Khuyến nghị về các nhóm giải pháp khác

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH LÃI XUẤT CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM VỚI ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ (Trang 95 - 100)

• Phối hợp công cụ lãi suất với công cụ tỷ giá. Sự phối hợp này hướng vào mục tiêu tỷ giá nhằm tạo ra sự cân bằng bên ngoài trên cơ sở tỷ giá ổn định. Đạt được mục tiêu tỷ giá sẽ góp phần ổn định các hoạt động kinh tế ngoại thương và đặc biệt là khắc phục được dòng chảy từ nội tệ sang ngoại tệ hoặc ngược lại. Mặt khác phối hợp chặt hai công cụ này còn góp

phần ổn định đầu tư tạo ra sự cân bằng bên trong trên cơ sở lạm phát được kiểm soát.

• Phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa chính sách tiền tệ với chính sách tài chính và một số chính sách kinh tế vĩ mô khác. Để nâng cao hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa chính sách tiền tệ với các chính sách kinh tế vĩ mô khác (chính sách tài chính, chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài). Trong điều kiện dòng vốn đầu tư nước ngoài chảy vào Việt Nam nhiều như một số năm trước đây (trong đó có dòng vốn ngắn hạn), nếu không kiểm soát tốt dòng vốn này, sẽ ảnh hưởng đến việc chống lạm phát. Do đó, cần có sự phối hợp chặt giữa chính sách tiền tệ với chính sách tài chính và chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài: đánh thuế hoặc yêu cầu ký quỹ đối với dòng vốn ngắn hạn vào Việt Nam. Hiện nay trong bối cảnh kinh tế thế giới sụt giảm, thì việc điều hành chính sách tiền tệ trong quan hệ phối hợp chính sách tài chính nhằm mục tiêu góp phần ngăn chặn nguy cơ sụt giảm nền kinh tế trong nước, nhưng đồng thời kiểm soát được lạm phát.

• Cần thiết phải có sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ và sự phối hợp chặt chẽcủa các bộ ngành hữu quan trong việc cơ cấu lại thị trường tài chính, giảm dần cho vay với lãi suất ưu đãi, phát triển thị trường nợ một cách có hiệu quả để giảm bớt gánh nặng cho khu vực ngân hàng trong việc cung cấp vốn phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế của đất nước.

• Siết chặt kỷ cương đối với các hoạt động kinh doanh của NHTM nhằm mục tiêu tăng cường hơn sức mạnh điều tiết của chính sách lãi suất do NHNN thực thi. Muốn giải quyết dứt điểm tình trạng NHTM lách luật vượt trần lãi suất huy động, NHNN cần giải quyết căn bệnh từ các NHTM nhỏ song song với việc áp dụng biện pháp mạnh tay như rút giấy phép kinh doanh. Bởi lẽ việc lách luật của NHTM không chỉ làm cho chi phí huy động vốn của NHTM tăng lên mà còn nguy cơ rủi ro thanh khoản và rủi ro kỳ hạn là rất lớn.

• Hoàn thiện cơ chế và nâng cao chất lượng công tác thông tin, truyền thông về điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Các giải pháp của NHNN nhằm triển khai Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/2/2011 của Chính phủ là các giải pháp mạnh, quyết liệt nhưng cũng rất nhậy cảm và tác động đến mọi mặt của hoạt động SXKD trong nền kinh tế. Điều này đòi hỏi NHNN phải làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền về điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng nhằm tạo ra sự nhận thức sâu rộng, kịp thời và đồng thuận trong toàn xã hội vì lợi ích của đất nước, vì sự phát triển bền vững, lành mạnh của cả nền kinh tế. Có thể thông qua các tổ chức Quốc tế (đặc biệt là các tổ chức Tài chính – Tiền tệ Quốc tế như: IMF, WB, ADB) NHNN có trách nhiệm truyền tải kịp thời, sâu sắc các chủ trương, chính sách, giải pháp của Chính phủ nói chung, NHNN nói riêng nhằm bình ổn kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát tạo niềm tin và đồng thuận của cộng đồng các nhà tài trợ, các nhà đầu tư Quốc tế đối với sự nghiệp phát triển kinh tế bền vững của Việt Nam.

KẾT LUẬN

Nhìn vào mặt bằng lãi suất ở Việt Nam hiện nay, nhiều ý kiến cho rằng, lãi suất ở Việt Nam là loại lãi suất cao nhất thế giới. Đó là một sự thắc mắc dường như ít ai quan tâm giải thích. Các chủ trương chính sách vĩ mô nhằm can thiệp ngắn hạn vào nền kinh tế bằng cách điều chỉnh lãi suất hay tỷ giá để giảm thất nghiệp trước mắt, hay xa hơn là tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh quốc gia, về lâu dài tác động ra sao đến các chính sách dài hạn, như ổn định kinh tế vĩ mô hoặc chống lạm phát là điều cần phải cân nhắc hết sức thận trọng.

Có nên can thiệp từng li, từng chút trước các căn bệnh ngắn hạn của nền kinh tế bằng các mệnh lệnh hành chính hay cứ để thị trường tự điều tiết thì sẽ có tác động tốt hơn? Đó vẫn luôn là một câu hỏi khó đối với các nhà hoạch định chính sách quốc gia.

Tuy nhiên, qua đề tài này, nhóm nghiên cứu nghiêng về xu hướng tự do hóa lãi suất có điều tiết và dần dần tiến tới tự do hóa lãi suất hoàn toàn trong tương lai nhưng cần phải có một lộ trình hợp lý đồng thời phải tiến hành một cách đồng bộ các công cụ điều tiết từ đó làm cơ sở xây dựng nên những mô hình dự báo tương đối chính xác cho các biến động của thị trường.

Thực tế hiện nay mọi cải cách khuyến nghị có thực sự đem lại hiệu quả hay không vẫn chưa được kiểm chứng và còn mang tính dự báo dựa trên lý thuyết và kinh nghiệm của các quốc gia đi trước. Những tiền đề thành công khi tự do hóa lãi suất ở các quốc gia khác chính là cơ sở để giúp chúng ta tin tưởng rằng vẫn có những giải pháp thích hợp để giải quyết bài toán điều hành lãi suất tại những đất nước đang phát triển như Việt Nam. Trong khuôn khổ giới hạn của đề tài nghiên cứu, các kiến nghị đề xuất của chúng tôi đều có tính chất định tính và định hướng chung. Do đó, nhóm nghiên cứu rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Việt Văn

1. “Tiền tệ, Ngân hàng và thị trường tài chính” – Predric S. Mishkin NXB Khoa học Kỹ thuật, 2001.

2. “Tiền và hoạt động Ngân hàng” – TS. Lê Vinh Danh NXB Giao thông vận tải.

3. “Lý thuyết tổng quát về việc làm - Lãi suất - Tiền tệ” – John Maynard Keynes, NXB Giáo dục, 1996.

4. “Phối hợp chính sách lãi suất và tỷ giá nhằm đảm bảo tăng trưởng nhanh và bền vững trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam” – ThS. Đặng Đức Anh (2008).

5. “Chính sách lãi suất trong nền kinh tế thị trường Việt Nam” – TS. Nguyễn Ngọc Bảo (2005).

6. “Cơ chế điều hành lãi suất tại một số nước và Việt Nam” – TS. Hoàng Công Gia Khánh, tạp chí tài chính 2/2010.

7. “Giáo trình Ngân hàng Trung ương” – PGS. TS. Hoàng Xuân Quế. 8. “Sự độc lập của ngân hàng Trung ương và một số gợi ý chính sách cho Việt Nam” - ThS. Nguyễn Hương Giang - Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương - Tạp chí Ngân hàng (Số 23/2010).

9. Pháp luật ngân hàng (1992), Luật các tổ chức tín dụng (2010), Luật ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2010).

10. Báo cáo thường niên các năm 2005 - 2010 của NHNN Việt Nam

11. Tạp chí Ngân hàng, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, Tạp chí Thị trường tài chính - tiền tệ, Thời báo Ngân hàng.

12. Nghiên cứu số 2, số 3, số 4/ Tháng 12 - 2010 – Công Ty cổ phần chứng khoán Thăng Long.

II. Website

• www.sbv.gov.vn : Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam

• Từ điển bách khoa toàn thư Wikipedia – en.wikipedia.org • www.vneconomy.com.vn: Thời báo kinh tế Việt Nam

• www.thomsonreuters.com: Cổng thông tin kinh tế tài chính toàn cầu. • www.saga.vn

• http://www.mof.gov.vn/portal/page/portal/mof_vn: Cổng thông tin điện tử Bộ tài chính.

• http://www.economywatch.com/economic-statistics/country/Vietnam/ :

Vietnam Economic Statistic, “Vietnam Economic Indicators for the year 2010”.

• http://www.ktpt.edu.vn/website/249_tong-quan-kinh-te-viet-nam-nam-2010- va-khuyen-nghi-cho-nam-2011.aspx: “Tổng quan kinh tế Việt Nam năm 2010 và khuyến nghị chính sách cho năm 2011” – TS. Lê Quốc Hội.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH LÃI XUẤT CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM VỚI ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ (Trang 95 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w