Trọng tài vụ việc

Một phần của tài liệu Thực tiễn giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thương mại tại việt nam (Trang 53 - 54)

- Nếu như việc giải quyết bằng Hồi đồng trọng tài do Tmng tâm trọng tài thành lập (trọng tài quy chế) thì các phán quyết của Hội đồng trọng tài sẽ được lưu trữ tại Trung tâm trọng tài thì ở đây do trọng tài vụ việc không có một trung tâm ổn định cũng như không có một quy tắc tố tụng nhất định, và cũng không có trụ sở nên việc lưu trữ hồ sơ, phán quyết trọng tài sẽ gặp nhiều khó khăn. Theo quy định của Luật Trọng tài thương mại 2010 thì phán quyết ữọng tài sẽ được các trọng tài viên lưu trữ79. Trong trường họp các bên có yêu cầu thì phán quyết của trọng tài vụ việc sẽ được đăng ký tại Tòa án cấp Tỉnh nơi Hội đồng trọng tài đã ra phán quyết trước khi yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền tổ chức thi hành phán quyết trọng tài đó80. Nội dung đăng ký phán quyết trọng tài bao gồm:

Thời gian và địa điểm thực hiện việc đăng ký; -Tên tòa án tiến hành việc đăng kỷ;

- Tên, địa chỉ của bên yêu cầu thực hiện việc đăng kỷ;

82 Khoản 1, 2 Diều 62 Luật TTTM 2010. 83 Theo Điều 66 Luật TTTM 2010 . 84 Theo Điều 65 Luật TTTM 2010.

THựC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI BẰNG TRỌNG TÀI THƯƠNG

MẠI TẠI VIỆT NAM__________________________________________________________

hành phán quyết trọng tài sau này. Thời hạn để các bên tiến hành việc đăng ký là 1 năm kể từ khi ban hành phán quyết trọng tài đó, nếu sau thời hạn đó mà các bên không đi đãng ký thì các bên sẽ không được đãng ký nữa. Việc đãng ký hay không đăng ký phán quyết trọng tài sẽ không làm ảnh hưởng đến nội dung và giá trị pháp lý của phán quyết82. Nhưng nếu các bên không đãng ký phán quyết thì các vấn đề phát sinh sau đó như là yêu cầu thi hành phán quyết họng tài sẽ không được giải quyết83. Như vậy việc các bên đăng ký phán quyết trọng tài sẽ đảm bảo cho quyền lợi của các bên phát sinh sau đó và cũng làm phát sinh nghĩa vụ của Tòa án đối với yêu cầu của các bên. Điều này sẽ tạo cho các bên sự tự do thỏa thuận cũng như quyền tự do trong việc giải quyết tranh chấp của mình. Đây là điểm mới của Luật so với Pháp lệnh bởi vì theo Pháp lệnh Trọng tài thương mại 2003 thì sau khi Hội đồng trọng tài ra phán quyết thì trong thời hạn 15 ngày Hội đồng trọng tài sẽ phải gởi quyết định đó ra tới Tòa án cấp tỉnh để lưu trữ, còn theo luật thì không cần thiết vì phán quyết và hồ sơ trọng tài sẽ do các bên và trọng tài viên lưu trữ.

Một phần của tài liệu Thực tiễn giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thương mại tại việt nam (Trang 53 - 54)