Nam để không bỏ lỡ cơ hội to lớn này cần phải thật khẩn trương và có những quyết định mang tính chất quyết đoán phù hợp với lợi ích của các cộng đồng trong nước.
Việc tuân thủ các quy định, yêu cầu về thể chế và thị trường khi tham gia Hiệp định TPP sẽ giúp cho các doanh nghiệp nội địa có một sân chơi bình đăng giữa khối doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp tư nhân. Đưa doanh nghiệp tư nhân và quốc doanh ra thị trường quốc tế, cho cơ hội học hỏi kinh nghiệm để tự hoàn thành bản thân và lựa chọn doanh nghiệp nào có khả năng tồn tại. Việc cải cách, tái cơ cấu những vấn đề trong doanh nghiệp nhà nước sẽ chạm đến quyền lợi của nhiều cá nhân, tập thể. Trước tiên điều này chắc chắn sẽ gây nên sự xáo động, tuy nhiêu về dài hạn những biện pháp công bằng về kinh tế này sẽ định hướng Việt Nam tới một mô hình hành chính hiện đại, minh bạch, tăng sức khỏe cho nền kinh tế.
Đứng trên góc độ quan sát của các nước cùng tham gia đàm phán TPP, có thể thấy họ có cơ chế kinh tế thuận lợi và mang tính bổ sung cho Việt Nam nhiều hơn là gây khó khăn. Vì vậy, nỗ lực cải cách để đón đầu luồng gió mới sẽ thuận lợi hơn nhiều là thụ động cản trở nó.
2.3 NHỮNG THÁCH THỨC ĐỐI VỚI VIỆT NAM KHI THAM GIATPP TPP
Hiệp định TPP có thể mang lại cơ hội to lớn cho sự phát triển của Việt Nam nhưng tất nhiên nó cũng sẽ có những mặt khó khăn nhất định. Cơ hội thuận lợi khi gia nhập TPP không đúng với mọi ngành, mọi doanh nghiệp. Việt Nam cần phải mở cửa mạnh hơn nữa và do vậy, cạnh tranh sẽ gay gắt hơn. Những ngành vốn được bảo hộ nhiều và những doanh nghiệp kém cạnh tranh sẽ phải giảm sản xuất và tìm hướng thay đổi để phát triển hoặc chấp nhận thu nhỏ hay phá sản. Các cơ hội, lợi ích không bao giờ tự đến, ngay cả đối với những ngành có thế mạnh, Việt Nam cũng có thể vấp phải những khó
khăn, rào chắn làm cản đường.