Năng lực công nghệ của doanh nghiệp nhỏ và vừa

Một phần của tài liệu Hình thành bộ phận rd nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ( nghiên cứu trường hợp công ty TNHH sơn lâm cđp tỉnh tuyên quang) (Trang 29 - 32)

9. Kết cấu của luận văn

1.3.2. Năng lực công nghệ của doanh nghiệp nhỏ và vừa

Tổ chức phát triển công nghiệp của Liên Hiệp Quốc (UNIDO) đã xác

định các yếu tố để xây dựng năng lực công nghệ, bao gồm: Khả năng đào tạo nhân lực; Khả năng tiến hành nghiên cứu cơ bản; Khả năng thử nghiệm các phƣơng tiện kỹ thuật; Khả năng tiếp nhận và thích nghi các công nghệ; Khả năng cung cấp và xử lý thông tin.8

Ngân hàng thế giới (WB) trong công trình nghiên cứu đã đề xuất phân

chia năng lực công nghệ theo ba nhóm độc lập: 1) Năng lực sản xuất, bao

gồm: Quản lý sản xuất, Kỹ thuật sản xuất, Bảo dƣỡng, bảo quản tƣ liệu sản xuất, Tiếp thị sản phẩm; 2) Năng lực đầu tư, bao gồm: Quản lý dự án, Thực

hiện dự án, Năng lực mua sắm, Đào tạo nhân lực; và, 3) Năng lực đổi mới, bao gồm: Khả năng sáng tạo và Khả năng tổ chức thực hiện đƣa kỹ thuật mới vào các hoạt động kinh tế.9

8

UNIDO (2005), Industrial Development Report 2005, Capability building for catching-up, Vienna, 2005 9 WB (2010), Supporting Innovation and Entrepreneurship in World Bank Group Projects, pp37-43

28

M.Fransman,10 một chuyên gia trong công trình của mình đã nêu lên rằng, đối với thế giới thứ ba việc đánh giá năng lực công nghệ phải bao gồm các yếu tố sau:

- Năng lực tìm kiếm các công nghệ để thay thế, lựa chọn công nghệ thích hợp để nhập khẩu.

- Năng lực nắm vững công nghệ nhập khẩu và sử dụng có hiệu quả. - Năng lực thích nghi công nghệ nhập khẩu với hoàn cảnh và điều kiện địa phƣơng tiếp nhận.

- Năng lực cung cấp công nghệ đã có và năng lực đổi mới.

- Năng lực thể chế hoá việc tìm kiếm những đổi mới và những đột phá quan trọng nhờ phát triển các phƣơng tiện nghiên cứu và triển khai trong nƣớc.

- Tiến hành nghiên cứu cơ bản để tiếp tục nâng cấp công nghệ.

Qua các công trình trên có thể rút ra: năng lực công nghệ là kết quả phức hợp của nhiều tác động tƣơng tác. Nhƣng cần làm rõ và đánh giá đƣợc hai yếu tố cơ bản của năng lực công nghệ là khả năng đồng hoá công nghệ nhập khẩu và năng lực nội sinh tạo ra công nghệ. Trong đó:

- Năng lực đồng hoá công nghệ nhập khẩu, là khả năng nắm vững và thích nghi công nghệ nhập, tất nhiên phải theo bốn thành phần công nghệ. Ví

dụ: không thể làm chủ công nghệ nếu chỉ thụ động nhập phần kỹ thuật. Muốn

đạt đƣợc điều này phải biết thích nghi và nâng cấp phần kỹ thuật với nỗ lực bản thân. Mặc dù phần kỹ thuật có thể mua đƣợc trên thị trƣờng quốc tế, song khó mua đƣợc loại hiện đại phù hợp và sao chép lại ở trong nƣớc. Phần con ngƣời cũng có thể nhập khẩu tạm thời, song kết quả có đƣợc năng lực công nghệ hay không còn phụ thuộc vào khả năng lĩnh hội ở trong nƣớc. Phần thông tin mà các nhà nhập khẩu có đƣợc không vƣợt quá những hƣớng dẫn thao tác đơn giản, hƣớng dẫn các hoạt động đơn giản. Những thông tin có giá trị, đặc biệt trong các lĩnh vực công nghệ cao không đƣợc bán hay chia sẻ với

10Martin Fransman and Kenneth King (1984), Technological capability in the third world, Macmillan, London, 1984

29

ngƣời nhập khẩu. Phần tổ chức không dễ dàng dập khuôn nhƣ ở nƣớc ngoài mà phải sửa đổi, điều chỉnh đáng kể để phù hợp với điều kiện hoàn cảnh trong nƣớc.

- Năng lực phát triển công nghệ nội sinh, là khả năng tổng hợp trong nƣớc để có thể thích nghi, cải tiến và sáng tạo công nghệ. Điều này có nghĩa là có khả năng: Triển khai công nghệ đã biết ở một địa điểm nào đó; Cải tiến công nghệ đã áp dụng; Sáng tạo công nghệ hoàn toàn mới.

Quan niệm của Luận văn

Trong Luận văn này, khi bàn về năng lực công nghệ, tác giả theo quan niệm của Vũ Cao Đàm “Năng lực công nghệ là sức tồn tại, phát triển và sự tác

động thực hiện chức năng công nghệ”. Năng lực nói đến mạnh - yếu, trình độ nói đến cao - thấp. Năng lực công nghệ là kỹ năng con ngƣời, năng lực công nghệ nằm ở con ngƣời, năng lực công nghệ có tác dụng duy trì thế cạnh tranh. Trình độ công nghệ nằm ở máy móc.

Năng lực công nghệ phụ thuộc vào nhiều yếu tố và chúng có quan hệ biện chứng với nhau, đó là:

- Năng lực R&D - Hạ tầng thông tin - Hạ tầng công nghiệp

- Năng lực dịch vụ kỹ thuật. 11

Mỗi yếu tố trên đều đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo thành năng lực công nghệ. Muốn nâng cao năng lực công nghệ ta phải phân tích làm rõ nội dung từng yếu tố, tìm cách tác động vào chúng để phát huy cao nhất những mặt có lợi và hạn chế tối đa mặt bất lợi.

- Năng lực R&D: Năng lực R&D có nhiều cấp độ, từ nghiên cứu vận hành, nghiên cứu làm chủ, nghiên cứu sao chép đến nghiên cứu cải tiến và đổi mới. Cuối cùng là năng lực sáng tạo các nguyên lý mới về công nghệ.

11Vũ Cao Đàm (2005), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Xuất bản lần thứ 11, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, trang 5-13

30

- Hạ tầng thông tin: Hạ tầng thông tin gồm nhiều yếu tố, từ dự trữ thông

tin đến năng lực cập nhật, năng lực dịch vụ thông tin và tổ chức mạng thông tin sao cho thiết lập đƣợc kênh thông tin tin cậy, chuẩn xác.

Thiết bị công nghệ thông tin.

Các thiết bị thông tin đảm bảo hiện đại, hoạt động tin cậy.

- Hạ tầng công nghiệp: Năng lực gia công, chế tạo, năng lực thể hiện ý tƣởng của nhà chế tạo. Đây là điểm rất quan trọng đối với sản xuất của doanh nghiệp.

- Năng lực dịch vụ kỹ thuật: Năng lực phân tích, kiểm tra kỹ thuật, năng

lực sửa chữa/duy tu/bảo dƣỡng.

Một phần của tài liệu Hình thành bộ phận rd nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ( nghiên cứu trường hợp công ty TNHH sơn lâm cđp tỉnh tuyên quang) (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)