Sức ép kiện toàn khuôn khổ, cải cách luật pháp và công nhận nền kinh tế thị trường

Một phần của tài liệu HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (Trang 63 - 65)

kinh tế thị trường

Việc cam kết và thực hiện các cam kết sâu và rộng trong khuôn khổ TPP sẽ đòi hỏi Việt Nam trong việc phải nhanh chóng kiện toàn hệ thống luật pháp; các chỉ tiêu về chất lượng sản phẩm, môi trường, xã hội… theo thông lệ quốc tế. Trong khi đó, hệ thống luật pháp của Việt Nam hiện nay kém phát triển hơn những đối tác khác trong TPP. Luật pháp của Việt Nam yếu từ khâu soạn thảo đến ban hành, thực thi. Hiện tại Việt Nam vẫn tồn tại tình trạng phải

sử dụng nhiều văn bản dưới luật để triển khai một luật. Các bộ chỉ tiêu đánh giá chất lượng sản phẩm, mức độ phát triển của các ngành và cả nền kinh tế nói chung còn khác biệt lớn so với thông lệ quốc tế cả về chất lượng lẫn phương thức tính toán. Chẳng hạn, chỉ tiêu giảm nghèo là tính theo chuẩn riêng của Việt Nam.

Để thực thi cam kết trong Hiệp định TPP, Việt Nam sẽ phải điều chỉnh, sửa đổi nhiều quy định pháp luật cũng như các chỉ tiêu chất lượng về thương mại, đầu tư, đấu thầu, sở hữu trí tuệ… Trong bối cảnh Việt Nam hiện nay, việc đưa hệ thống quy định pháp luật và các chỉ tiêu chất lượng, chỉ tiêu kinh tế-xã hội lên một mức tương xứng với các bên khác trong TPP là vô cùng khó khăn.

Ngoài ra Việt Nam phải thực hiện các bước đi để các thành viên còn lại trong TPP thừa nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường. Hiện có 8 nước trong TPP đã công nhận. Ba nước còn lại là Hoa Kỳ, Canada và Mexico. Đây đồng thời lại là những đối tác thương mại rất quan trọng của Việt Nam, nhất là Hoa Kỳ, thị trường lớn nhất thế giới, đồng thời cũng là thị trường xuất khẩu chủ chốt của Việt Nam. Việc Hoa Kỳ chưa công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường là một thách thức lớn. Vì để được Hoa Kỳ công nhận là nước có nền kinh tế thị trường, những tiêu chí mà Hoa Kỳ đưa ra rất khắt khe. Đó là khả năng chuyển đổi của đồng tiền Việt Nam; các quyền lao động được quốc tế chấp nhận như tự do thảo thuận mức lương; đầu tư nước ngoài; sở hữu và sự kiểm soát của nhà nước đối với các tư liệu sản xuất; kiểm soát của nhà nước với sự phân bố các nguồn lực và các nhân tố khác. Trong quan hệ kinh tế thương mại với Hoa Kỳ, giả định rằng nếu Việt Nam là thành viên của TPP nhưng chưa được Hoa Kỳ công nhận là nền kinh tế thị trường, TPP cũng không giúp gì cho Việt Nam loại bỏ các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp mà Hoa Kỳ đang áp dụng. Nguy cơ Hoa kỳ điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp trong tương lai vẫn sẽ xảy ra. Hoa Kỳ sẽ tiếp tục áp dụng phương pháp cho nền kinh tế phi thị trường đối với Việt Nam trong các vụ

kiện chống bán phá giá cho tới khi Việt Nam đạt được các tiêu chuẩn kinh tế thị trường theo cách tiếp cận của Hoa Kỳ. Cho đến nay, một số sản phẩm của Việt Nam đã bị Hoa Kỳ áp dụng biện pháp chống bán phá giá như cá tra, cá basa và trước đây là tôm. Hoa Kỳ là một thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam nên đương nhiên cố gắng để được Hoa Kỳ công nhận là nên kinh tế thị trường là điều vô cùng cần thiết. Được công nhận là nên kinh tế thị trường sẽ giúp Việt Nam giảm bớt sức ép của các vụ kiện tương tự từ Hoa Kỳ. Điều này gây phương hại rất lớn cho hàng hoá Việt Nam xuất khẩu vào thị trường lớn nhất thế giới.

Một phần của tài liệu HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w