Một vài giải pháp nhằm tăng hiệu quả của phương thức giải quyết tranh chấp

Một phần của tài liệu Thực tiễn giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thương mại tại việt nam (Trang 68 - 76)

chấp bằng trọng tài

126 Theo Điều 15 Pháp lệnh TTTM 2003 Điều 26 Luật TTTM 2010. 127 Theo Khoản 1 Đieu 14 Pháp lệnh TTTM 2003.

THựC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI BẰNG TRỌNG TÀI THƯƠNG

MẠI TẠI VIỆT NAM__________________________________________________________

làm cho mục đích mà các nhà làm luật đặt ra khi quy định cho các bên có thể lựa chọn trọng tài trong việc giải quyết các tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực thuơng mại đã không đạt đuợc nhu ý muốn. Trong khi đó việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là nhằm mục đích giảm gánh nặng cho Tòa án khi phải giải quyết quá nhiều vụ án và tranh chấp của các bên. vấn đề này đã đặt ra yêu cầu cho các nhà làm luật cũng nhu các trọng tài viên, các trung tâm trọng tài và các bên có liên quan cần làm:

- Trước hết đổi với việc thành lập và hoạt động của các trung tâm trọng tài.

Đe khắc phục tình trạng các trung tâm ữọng tài sau khi đã được thành lập mà không hoạt động hoặc hoạt động không có hiệu quả thì vấn đề ở đây là các trung tâm trọng tài sau khi được thành lập thì ngoài việc phải đăng báo trung ương và địa phương theo như quy định của pháp luật126 về các thông tin liên quan như “Tên, địa chỉ trụ sở của trung tâm trọng tài; Lĩnh vực hoạt động của Trung tâm trọng tài; sổ Giấy đăng ký hoạt động, cơ quan cấp, ngày, tháng, năm cấp; Thời điểm bắt đầu hoạt động của Trung tâm trọng tài” thì các trung tâm trọng tài nên đưa các thông tin liên quan đến Trung tâm trọng tài (viết tắc là TTTT) lên các trang thông tin chung để các doanh nghiệp, các bên có quan tâm có thể dễ dàng tìm kiếm được thông tin về TTTT một cách nhanh nhất mà không phải mất thời gian để đi đến trụ sở của trung tâm. Bên cạnh đó thì việc thành lập Trung tâm trọng tài phải phù họp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội, phù họp với thực trạng các tranh chấp phát sinh tại nơi cần thành lập. Bởi vì xu hướng của các bên thường lựa chọn những trung tâm trọng tài hay trọng tài viên ở nhưng nơi gần trụ sở hay là nơi mà doanh nghiệp thường tiến hành hoạt động kinh doanh để tiện cho việc tham gia giải quyết tranh chấp. Cho nên việc thành lập trung tâm trọng tài cũng phải phù họp với tình hình này tại địa phương, phù họp với số lượng các tranh chấp liên quan đến lĩnh vực mà trọng tài có thể giải quyết chứ không nên cho thành lập theo nguyên tắc cào bằng địa phương nào cũng vậy, tránh tình trạng ở những nơi tranh chấp phát sinh cần giải quyết ít mà số lượng TTTT thì lại quá nhiều, còn những nơi đựơc

THựC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI BẰNG TRỌNG TÀI THƯƠNG

MẠI TẠI VIỆT NAM__________________________________________________________

quả thì cần phải có các biện pháp hỗ ữợ cho các trung tâm trọng tài đó hoạt động trở lại như: cho công bố trở lại về tình hình hoạt động của trung tâm trọng tài, nếu như vẫn thấy không hiệu quả thì cho chấm dứt hoạt động và thành lập trung tâm trọng tài khác.

+ Nên thường xuyên mở các cuộc hội thảo, hội nghị giữa các trung tâm trọng tài và các doanh nghiệp, doanh nhân để nói về hoạt động trọng tài và quá trình giải quyết tranh chấp của trọng tài nhằm kịp thời nắm bắt thông tin về sự thiếu sót cũng như hạn chế của trọng tài qua đó kịp thời có bước tháo gỡ. Tăng cường công tác quảng bá về hoạt động giải quyết tranh chấp của trọng tài đối với các doanh nghiệp, doanh nhân, các bên tham gia các mối quan hệ có phát sinh tranh chấp biết về hoạt động của trọng tài, phát hành sách tạp chí chuyên nói về trọng tài, thường xuyên đãng các thông tin về hoạt động giải quyết tranh chấp của Ưọng tài trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài, tạp chí để các doanh nghiệp, doanh nhân và các bên có liên quan có thể tìm hiểu và biết về hoạt động của trọng tài trong việc giải quyết tranh chấp tại Việt Nam.

- Vấn đề thứ hai là, đối với các quy định của pháp luật liên quan đến việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thì việc ban hành Luật TTTM 2010 đã giải quyết

được phần nào những khiếm khuyết đó thế nhưng vẫn còn những điểm cần khắc phục đó là:

+ Thứ nhất việc quy định cho Hội đồng trọng tài có thẩm quyền áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời thì một mặt sẽ giúp cho việc giải quyết tranh chấp của trọng tài được tiến hành nhanh hơn và đảm bảo cho hiệu lực của phán quyết trọng tài hơn, hạn chế được trường họp các chứng cứ, tài liệu liên quan đến việc giải quyết tranh chấp đã bị tiêu huỷ hay sửa đổi. Bên cạnh đó quy định này cũng gặp những điều bất hợp lý đó là việc trọng tài thì giải quyết tranh chấp trên nguyên tắc tự nguyện và hoạt động của trọng tài thì không mang quyền lực nhà nước mà việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì lại thuộc về thẩm quyền của cơ quan mang quyền lực nhà nước rồi, và việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thì thì mang tính áp đặt nhiều hơn là mang tính tự nguyện. Theo Luật TTTM 2010 thì trọng tài được quyền áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời sau “Cẩm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp; cẩm hoặc buộc

128 Theo Điều 6 Luật TTTM 2010. 129 Điều 5 Pháp lệnh TTTM 2003. 130 Mâu thuần giữa qui đinh của Pháp lệnh TTTM 2003 và nghị quyết 05/2003 hướng dẫn thi hành pháp lệnh TTTM 2003.

THựC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI BẰNG TRỌNG TÀI THƯƠNG

MẠI TẠI VIỆT NAM__________________________________________________________

pháp mang nặng tính cưỡng chế nhà nước như: "Cẩm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp; cẩm hoặc buộc bất kỳ bên tranh chấp nào thực hiện một hoặc một số hành vi nhất định nhằm ngăn ngừa các hành vi ảnh hưởng bất lợi đến quá trình tố tụng trọng tài... Những biện pháp này chỉ thích họp hơn Tòa án áp dụng, vì Tòa án là cơ quan mang quyền lực nhà nước và Tòa án có bộ máy cưỡng chế riêng còn trọng tài thì không. Cho nên theo người viết thì trong trường họp này thì chỉ nên quy định cho Hội đồng trọng tài có thẩm quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với một số trường họp sau: “Yêu cầu bảo tồn, cất giữ, bán hoặc định đoạt bất kỳ tài sản nào của một hoặc các bên tranh chấp; Yêu cầu tạm thời về việc ưả tiền giữa các bên; Kê biên tài sản tranh chấp” Còn các biện pháp khác thì trọng tài sẽ không được áp dụng bởi vì bản chất mang nặng tính bắt buộc, tư pháp và chỉ phù họp với thẩm quyền của Tòa án hơn là trọng tài.

+ Thứ hai là về việc quy định về thẩm quyền của Tòa án khi các bên đã có thỏa thuận trọng tài. Theo Luật TTTM 2010 thì khi các bên đã có thỏa thuận trọng tài mà một bên khởi kiện ra Tòa án thì Tòa án phải từ chối thụ lý trừ trường họp thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc không thể thực hiện được128. Với quy định này thì không khác gì so với quy định trong Pháp lệnh TTTM 2003129 chỉ có thêm trường hợp được thụ lý khi thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được. Nhưng chúng ta thấy rằng trường họp thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được thì cũng có thể xem như thỏa thuận trọng tài vô hiệu. Trong thực tế thì đã có nhiều trường hợp các bên đã có thỏa thuận trọng tài nhưng khi phát sinh tranh chấp thì một bên lại kiện ra Tòa án yêu cầu giải quyết và Tòa

131 Trong trường

hợp các bên tranh

chấp đã có thoả

thuận trọng tài mà

một bên khởi

kiện tại Toà án thì

Toà án

phải từ chối thụ lý,

trừ trường hợp

thoả thuận trọng

tài vô hiệu hoặc

thoả thuận trọng tài không thể thực hiện được. 132 Theo Pháp lệnh án phí và lệ phí 2009.

THựC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI BẰNG TRỌNG TÀI THƯƠNG

MẠI TẠI VIỆT NAM__________________________________________________________

có thỏa thuận trọng tài131, điều này sẽ làm cho việc giải quyết tranh chấp phát sinh giữa các bên tốn nhiều thời gian và tiền bạc mà vấn đề vẫn không giải quyết được. Vì thế, cần phải có biện pháp để bảo đảm cho các thỏa thuận của các bên được tôn trọng hơn, tránh trường hợp đã có thỏa thuận trọng tài mà Tòa án lại giải quyết, nâng cao trách nhiệm của các bên khi đã chọn phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Các bên phải có trách nhiệm bảo vệ thỏa thuận của mình, việc lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh bằng trọng tài là quyền của các bên. Vì thế, các bên cần phải tôn trọng và bảo vệ quyền đó của mình, tòa án chỉ có thể giải quyết tranh chấp trong trường hợp đó khi các bên đã từ bỏ quyền của mình. Theo người viết trong trường họp này nên quy định “khi các bên đã có thỏa thuận trọng tài thì khi một bên khởi kiện ra Tòa án thì Tòa án phải từ chổi thụ lý trừ trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc bên còn lại không phản về việc lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp bằng Tòa án”. Như vậy lúc này khi một bên khởi kiện ra Tòa án thì sau khi tòa án xem xét tranh chấp và thông báo cho các bên liên quan, nếu bên còn lại không có ý kiến phản bác về việc lựa chọn Tòa án của bên kia thì lúc này xem như đã có thỏa thuận mới giữa các bên về phương thức giải quyết tranh chấp.

- Vấn đề thứ 3 là, việc đảm bảo cho hiệu lực thi hành của phán quyết trọng tài sau khỉ được Hội đồng trọng tài thông qua trước việc xin hủy phán quyết đó của các bên. Mức lệ phí hiện nay mà luật quy định khi các bên có yêu cầu Tòa án xem

THựC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI BẰNG TRỌNG TÀI THƯƠNG

MẠI TẠI VIỆT NAM__________________________________________________________

2.000.000đ. Việc quy định mức phí thấp như vậy cũng ảnh hưởng phần nào đến quyết định của Tòa án trong trường họp giải quyết hủy quyết định trọng, bởi vì với mức lệ phí thấp như vậy thì liệu phán quyết mà Tòa án đưa ra sau cùng có đạt được kết quả tốt hay không, có đảm bảo công bằng đúng pháp luật hay không, các thẩm phán có làm việc hết sức mình khi xem xét tính họp pháp của phán quyết đó hay không. Việc này thì không có gì đảm bảo được là Hội đồng xét đơn sẽ công bằng khi ra quyết định cuối cùng. Bên cạnh đó thì trong pháp lệnh án phí và lệ phí chỉ quy định mức lệ phí mà bên yêu cầu phải nộp cho tòa án khi có các yêu cầu liên quan đến việc hủy phán quyết trọng tài liên quan tới những yêu cầu Tòa án xem xét tại quyết định của Hội đồng trọng tài về thỏa thuận trọng tài, về thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp của Hội đồng trọng tài. Trong khi đó các căn cứ về việc một bên yêu cầu Tòa án hủy phán quyết trọng tài khi có căn cứ cho rằng chứng cứ mà các bên cung cấp mà Hội đồng trọng tài căn cứ vào đó để ra phán quyết trọng tài là giả mạo; trọng tài viên nhận tiền, tài sản hoặc lợi

THựC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI BẰNG TRỌNG TÀI THƯƠNG

MẠI TẠI VIỆT NAM

KẾT LUẬN

Tranh chấp thương mại phát sinh ngày một nhiều và đa dạng hơn nhất là khi nước ta gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO vào năm 2006. Hiện nay thì các tranh chấp phát sinh thường được giải quyết bằng nhiều phương thức khác nhau như: thương lượng, hòa giải, trọng tài, tòa án. Trong đó thì phương thức giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài phù hợp để các nhà kinh doanh lựa chọn khi giải quyết các tranh chấp phát sinh, bởi vì những tiện ích mà phương thức này mang lại. So với Tòa án hay các phương thức giải quyết tranh chấp khác thì phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài đêm lại cho các bên sự chủ động được về mặt thời gian, không gian cũng như cách thức để giải quyết tranh chấp; với phương thức này thì tranh chấp sẽ được giải quyết nhanh, gọn, ít tốn kém về thời gian, tiền bạc của các bên. Điều đó đã khẳng định rằng đây là một phương thức giải quyết phù hợp với tình hình hiện nay, phù hợp với nhu cầu và lợi ích của các bên. Tuy nhiên, phương thức này hiện nay vẫn chưa đươc các nhà kinh doanh ưa chuông khi giải quyết các tranh chấp phát sinh vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Hệ thống trung tâm ữọng tài hiện nay ở nước ta hoạt động chưa có hiệu quả, các trung tâm trọng tài vẫn còn quá ít so với như cầu tranh chấp cần giải quyết; mối liên hệ gắn kết giữa các doanh nghiệp, các nhà kinh doanh với các trung tậm trọng tài vẫn chưa có. Bên cạnh đó thì các quy định của pháp luật đối với việc giải quyết tranh chấp bằng phương thức này vẫn còn hạn chế, các phán quyết trọng tài sau khi được thông qua vẫn chưa được đảm bảo thi hành một cách triệt để, việc giải quyết tranh chấp của trọng tài vẫn còn bị phụ thuộc vào Tòa án quá nhiều. Chính những lý do này khiển cho các nhà kinh doanh vẫn có tâm lý e ngại khi chọn trọng tài để giải quyết tranh chấp phát sinh giữa các bên.

Trên cở sở lý luận và thực tiễn giải quyết tranh chấp bằng trọng tài hiện này đặt ra yêu cầu là cần phải tăng cường mối quan tâm trong việc xây dựng và hoàn thiện cơ sở pháp lý cho phương thức giải quyết tranh chấp này, góp phần thu hút các nhà kinh doanh lựa chọn phương thức trọng tài khi giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quá trình kinh doanh, góp phần giảm gánh nặng cho tòa án khi phải giải quyết quá nhiều tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực kinh doanh - thương mại. Tăng cường công tác tuyên truyền về việc giải quyết tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực knh doanh- thương mại bằng trọng tài thương mại.

THựC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI BẰNG TRỌNG TÀI THƯƠNG

MẠI TẠI VIỆT NAM__________________________________________________________

doanh - thương mại bằng trọng tài ngày càng hoàn chỉnh hơn, khắc phục những thiếu sót, những mặt hạn chế của phương thức này trong thời gian qua. Qua đó thúc đẩy làm

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Danh mục văn bản quy phạm pháp luật

1. Luật Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung 2001) 2. Bộ luật dân sự 2005

3. Luật thương mại 2005

4. Luật tổ chức tòa án nhân dân 2002

5. Luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân 2002 6. Luật tố tụng dân sự 2004

7. Luật trọng tài thương mại 2010 8. Luật thi hành án dân sự 2008

9. Pháp lệnh trọng tài kinh tế 1989 (có hiệu lực kể từ 1/1/1990) 10. Pháp lệnh trọng tài thương mại 2003

11. Pháp lệnh án phí, lệ phí 2009 12. Pháp lệnh thi hành án dân sự 2004

13. Nghị định 62/HĐBT ngày 17/4/1984 qui định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn

tổ

chức bộ máy của trọng tài kinh tế bộ, tỉnh, huyện

14. Nghị định 116/CP ngày 5/9/1994 về tổ chức và hoạt động của trọng tài kinh tế 15. Nghị định 25/2004/NĐ-CP ngày 15/01/2004 quy định chi tiết thi hành một số điều

của

Pháp lệnh Trọng tài thương mại

16. Nghị quyết 05/2003 hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh trọng tài thương

mại 2003

Danh mục sách, báo, tạp chí

1. Dương Kim Thế Nguyên, Giáo trình luật thương mại 3 Khoa luật, Đại học cần Thơ

2008, tr. 1-37

2. Giáo trình Luật thương mại tập II, Trường đại học Luật Hà Nội, NXB Công an

Một phần của tài liệu Thực tiễn giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thương mại tại việt nam (Trang 68 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w