Đánh giá tác động âm tính

Một phần của tài liệu Hình thành bộ phận rd nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ( nghiên cứu trường hợp công ty TNHH sơn lâm cđp tỉnh tuyên quang) (Trang 98 - 104)

9. Kết cấu của luận văn

3.5.2. Đánh giá tác động âm tính

97

Để vận chuyển đất đá và quặng kaolin-felspat ta lựa chọn ôtô tự đổ trọng tải 12 tấn, hoặc máy khác có tính năng kỹ thuật tƣơng tự. Loại ôtô này thích hợp với công việc vận tải trên mỏ bởi độ bền lớn, giá phải chăng.

Thông số kỹ thuật xe ô tô trọng tải 12 tấn

Stt Nội dung các thông số Đơn vị Giá trị

1 Trọng tải xe Tấn 12

2 Dung tích thùng xe m3 6

3 Công suất động cơ CV 240

4 Tốc độ lớn nhất Km/h 60

5 Bán kính vòng nhỏ nhất m 12,3

6 Chiều cao đến thùng xe m 2,36

7 Kích thƣớc xe: Chiều dài m 8,1

8 Chiều rộng m 2,64

9 Chiều cao m 2,79

10 Trọng tải không tải Tấn 11,4

11 Tiêu hao nhiên liệu 100 km lít 55

(Nguồn: Công ty Sơn Lâm)

Tổng khối cần vận tải hàng năm của mỏ là At = 281.193 m3/năm (trong đó: khối lƣợng đất phủ: 54.124 m3/năm, đá bóc: 89.015 m3/năm, quặng felspat: 69.027 m3/năm, quặng kaolin: 69.027 m3/năm). Sau khi tính toán, số lƣợng ôtô dự kiến cần thiết phải sử dụng là: 06 chiếc.

Vận tải ngoài mỏ

Trong dự án chỉ tính toán đến công tác khai thác và chế biến kaolin- felspat từ khu vực khai trƣờng đến nhà máy chế biến. Do vậy, công tác vận tải ngoài mỏ sẽ do chủ đầu tƣ và đối tác có phƣơng án xử lý.

Bãi thải và thoát nước mỏ

- Với đặc thù của mỏ quặng kaolin-felspat Đồng Bến, đối tƣợng để khai thác và chế biến chính là quặng kaolin-felspat. Do vậy, trong quá trình khai thác không thể tránh khỏi việc bóc tách đất đá phủ và loại bỏ đá kẹp. Tuy nhiên do đặc điểm của các vỉa quặng nằm ngay sát bề mặt địa hình nên khối

98

lƣợng đất đá phủ phải bóc là không lớn. Để thuận tiện cho công tác đổ thải, cũng nhƣ nhằm giảm thiểu ảnh hƣởng của các công tác khai thác của mỏ đối với khu vực xung quanh, trong dự án lựa chọn phƣơng án đổ thải sử dụng bãi thải ngoài ngay cạnh khai trƣờng khai thác.

Đất đá thải dự kiến đƣợc đổ vào bãi thải ngoài nằm ở phía Tây khai trƣờng, với cao độ đổ thải từ +165m xuống +160m, khối lƣợng chứa thải khoảng 3.048.200m3. Trong đó, tổng khối lƣợng đất đá thải trong cả đời mỏ là 2.254.234m3 nguyên khối, tính cả hệ số nở rời Kr = 1,3 thì tổng khối lƣợng đất đá thải là 2.930.504m3. Nhƣ vậy, bãi thải dự kiến đã đáp ứng đƣợc yêu cầu chứa thải của mỏ.

- Biện pháp thoát nước khai trường:

Khai trƣờng cải tạo bắt đầu bóc đất đá từ tầng +175 và kết thúc khai thác ở tầng +40. Toàn bộ khai trƣờng có xu hƣớng dốc về phía Bắc; Vì vậy việc thoát nƣớc khai trƣờng có thể chia làm 2 giai đoạn.

- Giai đoạn 1: Khi đáy moong khai trƣờng nằm trên độ cao mặt địa hình việc thoát nƣớc đƣợc tiến hành bằng phƣơng pháp tự chảy. Nƣớc mƣa, nƣớc ngầm chảy ra từ bờ tầng đƣợc dẫn theo các hào rãnh chân tầng chảy ra ngoài biên giới khai trƣờng và các suối.

- Giai đoạn 2: Khi đáy moong khai trƣờng nằm dƣới độ cao mặt địa hình, bờ khai trƣờng khép kín tạo thành moong sâu, để bảo đảm sản xuất, lƣợng mƣa này quy định tiêu thoát trong 24 giờ, mỗi giờ cần bơm thoát thực tế kho¶ng 1.528 m3.

Để thoát nƣớc dùng máy bơm có công suất 500 m3/giờ, số lƣợng máy bơm là 2 chiếc, và máy bơm công suất 180 m3/giờ, số lƣợng 4 chiếc.

Tuy nhiên: trong quá trình hoạt động, bộ phận R&D đã không tính đến: - Quy định của pháp luật về hạn chế các phƣơng tiện giao thông vận chuyển quá tải, do đó trong thực tiễn hoạt động khai thác và vận chuyển thành phẩm, Công ty phải chi phí thêm dẫn đến ảnh hƣởng trong tổng đầu tƣ, hiệu quả “đầu vào” và “đầu ra” giảm.

99

- Về mục thoát nƣớc trong quá trình khai thác mỏ: bộ phận R&D đã không tính đến việc các máy bơm đặt trên xe trƣợt di chuyển theo tầng công tác. Ở mỗi tầng công tác có đào một hố bơm nƣớc tiết diện 15x10m, sâu 3m. Hố bơm đƣợc đào trƣớc khi mở các tầng mới, vị trí hố bơm nƣớc phụ thuộc vào vị trí mở tầng mới và khó đặt đƣợc sao cho thuận tiện nhất cho việc tiêu thoát nƣớc. Trong nhiều trƣờng hợp lƣợng nƣớc ở khai trƣờng và yêu cầu thời gian phải tiêu thoát mà vận hành 1, 2 hoặc 3 máy bơm đồng thời, dẫn đến chi phí tiêu hao năng lƣợng cao, tác động đến giá thành sản phẩm.

* Tiểu kết chƣơng 3

Hoạt động R&D tại Công ty Sơn Lâm – CĐP Tuyên Quang trong giai đoạn khai thác và chế biến Kaolin-Feldpas, đã nghiên cứu đề xuất các luận cứ khoa học để nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty, các luận cứ khoa học này đã đƣợc chứng minh trong thực tiễn hoạt động của Công ty dựa trên các cơ sở công nghệ lựa chọn cho khai thác và chế biến Kaolin-Feldpas đảm bảo các yếu tố môi trƣờng (môi trƣờng tự nhiên và môi trƣờng xã hội), năng lực cạnh tranh của Công ty đã đƣợc chứng minh trên các thƣớc đo hiệu quả công nghệ, hiệu quả kinh tế, hiệu quả môi trƣờng, hiệu quả xã hội.

100

KẾT LUẬN

Để đóng góp vào việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, hoạt động R&D đã đƣợc triển khai không chỉ với các doanh nghiệp lớn, mà ngay trong quy mô doanh nghiệp nhỏ và vừa thì hoạt động R&D cũng chứng minh đƣợc sự cần thiết.

Luận văn Hình thành bộ phận R&D để nâng cao năng lực cạnh tranh trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa (Nghiên cứu trường hợp Công ty TNHH Sơn Lâm – CĐP tỉnh Tuyên Quang) đã chứng minh để nâng cao năng lực

cạnh tranh của doanh nghiệp, bộ phận R&D thuộc doanh nghiệp nhỏ và vừa nói chung cần đƣợc tổ chức trực thuộc ngƣời đứng đầu đơn vị, có đủ nhân lực có chất lƣợng với chuyên môn khác nhau đáp ứng nhiệm vụ sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp, về hoạt động: nghiên cứu và trực tiếp áp dụng kết quả nghiên cứu vào từng nhiệm vụ cụ thể của doanh nghiệp, lấy hiệu quả công nghệ, hiệu quả kinh tế - xã hội, hiệu quả môi trƣờng là tiêu chí để đo năng lực cạnh tranh.

Bằng các phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu, quan sát có tham dự, nghiên cứu so sánh, phƣơng pháp lấy ý kiến chuyên gia trong lĩnh vực khai thác mỏ để đánh giá năng lực cạnh tranh từ tiêu chí hiệu quả công nghệ, lấy ý kiến chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế mỏ để đánh giá năng lực cạnh tranh từ tiêu chí hiệu quả kinh tế, lấy ý kiến chuyên gia, ngƣời dân sinh sống trong khu vực mỏ hoạt động để đánh giá năng lực cạnh tranh từ tiêu chí hiệu quả môi trƣờng. Luận văn đã chứng minh giả thuyết nghiên cứu đã đặt ra là có cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn, thông qua việc áp dụng các kết quả nghiên cứu vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

101

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Bộ Khoa học và Công nghệ (9/2005), Về một số cơ chế, chính sách hiện hành trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, Hà Nội.

2. Trần Ngọc Ca (2008), Bài giảng quản lý công nghệ, Bài giảng dành cho chƣơng trình đào tạo Thạc sĩ quản lý KH&CN

3. Trần Khắc Cần (2000), Nguyên liệu phục vụ sản xuất gốm sứ xây dựng cao cấp - Tạp chí Thông tin Khoa học vật liệu xây dựng, 2 - 2000. tr 7- 8

4. Công ty TNHH Sơn Lâm – CĐP Tuyên Quang (2009-2014), Báo cáo nghiên cứu thăm dò, khai thác và chế biến Kaolin-Feldpas

5. Vũ Cao Đàm (2007), Đánh giá nghiên cứu khoa học, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

6. Vũ Cao Đàm (2007), Phƣơng pháp luận nghiên cứu khoa học (xuất bản lần thứ 14), NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

7. Vũ Cao Đàm (2008), Giáo trình Khoa học chính sách, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

8. Vũ Cao Đàm (2008), Giáo trình Phƣơng pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Giáo dục, Hà Nội.

9. Đỗ Minh Đạo (2000), Khai thác và tiêu thụ cao lanh trên thế giới - Tạp chí Thông tin Khoa học vật liệu xây dựng, 2 - 2000. tr 9-12.

10.Nguyễn Văn Hạnh, Vũ Minh Quân (1999), Báo cáo kết quả nghiên cứu đánh giá giá trị kinh tế tiềm năng và khả năng nâng cao chất lƣợng cao lanh, fenspat của Việt Nam - Tài liệu lƣu trữ Viện Khoa học Vật liệu. 11.Hiệp Hội gốm sứ xây dựng Việt Nam (2001), Hội thảo nguyên liệu sản

xuất gốm sứ - Thành phố Hồ Chí Minh, 2-2001.

12.Nguyễn Quân (2008), Vấn đề đầu tƣ cho KH&CN, Hoạt động khoa học, Số tháng 8.2008, tr. 9-12.

102

13.Phạm Huy Tiến (2006), Bàn về thực hiện Nghị định 115, Hoạt động khoa học, Số tháng 12.2006, tr. 28-29.

14.Hoàng Bá Thịnh (2003), Báo cáo khoa học đề tài mang mã số KC - 02.03: "Nghiên cứu công nghệ tuyển và xử lý cao lanh A lƣới”, 2003. 15.Phạm Văn Thắng (2003), Báo cáo đề tài khoa học “ Xác lập cơ sở khoa

học khả năng cung cấp nguồn nguyên liệu trong nƣớc cho Nhà máy sản xuất sứ gia dụng cao cấp tại Tỉnh Yên Bái”, 2003.

16.Vũ Quốc Tuấn (Ban nghiên cứu của Thủ tƣớng), “Doanh nghiệp Việt Nam trong hội nhập”, Tạp chí công nghiệp, tháng 6/2006.

17.Viện Quản lý kinh tế trung ƣơng (2005), Báo cáo đổi mới công nghệ tại các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam

Tiếng Anh

1. Martin Fransman and Kenneth King (1984), Technological capability in the third world, Macmillan, London, 1984

2. OECD (2002), Frascati Manual

3. UNESCO (1980), Manual for Statistics on Scientific and Technological Activities, Paris

4. UNIDO (2005), Industrial Development Report 2005, Capability building for catching-up, Vienna, 2005

5. WB (2010), Supporting Innovation and Entrepreneurship in World Bank Group Projects, pp37-43

Một phần của tài liệu Hình thành bộ phận rd nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ( nghiên cứu trường hợp công ty TNHH sơn lâm cđp tỉnh tuyên quang) (Trang 98 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)