Các bên tranh chấp đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ

Một phần của tài liệu Thực tiễn giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thương mại tại việt nam (Trang 34)

Neu như trong các vụ án về hành chính, hình sự thì có sự khác biệt về quyền cũng như nghĩa vụ của các bên, đó là mối quan hệ giữa một bên là nhà nước và một bên là người vi phạm, người bị xem là có tội thì ở đây trong tranh chấp về kinh doanh - thương mại các bên trong mối quan hệ bình đẳng với nhau. Các bên có quyền và nghĩa vụ là như nhau, không bên nào được xem là có quyền nhiều hơn và cũng không bên nào bị xem là phải thực hiện nhiều nghĩa vụ hơn nhằm đảm bảo nguyên tắc công bằng trong tố tụng trọng tài. Theo nguyên tắc này thì không bên nào có thể bị bắt buộc phải làm những gì mà không thuộc phạm vi nhiệm vụ của họ, quyền và nghĩa vụ của các bên được tôn trọng lẫn nhau và được hội đồng ữọng tài tôn trọng và tạo điều kiện để các bên có thể thực hiện các quyền và nghĩa vụ đó. Đây là một nguyên tắc hiến định đã được quy định trong Hiến Pháp 1992 tại Điều 52 “Mọ/ công dân đều bình đẳng trước pháp luật'” và trong khi xét xử của Tòa án thì các bên cũng được đối xử công bằng theo quy định tại điều 8 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 200238. Không chỉ là trong quan hệ thương mại mà trong các quan hệ dân sự, lao động thì các đương sự cũng bình đẳng với nhau về quyền và nghĩa vụ của họ trước pháp luật trong mối quan hệ của các bên với nhau. Việc quy định như vậy sẽ đảm bảo cho phán quyết của trọng tài mang tính bình đẳng hơn giữa các bên, khắc phục được tình trạng các bên bị đối xử không công bằng khi giải quyết các tranh chấp kinh doanh - thương mại. Sự bình đẳng này có thể được thể hiện ở nhiều góc độ khác nhau không chỉ là bình đẳng về quyền lợi mà các

39 Theo Khoản 4 Điều 4 Luật TTTM 2010. 40 Theo Điều 62 và Điều 64 Luật TTTM 2010 về đăng ký phán quyết trọng tài và lưu trữ phán quyết trọng tài.

THựC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI BẰNG TRỌNG TÀI THƯƠNG

MẠI TẠI VIỆT NAM__________________________________________________________

Trong kinh doanh thì việc phải tiếp xúc nhiều với các thủ tục hành chính hay có sự can thiệp quá nhiều của các cơ quan hành chính nhà nước vào trong hoạt động kinh doanh của mình sẽ gây ảnh hưởng không ít đến quá trình kinh doanh của các bên. Cho nên các doanh nghiệp, công ty, thương nhân thường có tâm lý e ngại khi phải tiếp xúc với các thủ tục hành chính. Bởi vậy, khi có tranh chấp phát sinh thì việc các bên lựa chọn trọng tài để giải quyết tranh chấp là phù họp nhất; trọng tài thường giải quyết tranh chấp không công khai39. Vì thế sẽ đảm bảo cho các bí mật kinh doanh cũng như uy tín của các bên cũng sẽ không bị ảnh hưởng gì nhiều. Với việc lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp bằng họng tài thì các đối tác còn lại khác của các bên sẽ ít có cơ hội biết về các tranh chấp mà họ đã mắc phải vì thế sẽ thuận tiện hơn trong công việc làm ăn, kinh doanh của họ. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp không công khai được xem như là một nguyên tắc chủ đạo trong việc giải quyết tranh chấp của trọng tài. Nguyên tắc này sẽ góp phần thu hút các bên lựa chọn trọng tài để giải quyết tranh chấp phát sinh, góp phần giảm bớt gánh nặng của Toà án khi phải giải quyết các tranh chấp thương mại. Trọng tài chỉ giải quyết ưanh chấp công khai khi các bên có yêu cầu và nếu một người thứ ba nào đó muốn tham gia vào phiên họp giải quyết tranh chấp thì cũng phải có sự đồng ý của các bên ữanh chấp. Bên cạnh đó, phán quyết của trọng tài cũng không được tuyên công khai rộng rãi như bản án của tòa án mà chỉ được gửi cho các bên liên quan để thi hành và được lưu trữ ở trung tâm trọng tài, các trọng tài viên giải quyết tranh chấp và được đăng ký ở Toà án cấp có thẩm quyền để lưu trữ mà thôi40. Đây là ưu thế của Trọng tài so với Tòa án, vì như chúng ta đã biết tòa án thường thì xét xử công khai và mọi người đều có thể tham dự vì thế mà những bí mật kinh doanh của các bên sẽ bị tiết lộ và uy tín của các bên trên thương trường cũng bị giảm sút rất mạnh. Mặc dù luật quy định trong một số trường họp thì tòa án cũng có thể xét xử kín đối với những vụ án cần phải xét xử kín nhưng khi tuyên án cũng phải công khai nên nếu chọn phương thức giải quyết tranh chấp bằng tòa án thì một điều chắc rằng uy tín và lợi ích của các bên sẽ bị ảnh hưởng không ít. Vì thế để đảm bảo nhu cầu, lợi ích và uy tín của các bên không bị xâm phạm thì việc lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài có thể nói là phù hợp hơn.

2.2.5. Phán quyết trọng tài là chung thẩm

41 Theo Khoản 1 Điều 245 Bộ luật TTDS 2004 về thòi hạn kháng cáo bản án sơ thẩm. 42 Theo Điều 258 bộ luật tố tụng dân sự 2004. 43 Khoản 5 Điều 4 Luật TTTM 2010: phán quyết trọng tài là chung thẩm. 44 Theo Khoản 2 Điều 68 Luật TTTM 2010 .

THựC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI BẰNG TRỌNG TÀI THƯƠNG

MẠI TẠI VIỆT NAM__________________________________________________________

thì sau khi Hội đồng xét xử tuyên án không có giá trị thi hành ngay mà phải sau thời hạn 15 ngày nếu các bên không có kháng cáo, Viện kiểm sát không có kháng nghị41 thì bản án sơ thẩm mới có hiệu lực thi hành. Thủ tục xét xử của tòa án phải qua các trình tự thủ tục nhất định, và các trình tự thủ tục đó là không thể bỏ qua được. Ví dụ như, bản án sơ thẩm không chỉ có thể bị kháng cáo của các bên mà còn có thể bị kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp và bản án bị kháng cáo, kháng nghị thì phải đợi xét xử theo thủ tục phúc thẩm đối với những nội dung bị kháng cáo, kháng nghị nữa mới có hiệu lực thi hành và thời gian này thì thường diễn ra không nhanh mà phải qua những thủ tục nhất định như xem xét về chứng cứ, tài liệu có liên quan, nghiên cứu và chuyển hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền. Ví dụ như, thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm là 2 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án và sau một tháng kể từ ngày tòa án có quyết định xét xử phúc thẩm thì tòa án mới mở phiên tòa phúc thẩm, còn nếu trong trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là hai tháng42. Tuy bản án phúc thẩm có hiệu lực thi hành ngay nhưng mà nó vẫn có thể bị thay đổi hay xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm hay tái thẩm nữa, nên chúng ta thấy xét xử một vụ án tại Toà án là rất phiền phức và tốn thời gian của các bên. Mà trong kinh doanh thì vấn đề

45 Theo Khoản 2 Điều 30 Luật TTTM 2010.

THựC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI BẰNG TRỌNG TÀI THƯƠNG

MẠI TẠI VIỆT NAM trung tâm trọng tài.

2.3.1.1. Khởi kiện và thời điểm được tính bắt đầu giải quyết tranh chấp.

Một vụ tranh chấp sẽ chính thức được giải quyết bởi trung tâm trọng tài khi một trong các bên tranh chấp có đơn kiện gởi đến trung tâm trọng tài mà họ đã thỏa thuận để nhờ trung tâm trọng tài đó can thiệp để bảo vệ quyền và lợi ích họp pháp của họ trong các tranh chấp phát sinh giữa họ và một bên khác. Đơn kiện sẽ là điều kiện cần thiết là căn cứ để trung tâm trọng tài có thể đưa vụ tranh chấp ra giải quyết, nếu không có đơn kiện của một trong các bên thì trung tâm ữọng tài sẽ không thể nào đưa vụ tranh chấp ra giải quyết được. Như vậy nếu thỏa thuận trọng tài được xem là điều kiện để tranh chấp phát sinh giữa các bên được giải quyết bằng trọng tài thì đơn kiện là căn cứ để trung tâm trọng tài có thể can thiệp và giải quyết tranh chấp giữa các bên. Ví dụ như công ty nông sản X (trụ sở đặt tại TP. cần Thơ) ký kết hợp đồng, vận chuyển nguyên vật liệu từ nông trường K về nhà máy của công ty X, với một doanh nghiệp vận tải Y chuyên kinh doanh dịch vụ vận tải và có thỏa thuận nếu có tranh chấp phát sinh thì sẽ do Trung tâm Trọng tài thương mại cần Thơ giải quyết, nhưng khi phát sinh tranh chấp các bên không có đơn yêu cầu Trung tâm Trọng tài thương mại cần Thơ giải quyết thì lúc này TTTT thương mại cần Thơ cũng không có thẩm quyền giải quyết tranh chấp này. Vì thế, ở đây đơn kiện đóng vai trò là căn cứ để trung tâm trọng tài có thể can thiệp vào để giải quyết những tranh chấp phát sinh giữa các bên khi các bên đã có thỏa thuận trọng tài. Nội dung đơn kiện phải bao gồm các nội dung sau:

“ a) Ngày, tháng, năm làm đom khởi kiện;

b) Tên, địa chỉ của các bên; tên, địa chỉ của người làm chứng, nếu có; c) Tóm tắt nội dung vụ tranh chấp;

d) Cơ sở và chứng cứ khởi kiện, nểu có;

đ) Các yêu cầu cụ thể của nguyên đơn và giá trị vụ tranh chấp;

e) Tên, địa chỉ người được nguyên đơn chọn làm Trọng tài viên hoặc đề nghị chỉ định Trọng tài viên”.45

Cũng như thỏa thuận trọng tài thì đơn kiện cũng phải đảm bảo các nội dung theo yêu cầu của pháp luật nếu thiếu một trong các nội dung trên thì cũng không đảm bảo. Trong trường hợp đơn khởi kiện mà thiếu một trong các nội dung quy định tại Điều 30 Luật TTTM 2010 thì họng tài sẽ không thể giải quyết được tranh chấp phát sinh theo yêu cầu của các bên và sau đó thì các bên phải bổ sung các điều kiện còn thiếu thì

46 Theo Điểm e Khoản 2 Điều 30 Luật TTTM 2010. 47 Theo Khoản 1 Điều 31 Luật TTTM 2010.

THựC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI BẰNG TRỌNG TÀI THƯƠNG

MẠI TẠI VIỆT NAM__________________________________________________________

chỉ của bị đơn thì lúc này trọng tài không thể giải quyết tranh chấp được vì không xác định được bị đơn là ai. Pháp lệnh Trọng tài thương mại 2003 không quy định về trường hợp nguyên đơn có thể yêu cầu chỉ định trọng tài viên cho nên có thể hiểu là trong trường hợp đó thì nguyên đơn phải chọn cho mình một trọng tài viên. Luật Trọng tài thương mại 2010 đã quy định thêm cho nguyên đơn quyền yêu cầu trung tâm trọng tài chỉ định trọng tài viên46. Đây là một quyền rất quan trọng mà Luật Trọng tài thương mại 2010 đã quy định cho nguyên đơn, điều này đảm bảo được quyền lợi cũng như nghĩa vụ cho nguyên đơn được đảm bảo trong trường hcrp họ không thể lựa chọn trọng tài viên cho mình. Một điều rất quan trọng ngoài việc phải chọn cho mình một trọng tài viên thì kèm theo đơn khởi kiện bên nguyên đơn cũng phải gởi kèm theo thỏa thuận trọng tài. Lúc này thỏa thuận trọng tài được xem là căn cứ bổ sung vô cùng quan trọng để trung tâm trọng tài có thể tham gia vào việc giải quyết tranh chấp phát sinh giữa các bên, bởi vì nếu không có thỏa thuận trọng tài thì các bên không thể đưa tranh chấp ra giải quyết bằng con đường trọng tài được, và nếu như các bên đưa tranh chấp của mình ra giải quyết bằng trọng tài thì phán quyết của ữọng tài cũng không có hiệu lực thi hành hoặc có thể bị hủy bởi tòa án. Sau khi trung tâm trọng tài nhận được đơn khởi kiện và các tài liệu cần thiết thì lúc này được tính vào thời điểm khởi kiện và trung tâm

48 Theo Điều 174 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2004. 49 Theo Điều 35 Luạt TTTM 2010.

THựC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI BẰNG TRỌNG TÀI THƯƠNG

MẠI TẠI VIỆT NAM__________________________________________________________

tụng ữọng tài. Vì thế đơn khởi kiện được xem là căn cứ đầu tiên để trung tâm trọng tài can thiệp và giải quyết các tranh chấp phát sinh giữa các bên trong qúa trình thực hiện các hoạt động thương mại.

2.3.1.2. Bản tự bảo vệ và việc gởi bản tự bảo vệ

Sau khi nhận được đơn kiện của nguyên đơn thì trung tâm trọng tài mà các bên lựa chọn để giải quyết tranh chấp phát sinh sẽ tiến hành các thủ tục cần thiết để giải quyết ừanh chấp giữa các bên bằng tố tụng ưọng tài, theo đó thủ tục gởi thông báo cho bị đơn về việc giải quyết tranh chấp tại trung tâm trọng tài và việc bị đơn gởi bản tự bảo vệ là thủ tục khá quan trọng. Đầu tiên là việc thông báo cho bị đơn biết về việc tranh chấp giữa các bên sẽ do trọng tài giải quyết và nguyên đơn đã có đơn kiện yêu cầu trọng tài giải quyết những tranh chấp phát sinh giữa các bên. Sau khi nhận được đơn kiện của nguyên đơn trung tâm trọng tài sẽ gởi cho bị đơn bản sao đơn khởi kiện của nguyên đơn và các tài liệu chứng cứ kèm theo. Kèm theo đó là yêu cầu bị đơn có những trả lời về việc tranh chấp của họ và nguyên đơn có tồn tại thật hay không và trung tâm trọng tài có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đó hay không. Neu như theo thủ tục giải quyết của Tòa án thì sau khi tòa án thụ lý vụ án Tòa án sẽ gởi cho bị đơn thông báo về việc thụ lý vụ án48 49 thì ở đây trung tâm trọng tài sẽ gởi cho bị đơn bản sao đơn kiện của nguyên đơn. Theo quy định của pháp luật trọng tài thì sau khi nhận được thông báo về đơn kiện của nguyên đơn thì bị đơn phải có bản tự bảo về gởi cho trung tâm trọng tài, trong nội dung bản tự bảo vệ của bị đơn sẽ bao gồm các nội dung cơ bản sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

“Ngày thảng năm làm bản tự bảo vệ Tên địa chi của bị đơn

Cơ sở và chứng cứ tự bảo vệ, nếu có;

Tên và địa chỉ của người được bị đơn chọn trọng tài viên hoặc đề nghị chỉ định trọng tài viên.

Trong bản tự bảo vệ mà bị đơn gởi cho Trung tâm trọng tài sẽ chứa đựng những chứng cứ mà bị đơn đưa ra để tự bảo vệ cho mình. Trong trường họp bị đơn cho rằng

50 Theo Khoản 2 Điều 35 Luật TTTM 2010. 51 Theo Khoản 2 Điều 29 Pháp lệnh TTTM 2003. 52 Theo Điều 39 Luật TTTM 2010.

THựC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI BẰNG TRỌNG TÀI THƯƠNG

MẠI TẠI VIỆT NAM__________________________________________________________

tranh chấp phát sinh giữa các bên. Kèm theo bản tự bảo vệ thì bị đơn sẽ chọn cho mình một trọng tài viên để bảo về quyền lợi của mình khi giải quyết các tranh chấp phát sinh giữa các bên, trong trường họp nếu như bị đơn không chọn được trọng tài viên thì có thể yêu cầu Trung tâm trọng tài chỉ định trọng tài viên cho bị đơn. Luật quy định thời hạn để bị đơn gởi bản tự bảo vệ là không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện và các tài liệu kèm theo50. Tuy nhiên các bên có thể thỏa thuận thời gian này có thể dài hơn hoặc ngắn hơn tùy theo tính chất vụ việc và ý chí của các bên, và thỏa thuận của các bên trong trường hợp này sẽ được ưu tiên áp dụng. Mặc dù là bên bị kiện nhưng nếu như xét thấy quyền lợi họp pháp của mình bị xâm phạm thì bị đơn vẫn có quyền kiện lại nguyên đơn để bảo vệ quyền và lợi ích họp pháp của mình và theo Luật Trọng tài thương mại 2010 thì đơn kiện lại phải được nộp cùng lúc với bản tự bảo vệ.

Một phần của tài liệu Thực tiễn giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thương mại tại việt nam (Trang 34)