Chu kỳ giảm của mặt bằng lãi suất cơ bản tương ứng với giai đoạn khủng hoảng kinh tế: nền kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng chung từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu thời kỳ từ nửa cuối năm 2008 đến cuối năm 2009.
Đứng trước nguy cơ nền kinh tế rơi vào suy thoái, các quốc gia trên toàn thế giới đều đã mở gói kích thích kích cầu của mình. Các gói lớn kích thích nền kinh tế có thể kể đến như gói kích thích trị giá 787 tỷ USD của chính phủ Mỹ, gói kích thích trị giá 5 nghìn tỷ USD của các nước G-20, Trung Quốc và Nhật Bản với các gói kích thích tương ứng lần lượt 585,3 tỷ USD và 297,5 tỷ USD.
Trong giai đoạn này, hầu hết NHTW các nước đều thực hiện chính sách giảm lãi suất, một số NHTW của các nước phát triển đã cắt giảm lãi suất đến gần mức 0%. Chẳng hạn như: Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED), ngân hàng Nhật Bản (BOJ), ngân hàng Anh, ngân hàng Canada và ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) đã cắt giảm lãi suất xuống mức thấp lịch sử. Một số ngân hàng Trung ương của các nước như Hungary, Ailen và Nga lúc đầu tăng lãi suất để đối phó với sự giảm giá mạnh của tỷ giá, nhưng sau đó đã lại hạ lãi suất sau khi tỷ giá được bình ổn.
Việt Nam cũng đã không nằm ngoài xu hướng chung đó. Tính từ tháng 6/2008 đến tháng 2/2009, tương ứng với sự giảm LSCB từ 14% - 13% - 12% - 11% - 10% - 8,5% - 7%/năm. Theo đó lãi suất cho vay tối đa của các tổ chức tín dụng bằng đồng Việt Nam đối với khách hàng còn 10,5%. Các lãi suất khác đã giảm chung cùng xu hướng. Lãi suất tái cấp vốn từ 15% - 14% - 13% - 12% - 11% - 9,5% - 8%/năm, lãi suất tái chiết khấu từ 13% - 12% - 11% - 10% - 9% - 7,5% - 6%/năm, lãi suất nghiệp vụ thị trường mở từ 15% - 14,3% - 13,5% - 11% - 9% - 8% -7,5%/năm. Thống đốc ký ban hành quyết định số 174/QĐ – NHNN
về lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc bằng đồng Việt Nam đối với các tổ chức tín dụng giảm từ 8,5%/năm xuống còn 3,6%/năm. Điều chỉnh giảm lãi suất cùng với chính sách hỗ trợ lãi suất 4% trị giá 1 tỷ USD thực hiện trong năm 2009 đã tạo ra hiệu ứng giúp duy trì sản xuất kinh doanh, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động.
Hình 2.4.Diễn biến lãi suất cơ bản, lãi suất chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn từ tháng 1/2008 đến tháng 12/2009
Đơn vị: %/năm
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Hình 2.3 cho thấy trong giai đoạn từ nửa cuối năm 2008 đến cuối năm 2009 đã đánh dấu sự giảm mạnh và đồng thời của tất cả các loại lãi suất do NHTW công bố. Giai đoạn giảm lãi suất trong suốt thời kỳ này trái ngược với thời điểm gia tăng lãi suất trong 6 tháng đầu năm 2008 với mức tăng kỷ lục lãi
suất cơ bản 14% đã được phân tích ở trên. Điểm cần lưu ý ở đây là nếu như lãi suất trong nửa cuối năm 2008 được điều chỉnh giảm liên tục nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, hộ sản xuất tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng; các tổ chức tín dụng mở rộng tín dụng đối với sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu mặt hàng thiết yếu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, các dự án đầu tư sản xuất kinh doanh hay đầu tư bất động sản thì trong suốt 10 tháng đầu năm 2009, lãi suất do NHNN công bố đã được giữ ở mức ổn định do hiệu ứng từ chính sách hỗ trợ lãi suất 4% đối với các khoản vay ngắn, trung và dài hạn theo quyết định 131/QĐ/TTg và quyết định 443/QĐ/TTg.
Chính sách hỗ trợ lãi suất được coi là chính sách tốt giúp khai thông nguồn vốn của các NHTM cũng như khai thông thế bế tắc trong điều hành chính sách lãi suất trước thách thức đối phó với việc tổng cầu suy giảm. Bởi lẽ nếu tiếp tục giảm lãi suất đồng loạt theo chiều hướng như cuối nửa năm 2008, trong đó có lãi suất tiền gửi, có thể khiến đồng VND bị mất giá mạnh hơn nữa so với đồng USD. Có thể đồng thời giảm lãi suất đồng USD, nhưng ngay cả khi lãi suất đồng USD tiến tới 0 thì việc giá trị của USD tăng lên so với VND vẫn khiến việc nắm giữ USD trở nên hấp dẫn hơn khi lãi suất VND không đủ cao. Việt Nam là một nước có mức độ đôla hóa cao, vì vậy, việc giảm lãi suất để kích thích nền kinh tế có thể gây những hậu quả tai hại cho đồng nội tệ. Chính sách hỗ trợ lãi suất vừa kích thích được một phần của tổng cầu là đầu tư của doanh nghiệp đạt kết quả lớn mà không cần mở rộng tiền tệ tới mức làm suy yếu quá mức VND.
Cũng trong giai đoạn này, nền kinh tế đã chứng kiến sự suy giảm lãi suất kinh doanh của hệ thống NHTM.
Cụ thể từ tháng 7 năm 2008, các ngân hàng đã bước vào cuộc đua giảm lãi suất, nếu như mức ban đầu mới chỉ là giảm nhẹ từ lãi suất huy động VND từ 18,5% xuống còn 17,5% thì đến tháng 10 năm 2008, lãi suất đã giảm mạnh xuống 10,5% - 14,5%. Nguyên nhân dẫn đến trạng thái này của các NHTM có thể kể đến đó là tín hiệu tích cực về chuyển biến kinh tế vĩ mô trong điều hành chính sách của NHNN và tính thanh khoản của các NHTM đã giữ được độ an toàn sau 6 tháng đầu năm giữ mức lãi suất huy động cao thu hút về một lượng tiền khổng lồ. Xu hướng giảm lãi suất duy trì suốt trong 6 tháng cuối năm 2008 nhưng ngay sau đó từ đầu năm 2009 đã có dấu hiệu tăng nhẹ với điều chỉnh tăng được thực hiện với hầu hết các kỳ hạn. Từ tháng 8 đến tháng 10/2009, các ngân hàng gia tăng lãi suất huy động và đỉnh cao nhất lên đến trên 9% cho các kỳ hạn dài và 9,5% cho kỳ hạn 36 tháng. Đến đầu tháng 11, nhóm NHTM cổ phần tiếp tục điều chỉnh tăng lãi suất huy động VND với mức tăng từ 0,1 – 0,3%/năm và tăng lãi suất huy động USD từ 0,1 – 0,2%/năm ở hầu hết các kỳ hạn, đặc biệt là lãi suất ngắn hạn. Lý giải chắc chắn cho đợt điều chỉnh tăng lãi suất huy động trong năm 2009 là nhằm chuẩn bị nguồn vốn dồi dào trước những dự báo cho rằng nhu cầu vốn của Doanh nghiệp sẽ đặc biệt tăng mạnh trong năm này do chính sách kích cầu của Chính phủ.
KẾT LUẬN CHUNG:
Lãi suất kinh doanh của hệ thống NHTM biến động cùng chung xu hướng với sự điều chỉnh các loại lãi suất chính thức của NHNN Việt Nam tùy vào đặc
điểm từng thời kỳ của nền kinh tế. So với mặt bằng lãi suất các nước trong khu