Trong lĩnh vực thương mại dịch vụ

Một phần của tài liệu HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (Trang 25 - 29)

Tiếp cận theo chiều ngang

Những điều khoản có liên quan đến thương mại dịch vụ được đàm phán ở nhiều chương khác nhau trong hiệp định, và các chương này cũng có mức độ giao thoa nhất định. Một số vấn đề chung đã được các thành viên đàm phán thống nhất riêng cho lĩnh vực này (vốn được xem là nhạy cảm đối với các quốc gia đang phát triển).

Nguyên tắc đàm phán

WTO. Các gói cam kết về dịch vụ sẽ bao gồm tất cả các ngành dịch vụ. Nhằm đảm bảo một kết quả đạt tiêu chuẩn cao mà các quốc gia thành viên hướng tới, các thành viên TPP đang đàm phán theo nguyên tắc “chọn bỏ” với giả định hiệp định sẽ bao trùm lên một phạm vi toàn diện nhưng vẫn cho phép các nước đàm phán các ngoại lệ cụ thể trong cam kết ở các ngành dịch vụ cụ thể, hay nói khác đi, thay vì chỉ cam kết tự do hóa theo danh mục các ngành mà mỗi quốc gia lựa chọn thì đối với đàm phán theo hiệp định này, mỗi quốc gia phải tự doa hóa tất cả các ngành, ngoại trừ các ngành được đưa vào danh mục ngoại lệ. Điều này cũng hàm ý rằng những dịch vụ được phát triển sau đàm phán sẽ mặc nhiên là đối tượng tự do hóa trừ khi các quốc gia đàm phán để đưa vào danh mục ngoại lệ.

Chính sách cạnh tranh

Luật cạnh tranh của một quốc gia được xây dựng nhằm bảo vệ người tiêu dùng thông qua việc đảm bảo một công ty nào đó không thống lĩnh thị trường của một ngành cụ thể trong nền kinh tế, từ đó, dẫn đến ngăn cản gia nhập thị trường và bóp nghẹt cạnh tranh. Chính sách cạnh tranh có tác động mạnh đến thị trường dịch vụ, do khả năng dễ hình thành độc quyền tự nhiên trong nhiều ngành dịch vụ và sự bất bình đẳng trong cạnh tranh với các doanh nghiệp nhà nước. Các quốc gia đàm phán TPP đã thảo luận một chương về chính sách cạnh tranh nhằm “thúc đẩy một môi trường kinh doanh cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng và sân chơi bình đẳng cho các công ty thuộc TPP”. Nội dung của chương này sẽ bao gồm việc ra đời và duy trì luật cạnh tranh và cơ quan quản lý cạnh tranh; thủ tục phù hợp trong thực thi luật cạnh tranh; tính minh bạch, bảo vệ người tiêu dùng, quyền hành động riêng tư và hợp tác kỹ thuật.

Tiếp cận theo chiều dọc (theo ngành)

Dịch vụ tài chính

Dịch vụ tài chính là mối quan tâm lớn trong đàm phán TPP, do vậy, nó được tách riêng thành một chủ đề đàm phán và được đảm nhiệm bởi một

nhóm riêng biệt, với kỳ vọng đưa TPP trở thành Hiệp định tự do hóa của thế kỷ 21 với những cam kết sâu rộng về tiếp cận thị trường trên các lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm vầ chứng khoán… Dịch vụ này được Mỹ quan tâm đặc biệt và là khởi nguồn cho việc tham gia của Mỹ vào đàm phán TPP.

Theo Bộ tài chính Việt Nam, so với Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS) của WTO, đàm phán dịch vụ tài chính trong TPP có một số điểm khác biệt lớn như sau:

Đàm phán kết hợp mở cửa thị trường dịch vụ với bảo hộ đầu tư. Điều này đặt ra vấn đề về mở rộng đối tượng và phạm vi cam kết trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, đồng thời bổ sung thêm các nghĩa vụ liên quan đến bảo hộ đầu tư như cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và nhà nước, nguyên tắc đối xử tối thiểu… Các vấn đề này đến nay vẫn còn được thảo luận và chưa có kết luận thống nhất. So với các cam kết trong WTO, đây là những vấn đề mới nên đòi hỏi phải có sự nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi đưa ra quan điểm đàm phán. Những nghĩa vụ này tạo ra cơ hội cho nhà đầu tư nước ngoài thì cũng đồng thời tạo ra thách thức cho các nhà cung cấp dịch vụ tài chính trong nước.

Phương thức tiếp cận “chọn bỏ” trong đàm phán TPP thường chỉ áp dụng đối với các nước phát triển đã có mức độ mở cửa thị trường cao và có hệ thống pháp luật trong nước ổn định. Phương thức này sẽ là thách thức với các nước thuộc nhóm nước thứ 2 có nền tài chính đang phát triển, còn khoảng cách khá xa so với nhóm 1.

Kết thúc Vòng đàm phán thứ 17, các bên đã đạt được sự thống nhất 16/21 điều khoản trong dự thảo lời văn của Chương Dịch vụ tài chính liên quan đến các nguyên tắc về chính sách quản lý, tự do hóa và mở cửa thị trường. Một số nghĩa vụ cam kết chính bao không phân biệt đối xử giữa nhà cung cấp dịch vụ tài chính trong nước và nước ngoài, cho phép các tổ chức tài chính nước ngoài cung cấp dịch vụ tài chính qua biên giới trên một số lĩnh vực, sản phẩm tài chính, bảo hộ nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực tài

chính, nghĩa vụ về minh bạch hóa…

Có sự khác biệt về quan điểm trong đàm phán dịch vụ này giữa hai nhóm nước: nhóm nước thứ nhất bao gồm các nước có trình độ phát triển cao về tài chính như Mỹ, Canada, Úc, New Zealand, Singapore; nhóm thứ hai bao gồm những nước mà nền tài chính còn đang phát triển như Mexico, Brunei, Malaysia, Việt Nam, Peru, Chile. Sự khác biệt này dẫn đến đàm phán dịch vụ TPP vẫn còn một số vấn đề nhạy cảm chưa được thống nhất như: đưa mua sắm chính phủ và trợ cấp chính phủ vào Chương Dịch vụ tài chính; cơ chế một chiều ràng buộc các nước thành viên khi tiến hành sửa đổi các biện pháp bảo lưu thì việc sửa đổi và mức độ sửa đổi sẽ tự động trở thành nghĩa vụ ràng buộc mức độ tự do hóa thị trường của nước thành viên đó; nghĩa vụ cấp phép dịch vụ tài chính mới cho bất kỳ nước thành viên TPP nào không gắn với việc sửa đổi luật trong nước; cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và nhà nước.

Ngoài các nghĩa vụ cam kết chung, các nước còn đặt ra các yêu cầu cam kết cụ thể về mở cửa thị trường và bảo hộ đầu tư đối với một số loại hình dịch vụ tài chính mới mà chưa có trên thị trường tài chính Việt Nam như mô hình bảo hiểm do các công ty bưu điện cung cấp, bảo hiểm hợp tác xã, dịch vụ quản lý danh mục đầu tư qua biên giới… Một số nghĩa vụ này đặt ra mức độ mở cao hơn so với WTO.

Dịch vụ viễn thông

Cho đến cuối tháng 7/2013, trong khi các cuộc đàm phán về việc tiếp cận thị trường, sở hữu trí tuệ, môi trường, lao động và thương mại điện tử vẫn đang bế tắc, thì viễn thông là một trong năm nội dung đã kết thúc đàm phán (gồm tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại, hợp nhất các tiêu chuẩn viễn thông, phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ).

Dịch vụ phân phối

Dịch vụ phân phối là một trong ba lĩnh vực ưu tiên về dịch vụ trong đàm phán của Mỹ. Mỹ đã đưa ra đề xuất xây dựng một quy trình hải quan

nhằm kiểm tra các hàng gửi thông qua các dịch vụ chuyển phát nhanh để đảm bảo thông quan nhanh chóng. Một yêu cầu khác của Mỹ là tăng mức tối thiểu cho phép các hàng hóa gửi có giá trị nhỏ hơn 200 USD được miễn thuế và thủ tục hải quan.

Dịch vụ bảo hiểm

Đối với bảo hiểm, phạm vị của hiệp định bao gồm thương mại xuyên biên giới trong lĩnh vực bảo hiểm hàng hải, hàng không và quá cảnh, tái bảo hiểm, các dịch vụ liên quan đến bảo hiểm như tư vấn, đánh giá rủi ro, USTR đang tìm cách bảo đảm cho các công ty của Mỹ có thể cạnh tranh hiệu quả với các công ty bảo hiểm nhà nước và các bưu điện, có nghĩa là không cho phép các đơn vị này có được các khoản ưu đãi của chính phủ.

Một phần của tài liệu HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w