Nội dung về sự tác động của nghiên cứu và triển khai đến năng lực cạnh tranh

Một phần của tài liệu Hình thành bộ phận rd nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ( nghiên cứu trường hợp công ty TNHH sơn lâm cđp tỉnh tuyên quang) (Trang 36 - 40)

9. Kết cấu của luận văn

1.4.2. Nội dung về sự tác động của nghiên cứu và triển khai đến năng lực cạnh tranh

cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa

Bàn về mối quan hệ giữa năng lực công nghệ với năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa, Luận văn xin trình bày quan niệm nhƣ sau:

Trong quá trình hội nhập quốc tế, các doanh nghiệp (trong đó có các doanh nghiệp nhỏ và vừa) không thể nói đến năng lực cạnh tranh mà không gắn với yếu tố công nghệ. Yếu tố năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa xét trên cơ sở năng lực công nghệ đƣợc thể hiện trên các yếu tố:

a. Năng lực vận hành

Năng lực vận hành liên quan đến năng lực giúp cho doanh nghiệp có thể biến đổi có hiệu quả các loại đầu vào thành những sản phẩm đầu ra tƣơng ứng với chiến lƣợc kinh doanh của doanh nghiệp. Cụ thể nó bao gồm những yếu tố năng lực nhƣ sau:

35

- Năng lực lập kế hoạch và điều hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh;

- Năng lực khắc phục sự cố và tiến hành các công việc bảo dƣỡng để dự phòng, ngăn chặn và bảo dƣỡng khi xảy ra sự cố;

- Năng lực thích ứng với công nghệ mới và điều hành đổi mới công nghệ;

- Năng lực sử dụng thông tin tạo ra nguồn lực phục vụ các hoạt động sản xuất, kinh doanh.

b. Năng lực giao dịch

Năng lực giao dịch cũng là một yếu tố liên quan đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa, giúp cho doanh nghiệp lập kế hoạch và thực hiện các giao dịch công nghệ. Cụ thể nó bao gồm những yếu tố sau đây:

- Năng lực lập các luận chứng và nêu ra một cách rõ ràng những công nghệ sẽ đƣợc mua/bán dựa trên sự nghiên cứu tỷ mỷ về kỹ thuật và chuyển những tham số của quy trình cơ bản vào việc bố trí nhà máy và thiết bị;

- Năng lực nhận dạng công nghệ phù hợp và thực hiện đƣợc công việc đánh giá đúng đắn loại công nghệ phù hợp với các nguồn lực của doanh nghiệp nhỏ và vừa;

- Năng lực đàm phán hiệu quả giao dịch chuyển giao công nghệ.

c. Năng lực đổi mới

Năng lực đổi mới của doanh nghiệp nhỏ và vừa liên quan tới năng lực đƣa ra đƣợc những đổi mới công nghệ và áp dụng vào thực tiễn sản xuất, kinh doanh nhằm củng cố công việc kinh doanh hiện có, tạo ra những hoạt động kinh doanh mới và khai thác các cơ sở công nghệ mới. Năng lực này bao gồm những yếu tố nhƣ sau:

- Năng lực thực hiện đƣợc những đổi mới sản phẩm; - Năng lực thực hiện đƣợc những đổi mới quy trình; - Năng lực tạo đƣợc những đổi mới ứng dụng.

36

Năng lực hỗ trợ cần cho việc xác định phải phát triển, điều phối và tích hợp chúng theo một phƣơng pháp năng động để tạo ra đƣợc giá trị và tăng cƣờng đƣợc các ƣu thế về kinh tế. Thậm chí có thể nói nguồn ƣu thế cạnh tranh thực sự của một doanh nghiệp là năng lực hỗ trợ để tích hợp đƣợc các năng lực vận hành, giao dịch và đổi mới thành những khả năng mà những đối thủ cạnh tranh không dễ gì bắt chƣớc đƣợc.

Năng lực hỗ trợ của doanh nghiệp là năng lực tạo ra cơ sở và sự thúc đẩy để có đƣợc sự phát triển cân đối, tích hợp và làm tăng thêm các năng lực vận hành, giao dịch và đổi mới. Nó gồm những yếu tố sau đây:

- Năng lực xây dựng đƣợc kịch bản phát triển dựa vào công nghệ;

- Năng lực tìm đƣợc những nguồn cấp vốn và nhận đƣợc vốn với lãi suất cạnh tranh để mở mang và tăng trƣởng;

- Năng lực phát triển đƣợc những trí tuệ khai phá và nắm bắt đƣợc xu hƣớng tƣơng lai của thị trƣờng;

- Năng lực tiếp cận có hiệu quả những nguyên liệu đầu vào cần cho sản xuất; - Năng lực thực hiện các chƣơng trình để phát triển vững chắc nguồn lực con ngƣời.

Nói tóm lại, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong quá trình hội nhập quốc tế phải gắn với yếu tố công nghệ và đổi mới công nghệ nhƣ vừa phân tích ở trên.

* Tiểu kết chƣơng 1

Trong chƣơng 1, Luận văn đã nêu cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa hoạt động R&D với năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong đó nhấn mạnh các mục:

- Công nghệ và nâng cao năng lực, việc đổi mới, hoàn thiện công nghệ là nhu cầu tất yếu của một doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa nếu muốn tồn tại và phát triển trong quá trình hội nhập quốc tế;

- Doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, trong đó đã đƣa ra khái niệm doanh nghiệp, doanh nghiệp nhỏ và vừa, vai trò của doanh

37

nghiệp nhỏ và vừa đối với nền kinh tế quốc dân. Trong quá trình hội nhập quốc tế, một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu để nâng cao năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp nhỏ và vừa là yếu tố công nghệ.

- Năng lực công nghệ gắn với năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong đó đã khảo sát trên phƣơng diện lý thuyết về năng lực lĩnh hội công nghệ đƣợc chuyển giao và năng lực công nghệ nội sinh, khẳng định về vai trò của công nghệ và đổi mới hoàn thiện công nghệ đối với năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Chƣơng 2 của Luận văn sẽ khảo sát hoạt động R&D trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực khai thác mỏ, lý do: lĩnh vực hoạt động chủ yếu của Công ty Sơn Lâm CĐP tỉnh Tuyên Quang là khai thác mỏ.

38

CHƢƠNG 2.

THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH

CỦA CÔNG TY TNHH SƠN LÂM – CĐP TỈNH TUYÊN QUANG

Hoạt động kinh doanh của Công ty Sơn Lâm tập trung vào lĩnh vực Lập

dự án thăm dò, khai thác, chế biến Kaolin-Feldpas.

Nội dung Luận văn khảo sát lĩnh vực hoạt động của Công ty về: - Thăm dò Kaolin-Feldpas;

- Khai thác, chế biến Kaolin-Feldpas.

Chƣơng 2 của Luận văn khảo sát giai đoạn trƣớc sản xuất: thăm dò Kaolin-Feldpas.

Một phần của tài liệu Hình thành bộ phận rd nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ( nghiên cứu trường hợp công ty TNHH sơn lâm cđp tỉnh tuyên quang) (Trang 36 - 40)