Khởi kiện và thời điểm được tính bắt đầu giải quyết tranh chấp

Một phần của tài liệu Thực tiễn giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thương mại tại việt nam (Trang 37 - 39)

Một vụ tranh chấp sẽ chính thức được giải quyết bởi trung tâm trọng tài khi một trong các bên tranh chấp có đơn kiện gởi đến trung tâm trọng tài mà họ đã thỏa thuận để nhờ trung tâm trọng tài đó can thiệp để bảo vệ quyền và lợi ích họp pháp của họ trong các tranh chấp phát sinh giữa họ và một bên khác. Đơn kiện sẽ là điều kiện cần thiết là căn cứ để trung tâm trọng tài có thể đưa vụ tranh chấp ra giải quyết, nếu không có đơn kiện của một trong các bên thì trung tâm ữọng tài sẽ không thể nào đưa vụ tranh chấp ra giải quyết được. Như vậy nếu thỏa thuận trọng tài được xem là điều kiện để tranh chấp phát sinh giữa các bên được giải quyết bằng trọng tài thì đơn kiện là căn cứ để trung tâm trọng tài có thể can thiệp và giải quyết tranh chấp giữa các bên. Ví dụ như công ty nông sản X (trụ sở đặt tại TP. cần Thơ) ký kết hợp đồng, vận chuyển nguyên vật liệu từ nông trường K về nhà máy của công ty X, với một doanh nghiệp vận tải Y chuyên kinh doanh dịch vụ vận tải và có thỏa thuận nếu có tranh chấp phát sinh thì sẽ do Trung tâm Trọng tài thương mại cần Thơ giải quyết, nhưng khi phát sinh tranh chấp các bên không có đơn yêu cầu Trung tâm Trọng tài thương mại cần Thơ giải quyết thì lúc này TTTT thương mại cần Thơ cũng không có thẩm quyền giải quyết tranh chấp này. Vì thế, ở đây đơn kiện đóng vai trò là căn cứ để trung tâm trọng tài có thể can thiệp vào để giải quyết những tranh chấp phát sinh giữa các bên khi các bên đã có thỏa thuận trọng tài. Nội dung đơn kiện phải bao gồm các nội dung sau:

“ a) Ngày, tháng, năm làm đom khởi kiện;

b) Tên, địa chỉ của các bên; tên, địa chỉ của người làm chứng, nếu có; c) Tóm tắt nội dung vụ tranh chấp;

d) Cơ sở và chứng cứ khởi kiện, nểu có;

đ) Các yêu cầu cụ thể của nguyên đơn và giá trị vụ tranh chấp;

e) Tên, địa chỉ người được nguyên đơn chọn làm Trọng tài viên hoặc đề nghị chỉ định Trọng tài viên”.45

Cũng như thỏa thuận trọng tài thì đơn kiện cũng phải đảm bảo các nội dung theo yêu cầu của pháp luật nếu thiếu một trong các nội dung trên thì cũng không đảm bảo. Trong trường hợp đơn khởi kiện mà thiếu một trong các nội dung quy định tại Điều 30 Luật TTTM 2010 thì họng tài sẽ không thể giải quyết được tranh chấp phát sinh theo yêu cầu của các bên và sau đó thì các bên phải bổ sung các điều kiện còn thiếu thì

46 Theo Điểm e Khoản 2 Điều 30 Luật TTTM 2010. 47 Theo Khoản 1 Điều 31 Luật TTTM 2010.

THựC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI BẰNG TRỌNG TÀI THƯƠNG

MẠI TẠI VIỆT NAM__________________________________________________________

chỉ của bị đơn thì lúc này trọng tài không thể giải quyết tranh chấp được vì không xác định được bị đơn là ai. Pháp lệnh Trọng tài thương mại 2003 không quy định về trường hợp nguyên đơn có thể yêu cầu chỉ định trọng tài viên cho nên có thể hiểu là trong trường hợp đó thì nguyên đơn phải chọn cho mình một trọng tài viên. Luật Trọng tài thương mại 2010 đã quy định thêm cho nguyên đơn quyền yêu cầu trung tâm trọng tài chỉ định trọng tài viên46. Đây là một quyền rất quan trọng mà Luật Trọng tài thương mại 2010 đã quy định cho nguyên đơn, điều này đảm bảo được quyền lợi cũng như nghĩa vụ cho nguyên đơn được đảm bảo trong trường hcrp họ không thể lựa chọn trọng tài viên cho mình. Một điều rất quan trọng ngoài việc phải chọn cho mình một trọng tài viên thì kèm theo đơn khởi kiện bên nguyên đơn cũng phải gởi kèm theo thỏa thuận trọng tài. Lúc này thỏa thuận trọng tài được xem là căn cứ bổ sung vô cùng quan trọng để trung tâm trọng tài có thể tham gia vào việc giải quyết tranh chấp phát sinh giữa các bên, bởi vì nếu không có thỏa thuận trọng tài thì các bên không thể đưa tranh chấp ra giải quyết bằng con đường trọng tài được, và nếu như các bên đưa tranh chấp của mình ra giải quyết bằng trọng tài thì phán quyết của ữọng tài cũng không có hiệu lực thi hành hoặc có thể bị hủy bởi tòa án. Sau khi trung tâm trọng tài nhận được đơn khởi kiện và các tài liệu cần thiết thì lúc này được tính vào thời điểm khởi kiện và trung tâm

48 Theo Điều 174 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2004. 49 Theo Điều 35 Luạt TTTM 2010.

THựC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI BẰNG TRỌNG TÀI THƯƠNG

MẠI TẠI VIỆT NAM__________________________________________________________

tụng ữọng tài. Vì thế đơn khởi kiện được xem là căn cứ đầu tiên để trung tâm trọng tài can thiệp và giải quyết các tranh chấp phát sinh giữa các bên trong qúa trình thực hiện các hoạt động thương mại.

Một phần của tài liệu Thực tiễn giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thương mại tại việt nam (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w