cấu, chủng loại sản phẩm.

12 Viện Quản lý kinh tế trung ƣơng (2005), Báo cáo đổi mới công nghệ tại các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam

13

Trần Ngọc Ca (2008), Bài giảngquản lý công nghệ, Bài giảng dành cho chƣơng trình đào tạo Thạc sĩ quản lý KH&CN

34

- Năng lực marketing: thu thập tin tức về xu hƣớng, cơ cấu phát triển của thị trƣờng, thông tin về đối thủ cạnh tranh, các bạn hàng và nhà cung cấp.

- Năng lực kiên kết: liên kết nội bộ doanh nghiệp, chia sẻ thông tin hành động giữa các bộ phận/phòng/ban trong cùng doanh nghiệp, luân chuyển cán bộ, trao đổi kinh nghiệm, liên kết giữa các doanh nghiệp, trao đổi thông tin với nhà cung cấp về mua sắm nguyên vật liệu phụ tùng, dịch vụ, chia sẻ các thông tin về marketing và phân phối, cùng thực hiện các R&D thiết kế sản phẩm công nghệ sản xuất, liên kết với các hệ thống khoa học và công nghệ. Liên kết để sử dụng nguồn nhân lực, kinh nghiệm, các kết quả nghiên cứu và triển khai công nghệ mới, phát triển các mối quan hệ gần gũi với các đơn vị R&D (hoặc cá nhân nhà khoa học).

- Năng lực đổi mới lớn/thiết kế: thiết kế sản phẩm mới đòi hỏi công cụ sản xuất mới, phát triển công nghệ mới, lựa chọn các máy móc, thiết bị mới, tổ chức việc mua sắm; có chƣơng trình phát triển các nguồn cung cấp cấu kiện nội địa, đƣa ra đƣợc kết quả mới trong R&D ứng dụng hoặc nghiên cứu cơ bản có thể đăng ký patent.

Một phần của tài liệu Hình thành bộ phận rd nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ( nghiên cứu trường hợp công ty TNHH sơn lâm cđp tỉnh tuyên quang) (Trang 32 - 36)