Đánh giá hoạt động R&D trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh

Một phần của tài liệu Hình thành bộ phận rd nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ( nghiên cứu trường hợp công ty TNHH sơn lâm cđp tỉnh tuyên quang) (Trang 88)

9. Kết cấu của luận văn

3.5.Đánh giá hoạt động R&D trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh

3.5.1. Đánh giá tác động dương tính

Để đánh giá về năng lực cạnh tranh của Công ty Sơn Lâm, tác giả Luận văn dùng phƣơng pháp so sánh với một số doanh nghiệp hoạt động tƣơng tự về: địa hình, nhiệm vụ khai thác, chế biến quặng, đặc biệt là nghiên cứu công nghệ mà họ đã lựa chọn để chứng minh tính chính xác của phƣơng án công nghệ mà Phòng R&D của Công ty Sơn Lâm đã đề xuất.

Qua khảo sát một số đơn vị đã đầu tƣ dây chuyền chế biến kaolin- felspat ở khu vực phía Bắc có thể có một số nhận xét, đánh giá nhƣ sau:

a/ Nhà máy Kaolin-felspat Yên Hà - Yên Bái: - Ưu điểm:

+ Thiết bị chính nhập đồng bộ từ Châu Âu, độ bền và tính ổn định trong quá trình hoạt động cao, chi phí tiêu hao điện năng và phụ tùng thay thế thấp

+ Mức độ tự động hoá của dây chuyền cao.

+ Hạn chế lƣợng bụi sinh ra trong quá trình nghiền.

- Nhược điểm

+ Do chỉ có một dây chuyền duy nhất nên tính linh hoạt thấp khi đa dạng hoá sản phẩm theo yêu cầu khách hàng.

+ Giá thành sản phẩm cao do chi phí khấu hao thiết bị lớn.

+ Máy nghiền bi sử dụng lớp lót và bi nghiền cao nhôm sẽ không hiệu quả khi sản xuất các sản phẩm cấp thấp (felspat cho xƣơng ceramic).

b/ Nhà máy Kaolin-felspat của Công ty khoáng sản Yên Bái: Công suất thiết kế 120.000 tấn/năm.

- Ưu điểm:

+ Thiết bị chính nhập từ Trung Quốc chi phí đầu tƣ rẻ, khấu hao và giá thành thấp.

+ Máy nghiền bi sắt cho năng suất cao hơn máy nghiền bi cao nhôm với cùng một modul kích thƣớc.

87

+ Rất phù hợp khi sản xuất các sản phẩm cấp thấp (felspat cho xƣơng ceramic)

- Nhược điểm:

+ Do chỉ có một dây chuyền duy nhất nên tính linh hoạt thấp khi đa dạng hoá sản phẩm theo yêu cầu khách hàng.

+ Sử dụng kẹp hàm 2 cấp ở công đoạn nghiền thô và máy nghiền bi sắt ở công đoạn nghiền tinh nên cho năng suất cao, tuy nhiên sẽ không phù hợp khi sản xuất các sản phẩm có yêu cầu cao về chất lƣợng nhƣ Felspat cho Granit, sứ vệ sinh, men (Do lƣợng sắt ngoại lai sinh ra trong quá trình nghiền lớn).

+ Độ bền và tính ổn định trong quá trình hoạt động không cao, chi phí tiêu hao điện năng và phụ tùng thay thế lớn.

+ Mức độ tự động hoá của dây chuyền ở mức độ trung bình. + Lƣợng bụi phát sinh trong quá trình nghiền lớn.

c/ Nhà máy Kaolin-felspat của Công ty khoáng sản Yên Bình: Công suất thiết kế 100.000 tấn/năm.

- Ưu điểm:

+ Thiết bị chính nhập từ Trung Quốc chi phí đầu tƣ rẻ, khấu hao và giá thành sản phẩm thấp.

- Nhược điểm:

+ Do chỉ có một dây chuyền duy nhất nên tính linh hoạt thấp khi đa dạng hoá sản phẩm theo yêu cầu khách hàng (Công ty có lắp thêm 02 cụm máy nghiền phân ly công suất 5tấn/h để sản xuất các sản phẩm felspat cỡ hạt trung bình cho xƣơng ceramic).

+ Sử dụng 01 máy nghiền con lăn sau kẹp hàm ở công đoạn nghiền thô và máy nghiền bi cao nhôm ở công đoạn nghiền tinh nên năng suất rất thấp do cỡ hạt sau máy nghiền con lăn lớn (<45mm) nên sẽ làm giảm năng suất của máy nghiền bi (6-8 tấn/h).

88

Để có cơ sở đánh giá phƣơng án công nghệ mà Phòng R&D của Công ty Sơn Lâm đã đề xuất, tác giả Luận văn đã phỏng vấn chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ khai thác và chế biến quặng Kaolin-Feldpas, kết quả thu đƣợc:

Câu hỏi: Thưa Ông, được biết Ông là một chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ khai thác và chế biến quặng Kaolin-Feldpas, Ông cũng đã từng khảo sát hiệu quả công nghệ của một số mỏ Kaolin-Feldpas tại khu vực phía Bắc, xin Ông đánh giá phương án công nghệ mà Công ty Sơn Lâm đã đề xuất áp dụng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trả lời:

- Qua khảo phương án công nghệ mà một số mỏ Kaolin- Feldpas tại khu vực phía Bắc đã áp dụng, tôi nhận thấy họ cũng có những ưu điểm nhất định, tuy nhiên độ bền và tính ổn định trong quá trình hoạt động không cao, chi phí tiêu hao điện năng và phụ tùng thay thế lớn, mức độ tự động hoá của dây chuyền ở mức độ trung bình, lượng bụi phát sinh trong quá trình nghiền lớn;

- Như vậy, hiệu quả công nghệ mà các đơn vị trên đã chọn là chưa hợp lý, do các đơn vị này đã đề xuất phương án công nghệ tại thời điểm mà các tiêu chuẩn về môi trường chưa khắt khe, nên đã được duyệt;

- Tôi đã nghiên cứu phương án công nghệ mà Công ty Sơn Lâm đã trình, đây là kết quả nghiên cứu của bộ phận R&D của Công ty, do có nghiên cứu đề xuất phương án sử dụng nguồn nước tại chỗ nên lượng bụi phát sinh trong quá trình nghiền ở ngưỡng đạt tiêu chuẩn do Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định, mặt khác phương án công nghệ mà Sơn Lâm đề xuất cũng đạt hiệu quả về tiêu thụ điện năng.

89

Nhƣ vậy qua so sánh có thể thấy nhƣợc điểm của các phƣơng án công nghệ khai thác và chế biến mà một số doanh nghiệp khác đã lựa chọn, có thể cho thấy:

- Độ bền và tính ổn định trong quá trình hoạt động không cao, chi phí tiêu hao điện năng và phụ tùng thay thế lớn.

- Đặc biệt, về tiêu chí bảo vệ môi trƣờng là không đạt vì lƣợng bụi phát sinh trong quá trình nghiền lớn.

Đánh giá tác động đến môi trường và công nghệ xử lý

Khi mỏ đi vào hoạt động các phƣơng tiện chuyên chở, máy khoan, máy nén khí, máy xúc, trạm nghiền, ... sẽ tiêu hao một lƣợng nhiên liệu để vận hành động cơ, do vậy sẽ sinh ra bụi, tiếng ồn và khí thải tác động đến môi trƣờng khu vực. Trong giai đoạn mỏ hoạt động khai thác, các nguồn ô nhiễm bụi và khí thải từ:

- Công tác khoan và nổ mìn;

- Công đoạn xúc và vận chuyển đến trạm nghiền sàng; - Trạm nghiền sàng.

Tác động của tiếng ồn và độ rung

Nguồn gây ra tiếng ồn và độ rung chủ yếu là hoạt động của máy xúc và và tiếng ồn phát sinh từ các máy móc, thiết bị trong khu vực khai thác và sản xuất.

Tác động đến môi trường nước mặt

Nhu cầu sử dụng nƣớc của mỏ không lớn, song quá trình triển khai dự án cũng ảnh hƣởng không nhỏ tới nguồn nƣớc, sẽ làm tăng độ đục của nguồn nƣớc. Tại mặt bằng dự án khi có mƣa to, hàng trăm khối nƣớc chảy tràn qua khai trƣờng cuốn theo đất đá sẽ bồi lấp các rãnh thoát và cản trở dòng chảy thoát nƣớc của khu vực.

Các biện pháp xử lý

Giảm thiểu ô nhiễm không khí, tiếng ồn

Để hạn chế tới mức thấp nhất những tác động xấu của bụi, khói do việc vận hành các máy móc, thiết bị xe máy tới môi trƣờng không khí xung quanh,

90

cán bộ, công nhân viên cần thực hiện những biện pháp nhƣ: Khi đổ đất đá từ máy xúc xuống phƣơng tiện vận tải cần điều khiển chính xác, không đổ ra ngoài, không thả cần rót ở khoảng cách quá cao so với sàn của phƣơng tiện. Xử lý bụi bằng phƣơng pháp phun nƣớc - khí nén tại khu vực nghiền sàng. Ngoài ra, bảo dƣỡng tốt xe cộ sẽ là một biện pháp hữu hiệu nhằm giảm lƣợng phát thải, mức gây ồn, rung từ xe, hạn chế để máy chạy không tải.

Trong quá trình khai thác, tiếng ồn sinh ra bởi sự hoạt động của máy móc. Tiếng ồn này là điều không tránh khỏi. Để giảm thiểu đƣợc những tác động này ngoài việc trồng các dải cây cây xanh xung quanh khu vực khai trƣờng dự án sẽ thực hiện nghiêm ngặt theo đúng công suất thiết kế của động cơ, thƣờng xuyên bảo dƣỡng xe, máy, gia cố, sửa chữa nền đƣờng ở các nơi vận chuyển tạo điều kiện cho các xe vận tải ở điều kiện tốt nhất có thể.

Tiếng ồn và rung chủ yếu do khâu xúc bốc vận chuyển gây ra, để giảm thiểu tác động ta nên chủ động sửa chữa bảo dƣỡng máy móc để giảm thiểu tác động có hại.

Các biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường nước

Nƣớc thải khu vực khai thác chủ yếu là nƣớc sinh hoạt của công nhân, nƣớc tƣới rửa chống bụi, nƣớc rửa các phƣơng tiện. Do vậy bị nhiễm bởi một số chất bẩn nhƣ váng dầu, cặn lắng... Tại mặt bằng công trƣờng, nƣớc chảy tràn từ trên cao xuống, tràn trên bề mặt đƣợc thu lại bởi rãnh thu nƣớc phía ngoài, tại các rãnh thoát có các hố ga cách nhau 30 - 50m để lắng đọng tiếp, không để nƣớc mƣa chảy tràn tự do sẽ cuốn theo nhiều đất đá và chất thải khác ra địa hình xung quanh. Từ mƣơng thu nƣớc, nƣớc đƣợc đƣa tới ao lắng để giữ lại các chất lơ lửng trƣớc khi thải ra ngoài.

Bảo vệ môi trường và khôi phục môi sinh

Khi mỏ đi vào hoạt động chắc chắn sẽ gây ra các hiện tƣợng ô nhiễm đến môi trƣờng xung quanh bởi nhiều yếu tố khác nhau, điều này là không thể tránh khỏi đối với công tác khai thác mỏ. Tuy nhiên để làm giảm thiểu sự ảnh hƣởng, khắc phục những vấn đề đó mỏ sẽ thực hiện nghiêm chỉnh các biện pháp giảm thiểu, khống chế ô nhiễm môi trƣờng đó đề ra cho các hoạt động

91

khai thác nguyên liệu để đảm bảo các tiêu chuẩn môi trƣờng hiện hành (Không khí: TCVN 5937: 2005, TCVN 5939: 2005; Tiếng ồn: TCVN 5949- 1998, TCVN 3985-1999; Nƣớc thải: TCVN 5945: 2005) của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng.

Để đánh giá tác động đến môi trƣờng của việc khai thác và chế biến quặng Kaolin-Feldpas, tác giả Luận văn đã phỏng vấn ngƣời dân, đại diện chính quyền trong khu vực mỏ hoạt động, kết quả: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Câu hỏi: Xin Bà cho biết cây trồng do gia đình trồng có bị ảnh hưởng xấu do tác động của mỏ khai thác và chế biến quặng Kaolin-Feldpas hay không?

Trả lời: Cây trồng do gia đình tôi trồng tại vườn nhà không bị ảnh hưởng xấu do tác động của mỏ khai thác và chế biến quặng Kaolin-Feldpas, như Anh đã thấy lá cây trồng tại vườn của nhà dân trong và gần khu vực mỏ hoạt động bình thường, không có hiện tượng bụi phủ, năng suất cây trồng bình thường như khi mỏ chưa hoạt động.

(Nữ, người dân sống tại khu vực mỏ hoạt động)

Câu hỏi: Xin Ông cho biết đường xá đi lại, tiếng ồn, khó bụi... có bị ảnh

hưởng xấu do tác động của mỏ khai thác và chế biến quặng Kaolin-Feldpas hay không?

Trả lời: Như anh đã thấy đường dân sinh gần khu vực mỏ hoạt động, có xe tải chở quặng đi qua không bị xuống cấp, không có hiện tượng quặng rơi vãi trong quá trình vận chuyển, vào mùa mưa thì đường miền núi xấu đi nhiều, nhưng thời điểm này mỏ hoạt động với cường độ thấp, mức độ vận chuyển ít, do đó không tác động xấu đến đường ngoài mỏ;

- Về tiếng ồn, người dân thấy rằng ngoài tiếng nổ mìn vào khoảng thời gian mà mỏ đã đăng ký với chính quyền địa phương, thì tiếng ồn do máy hoạt động không ảnh hưởng

92

đến cuộc sống của cư dân (do còn có khoảng rừng xanh ngăn cách mỏ với khu vực dân cư);

- Về khói bụi, tôi không thấy ảnh hưởng xấu đến khu vực dân cư.

(Nam, 37 tuổi, công chức UBND xã)

Câu hỏi: Xin Ông đánh giá về các biện pháp công nghệ và hiệu quả công nghệ hạn chế tác động đến môi trường mà Phòng R&D Công ty Sơn Lâm đề xuất trong hoạt động khai thác và chế biến Kaolin-Feldpas.

Trả lời: Về các biện pháp công nghệ và hiệu quả công nghệ hạn chế tác động đến môi trường mà Phòng R&D Công ty Sơn Lâm đề xuất trong hoạt động khai thác và chế biến Kaolin-Feldpas, tôi nhận thấy:

- Công ty đã thực hiện đảm bảo vệ sinh môi trường trong toàn khu vực trong cả giai đoạn thi công hạ tầng cơ sở, giai đoạn khai thác và sau khi đóng cửa mỏ;

- Công ty đã đầu tư kinh phí và thực hiện các biện pháp khống chế ô nhiễm do tiếng ồn, khí thải và bụi, thực hiện các biện pháp an toàn bảo hộ lao động trong thi công hạ tầng cơ sở và trong quá trình khai thác;

- Qua kiểm tra cho thấy Công ty đã thực hiện nghiêm túc pháp lệnh về nộp thuế tài nguyên, thực hiện ký quỹ phục hồi môi trường và hoàn thổ cũng như các biện pháp giảm thiểu khác sau khi các công trình đó khai thác xong và có biện pháp phòng chống sự cố cháy, nổ hữu hiệu.

(Nam, 35 tuổi, nhà quản lý tài nguyên và môi trường)

Đánh giá hiệu quả đầu tư công nghệ

a. Tổng mức đầu tư:

Tổng mức đầu tƣ của dự án đầu tƣ xây dựng công trình là toàn bộ chi phí dự tính để đầu tƣ xây dựng công trình đƣợc ghi trong quyết định đầu tƣ và

93

là cơ sở để chủ đầu tƣ lập kế hoạch và quản lý vốn khi thực hiện đầu tƣ xây dựng công trình.

Tổng mức đầu tƣ bao gồm: chi phí xây dựng; chi phí thiết bị; chi phí bồi thƣờng giải phóng mặt bằng, tái định cƣ; chi phí quản lý dự án; chi phí tƣ vấn đầu tƣ xây dựng; chi phí khác và chi phí dự phòng.

Phương pháp lập Tổng mức đầu tư

Căn cứ xác định:

- Thông tƣ Số 04/2010/TT-BXD ngày 26/05/2010 của Bộ Xây dựng Hƣớng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tƣ xây dựng công trình.

- Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lƣợng công trình xây dựng.

Chi phí xây dựng:

Chi phí xây dựng bao gồm toàn bộ chi phí cho hạng mục công trình chính và hạng mục phụ trợ. Căn cứ tính toán chi phí xây dựng dựa trên:

- Khối lƣợng các hạng mục trong thiết kế cơ sở. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Định mức dự toán xây dựng công trình phần xây dựng ban hành kèm theo Quyết định số 1776/BXD-VP ngày 16/8/2007 của Bộ xây dựng.

- Đơn giá xây dựng công trình - Phần xây dựng của tỉnh Tuyên Quang ban hành kèm theo Quyết định số 17/2007/QĐ-UBND ngày 20/06/2007 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang.

- Hệ số điều chỉnh theo thông tƣ số 05/2009/TT-BXD ngày 15/04/2009 của Bộ xây dựng về Hƣớng dẫn điều chỉnh dự toán chi phí xây dựng công trình.

Nguồn vốn của dự án khai thác mỏ Kaolin-felspat khu Đồng Bến thôn Phúc Long xã Thành Long – Hàm Yên – Tuyên Quang hình thành từ nguồn vốn chủ đầu tƣ và nguồn vốn vay.

Thời gian trả nợ là 3 năm trong kỳ sản xuất.

Công suất của dự án khối lƣợng sản phẩm tiêu trong năm ổn định sản

94

Dự án khai thác mỏ Kaolin-felspat khu Đồng Bến thôn Phúc Long xã Thành Long - Hàm Yên - Tuyên Quang có tuổi thọ mỏ là 30 năm và thời gian ổn định sản xuất là 28 năm.

Chi phí vận hành

- Chi phí nhiên vật liệu: Đƣợc tính trên cơ sở định mức tiêu hao nguyên nhiên vật liệu đƣợc tính toán trong thiết kế cơ sở và đơn giá nhiên vật liệu. Cụ thể:

+ Chi phí nhân công: Tổng số công nhân viên của mỏ là 52 ngƣời bình quân trong năm. Dự kiến tiền lƣơng là 3.500.000 đ/ng.tháng.

+ Điện năng cho sản xuất: Chi phí điện năng cho sản xuất đƣợc lấy theo quy định số 08/2010/TT-BCT ngày 24/2/2009 của Bộ Công Thƣơng quy định chi tiết về giá bán điện năm 2010 và hƣớng dẫn.

+ Chi phí khấu hao cơ bản: Tính theo Quyết định số 203/2009/TT-BTC ngày 20/10/2009 của Bộ Tài chính về ban hành chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định.

+ Phí bảo vệ môi trƣờng là 20.000đồng/m3 theo Nghị định số 63/2008/NĐ-CP ngày 3/5/2008 về phí bảo vệ môi trƣờng đối với khai thác

Một phần của tài liệu Hình thành bộ phận rd nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ( nghiên cứu trường hợp công ty TNHH sơn lâm cđp tỉnh tuyên quang) (Trang 88)