Tiếp nối giai đoạn 2002 – 2004, trong giai đoạn 2005 - 2008, NHNN tiếp tục sử dụng cơ chế điều hành lãi suất thỏa thuận với việc LSCB chỉ mang tính chất tham khảo và định hướng thị trường tiền tệ.
Cơ chế điều hành lãi suất theo phương thức thỏa thuận đã phản ánh rõ ràng ràng hơn mối quan hệ cung - cầu vốn trên thị trường. Thị trường tiền tệ nước ta ngày càng hội nhập hơn với khu vực quốc tế. Việc thực hiện cơ chế lãi suất thoả thuận đã tạo điều kiện cho các ngân hàng chủ động trong việc huy động và cho vay vốn, tạo điều kiện khai thác triệt để sức mạnh của cơ chế thị trường, các nguồn lực được phân phối và sử dụng có hiệu quả do đó đẩy nhanh
tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế trong các năm 2005, 2006, 2007, 2008 lần lượt đạt mức 8,4%; 8,17%; 8,48% và 6,18%.
Với cơ chế điều hành này, NHNN đã sử dụng nhiều hơn các công cụ mang tính gián tiếp như dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở để tác động vào lãi suất trên thị trường. Theo đánh giá của nhiều NHTM, trong năm 2006 hoạt động nghiệp vụ thị trường mở đã phát huy vai trò điều tiết vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng, đáng chú ý là sự gia tăng mạnh về số phiên giao dịch, doanh số giao dịch, và xu hướng mua bán 2 chiều ngày càng thể hiện rõ. NHNN đã thực hiện 133 phiên chào bán giấy tờ có giá.Tổng doanh số bán ra đạt khoảng 87.400 tỷ đồng, tăng mạnh so với các năm 2005 và 2004 (năm 2004: 950 tỷ đồng, năm 2005: 1.800 tỷ đồng). Việc chào bán giấy tờ có giá chủ yếu được thực hiện đối với tín phiếu NHNN theo phương thức bán hẳn.
Vào thời điểm tháng 10/2007, khi lạm phát có xu hướng vượt trên hai con số, Ngân hàng nhà nước cũng đã bán ra nhiều giấy tờ có giá để thu hút tiền về. Nghiệp vụ bán giấy tờ có giá được NHNN thực hiện liên tục, có ngày giao dịch đến 2 phiên.
Tuy nghiên với việc NHNN đã mua vào dự trữ 7 tỷ USD và một lượng tiền tương đương 112 nghìn tỷ đồng được đưa ra lưu thông vào năm 2007 thì đến năm 2008, trước sự vận động bất lợi của thị trường chứng khoán và lạm phát tăng cao ngay từ đầu năm, NHNN đã thực thi chính sách thắt chặt tiền tệ, sử dụng đồng thời các công cụ lãi suất và hoạt động thị trường mở. Công cụ lãi suất được phát huy tối đa, liên tục có điều chỉnh và được triển khai quyết liệt. Nghiệp vụ thị trường mở được thực hiện theo cả hai hướng mở rộng và thắt chặt tiền tệ đã không tạo tác động đáng kể nào tới lãi suất. Trong tuần thứ ba của tháng 2/2008, NHNN bổ sung 33.000 tỉ đồng vào lưu thông nhưng các ngân hàng thương mại vẫn tiếp tục tăng lãi suất huy động tiền gửi. Hiệu lực không thật rõ ràng của các nghiệp vụ thị trường mở vào thời kỳ lạm phát gia tăng là tín hiệu sự tồn tại bẫy thanh khoản trong hệ thống tín dụng tại thời điểm đó.
Cũng trong khoảng giai đoạn này, NHNN đã phải tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc 1% đối với các loại tiền gửi. Cụ thể là: (i) Đối với tiền VND không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng, tỷ lệ dự trữ bắt buộc được tăng từ 10% lên 11%, đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên, tỷ lệ dự trữ bắt buộc được tăng từ 4% lên 5%; (ii) Đối với tiền gửi bằng ngoại tệ không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng tăng từ 10% lên 11%, đối với tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng tỷ lệ DTBB tăng từ 4% lên 5%. Đồng thời NHNN cũng mở rộng diện các loại tiền gửi phải dự trữ bắt buộc, bao gồm tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn, thay cho việc áp dụng dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi không có kỳ hạn và có kỳ hạn từ 24 tháng trở xuống như trước đây.
Với hàng loạt yêu cầu thắt chặt thị trường tiền tệ của NHNN, các NHTM rơi vào cảnh thiếu vốn và điều đó đã dẫn đến cuộc chạy đua lãi suất giữa các NHTM. Lãi suất huy động liên tục tăng dẫn đến lãi suất cho vay cũng tăng theo tỷ lệ thuận gây ra áp lực lạm phát, khiến hệ thống tài chính – ngân hàng mất an toàn, các doanh nghiệp đều phải cân nhắc lại cơ cấu vốn của mình cũng như các dự định sản xuất. Cùng với đó là dấu hiệu của cuộc đại suy thoái kinh tế thế giới mà khởi nguồn từ cuộc khủng hoảng tín dụng ở Mỹ diễn ra vào tháng 8/2007 đang ngày càng rõ nét. Cơ chế lãi suất thỏa thuận chưa thể phát huy hết hiệu quả bởi các yếu tố nền tảng, các yếu tố thị trường của cơ chế này vẫn đang trong quá trình hoàn thiện. Do đó, đòi hỏi phải có sự điều chỉnh trong cơ chế điều hành cho phù hợp với tình hình lúc đó.
Chính vì vậy đến ngày 17/05/2008, NHNN đã thông báo những điều chỉnh trong chính sách điều hành lãi suất bằng việc ban hành Quyết định số 16/2008/QĐ-NHNN về cơ chế điều hành lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam. Theo Quyết định này, các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất kinh doanh (lãi suất huy động và lãi suất cho vay) bằng đồng Việt Nam không vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do NHNN công bố áp dụng trong từng thời kỳ; quyết định số 546/2002/QĐ-NHNN ngày 30 tháng 5 năm 2002 về việc thực hiện cơ chế lãi
suất thỏa thuận trong hoạt động tín dụng thương mại bằng VNĐ của tổ chức tín dụng đối với khách hàng hết hiệu lực thi hành. Việc huy động vốn bằng VNĐ của các tổ chức tín dụng phù hợp với quy định về cơ chế điều hành lãi suất cơ bản, mức trần lãi suất huy động 12%/năm theo công điện số 02/CĐ-NHNN ngày 26/02/2008 cũng không còn hiệu lực.
Việc áp dụng kịp thời cơ chế điều hành LSCB đã ngăn chặn được nguy cơ xáo trộn thị trường tiền tệ và mất khả năng thanh toán của các NHTM trong những tháng đầu năm 2008, an toàn hệ thống ngân hàng được đảm bảo, củng cố lòng tin của các nhà đầu tư, doanh nghiệp và người dân đối với hệ thống ngân hàng. Khắc phục được tình trạng cạnh tranh không lành mạnh trong huy động vốn giữa các NHTM bằng cách đẩy lãi suất lên cao. Cùng với diễn biến lạm phát có xu hướng giảm, kinh tế vĩ mô ổn định và hoạt động của các NHTM đảm bảo khả năng thanh toán, làm cho thị trường tiền tệ và lãi suất trong những tháng đầu năm 2009 tương đối ổn định. CPI bình quân năm 2009 chỉ tăng 6,88% so với năm 2008, mức thấp nhất trong 6 năm trở lại đây.
Cơ chế truyền dẫn của các biện pháp điều hành lãi suất đã có hiệu lực và hiệu quả đối với hoạt động kinh doanh của NHTM và lãi suất thị trường, thể hiện là lãi suất thị trường liên ngân hàng đã biến động xoay quanh các mức lãi suất chủ đạo của NHNN; lãi suất huy động và cho vay của các NHTM biến động theo cung – cầu vốn và tăng, giảm theo sự thay đổi của các mức lãi suất điều hành của NHNN, đã tác động làm cho thu hẹp hoặc mở rộng tín dụng.
Tuy nhiên việc khống chế biên độ lãi suất lại làm cho các TCTD không thể phản ánh kịp thời để phòng tránh rủi ro về lãi suất và thanh khoản khi lãi suất thị trường tiền tệ trong nước và ngoài nước có biến động, chênh lệch lãi suất huy động và cho vay bị thu hep do lãi suất huy động tăng nhưng lãi suất cho vay không thể tăng được nữa.
Thực tế hoạt động ngân hàng thời gian qua cho thấy, do vướng trần lãi suất cơ bản, quan hệ cung cầu vốn và lãi suất đã bị biến dạng nghiêm trọng. Về
nguyên tắc kinh doanh, khi cho vay, ngân hàng không thể cho vay với mức lãi suất thấp hơn chi phí và người gửi tiền sẽ không gửi vào ngân hàng nếu các cơ hội đầu tư tương tự có mức sinh lời tốt hơn. Do vậy, khi phải chịu khống chế bởi trần lãi suất các ngân hàng đã có những phản ứng tiêu cực để có một mức lãi suất huy động cũng như cho vay sao cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng có được mức sinh lợi cao nhất. Chẳng hạn như việc lách lãi suất trần bằng việc thu phí dịch vụ “bất thành văn” khác từ các doanh nghiệp đi vay để đảm bảo khả năng sinh lời. Những khoản phí phụ trội này khiến cho lãi suất cho vay thực vượt xa 150% LSCB, cộng dồn lại có lúc một số nơi lên đến 18 – 20%, trong khi trần là 12%. Thanh khoản ngân hàng thường xuyên bị căng thẳng, lãi suất huy động bị biến tướng và đẩy lên rất cao so với mức khống chế 10,5%/năm bởi nhiều chiêu khuyến mãi phá rào.
Bước sang năm 2009, khủng hoảng tài chính toàn cầu tiếp tục lan rộng, đẩy kinh tế thế giới lún sâu vào suy thoái, đã tác động nhanh, trực tiếp đến nền kinh tế nước ta trên các lĩnh vực xuất khẩu, sản xuất công nghiệp, du lịch, đầu tư nước ngoài… Do đó, hệ thống ngân hàng cũng gặp nhiều khó khăn và thách thức. Trước tình hình đó, để góp phần chủ động ngăn chặn suy giảm kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển kinh tế ở mức hợp lý, bền vững bảo đảm an sinh xã hội, NHNN đã điều hành các công cụ chính sách tiền tệ, lãi suất, tỷ giá linh hoạt, phù hợp với mục tiêu kích cầu, khuyến khích sản xuất, xuất khẩu, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an toàn hệ thống.
Theo Quyết định 131 của Thủ tướng Chính phủ, Nhà nước đã hỗ trợ lãi suất cho khách hàng vay để sản xuất - kinh doanh, nhằm giảm giá thành sản phẩm hàng hoá, duy trì sản xuất, kinh doanh và tạo việc làm, trong điều kiện nền kinh tế bị tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới.
Trong quyết định này có đề cập đến nguyên tắc hỗ trợ lãi suất là các các ngân hàng thương mại cho vay các nhu cầu vốn lưu động để hoạt động sản xuất – kinh doanh theo cơ chế tín dụng thông thường và thực hiện hỗ trợ lãi suất theo
đúng quy định của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của NHNN; không được từ chối hỗ trợ lãi suất, nếu khoản vay thuộc đối tượng được hỗ trợ lãi suất; định kỳ báo cáo NHNN để kiểm tra, giám sát tình hình hỗ trợ lãi suất.
Theo đó,thời hạn vay được hỗ trợ lãi suất tối đa là 8 tháng đối với các khoản vay theo hợp đồng tín dụng được ký kết và giải ngân trong khoảng thời gian từ 1/2/2009 - 31/12/2009. Mức hỗ trợ lãi suất cho khách hàng vay là 4%/năm, tính trên số tiền vay và thời hạn cho vay thực tế nằm trong khoảng thời gian quy định nêu trên; khi thu lãi cho vay, các ngân hàng thương mại giảm trừ số tiền lãi phải trả cho khách hàng vay.
Ngày 26/2/2010, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chính thức có văn bản mở lại cơ chế cho vay theo lãi suất thỏa thuận đối với các khoản vay trung và dài hạn theo Thông tư số 07.
Ngày 14/4/2010, NHNN ban hành Thông tư 13 hướng dẫn tổ chức tín dụng cho vay bằng VND đối với khách hàng theo lãi suất thỏa thuận. Với thông tư này, chỉ đạo của Chính phủ về việc mở cơ chế thỏa thuận lãi suất đối với các khoản vay ngắn hạn chính thức được triển khai. Theo nội dung Thông tư, các tổ chức tín dụng thực hiện cho vay bằng VND phải niêm yết công khai lãi suất cho vay ở mức hợp lý, trên cơ sở cung – cầu vốn thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của khách hàng vay, tiết kiệm chi phí hoạt động, tạo điều kiện cho khách hàng tiếp cận vốn vay để phát triển sản xuất – kinh doanh, nhất là khu vực nông nghiệp và nông thôn, doanh nghiệp xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Sự điều chỉnh này đã mang lại những lợi ích cụ thể như sau:
Thứ nhất, hình thành mặt bằng lãi suất cho vay minh bạch, rõ ràng và
phản ánh đúng tín hiệu của thị trường, chấm dứt tình trạng phí “ngầm” mà Ngân hàng Nhà nước cũng khó kiểm soát.
Thứ hai, tạo điều kiện cho các NHTM chủ động xác định mức lãi suất cho
từng khách hàng; lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh của họ và một số yếu tố liên quan khác. Sự phân hóa khách hàng sẽ diễn ra rõ hơn: Khách hàng có uy tín sẽ được hưỡng lãi suất thấp, còn khách hàng kém uy tín phải chịu lãi suất cao với mức độ khác nhau rõ rệt.
Thứ ba, tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng mở rộng mạng lưới để huy
động vốn với mức lãi suất phù hợp; đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu vốn của nền kinh tế. Khi các ngân hàng chủ động hơn trong xác định lãi suất và quy mô huy động với thời hạn hợp lý, rủi ro thanh khoản sẽ giảm.
Thứ tư, chính sách lãi suất thỏa thuận làm tăng sức ép lên việc đổi mới
cách thức điều hành, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trên thị trường tài chính - ngân hàng Việt Nam.
Thứ năm, hạn chế đối với các khoản vay trung và dài hạn khi áp dụng cơ
chế lãi suất cơ bản được giải quyết. Cụ thể theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh, đến cuối tháng 9/2010, cho vay trung dài hạn có mức tăng trưởng cao hơn cho vay ngắn hạn, dư nợ tín dụng trung và dài hạn chiếm 44,7% và tăng 30,1%; dư nợ tín dụng ngắn hạn tăng 17,4% so với cùng kỳ.
Đồng thời việc thực hiện cho vay theo lãi suất thỏa thuận cũng có những tác động tiêu cực:
Thứ nhất, việc chưa gỡ bỏ trần lãi suất huy động trong khi thực hiện cơ
chế lãi suất cho vay thỏa thuận làm xuất hiện những vấn đề phát sinh:
• Lãi suất đầu ra không có trần (cả ngoại tệ và VNĐ), nhưng đầu vào lại có trần (đối với VNĐ), thì lợi ích sẽ nghiêng về các NHTM, chứ không nghiêng về người gửi tiền và cũng không nghiêng về người vay.
• Người vay tiền mới được cấp bù lãi suất, nhiều người chưa hết khó khăn, nay vay vốn ngân hàng với lãi suất cao hơn khá nhiều thì sản xuất kinh
doanh sẽ khó khăn hơn, tác động không nhỏ tới tăng trưởng kinh tế vừa mới thoát đáy, đang vượt dốc đi lên, đích phục hồi hoàn toàn sẽ còn xa. • Nguy cơ tái lạm phát cao đã được nhiều chuyên gia cảnh báo nay đã đến
gần, thậm chí đã có dấu hiệu xuất hiện.
Thứ hai, cạnh tranh giữa các ngân hàng khi không còn kiểm soát lãi suất
sẽ dẫn tới tình trạng các ngân hàng nhỏ khó có khả năng cho vay với lãi suất thấp để cạnh tranh với các ngân hàng lớn.
Thứ ba, tăng trưởng tín dụng sẽ tăng lên do các NHTM đẩy mạnh cho vay
nhằm tìm kiếm lợi nhuận hoặc tiến hành các hoạt động kinh doanh mạo hiểm do sức ép phải cho vay lại với lãi cao. Điều này cũng có nghĩa là sẽ tạo sự cạnh tranh thiếu lành mạnh, thậm chí cấu thành các tội phạm và vỡ nợ tín dụng dây chuyền mang tính xã hội, làm tăng tính rủi ro và nhạy cảm, sự mất ổn định của hệ thống ngân hàng và kinh tế vĩ mô trong nước.
2.2. Diễn biến lãi suất trên thị trường tiền tệ giai đoạn 2005 – 2010
Lãi suất cơ bản là một công cụ của NHNN điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt trong từng thời kì, được đặt trong mối quan hệ với lãi suất thị trường liên ngân hàng, lãi suất thị trường mở, lãi suất huy động của các NHTM và trạng