Từ hợp tác khu vực tới vai trò lãnh đạo kinh tế toàn cầu

Một phần của tài liệu HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (Trang 41 - 42)

Một thế kỉ kinh tế mới với vai trò chủ đạo của khu vực châu Á-Thái Bình Dương đã bắt đầu.

Đông Á, Đông Nam Á với gần một phần ba dân số thế giới đang trỗi dậy giành lấy thị trường sản xuất hàng hóa toàn cầu. Mặc dù trong những năm gần đây tốc độ phát triển có xu hướng chậm lại nhưng việc đóng góp vai trò kinh tế mạnh mẽ, tất yếu của khu vực là điều chắc chắn trong tương lai gần.

Bắc Mỹ, Châu Đại Dương với một phần không cao trong dân số toàn cầu nhưng lại chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế thế giới với các thế mạnh về trình độ cao về khoa học kĩ thuật, công nghệ tiên tiến, hệ thống luật pháp chặt chẽ kết hợp với các nước xung quanh khu vực Thái Bình Dương có lợi thế lực lượng lao động giả rẻ cơ chế chính sách đang trong quá trình mở cửa học hỏi.

Sự kết hợp đó, cho dù tại thời điểm năm 2015 còn thiếu đi nền kinh tế lớn nhất thế giới hiện nay là Trung Quốc nhưng vẫn là một viễn cảnh vai trò to lớn trong sự phát triển của nền kinh tế thế giới.

Khu vực châu Á-Thái Bình Dương đã sẵn sàng để đứng lên lãnh đạo nền kinh tế toàn cầu hay chưa. Điều này rất có thể xảy ra nhưng sẽ cần sự nỗ lực của tất cả các nước thành viên. Mặc dù với sự tham gia của một số nền kinh tế hàng đầu thế giới như Hoa Kỳ, Nhật Bản nhưng để có thể xây dựng

nên được một khu vực kinh tế ổn định và là điểm tựa vững chắc cho nền kinh tế toàn cầu, còn một chặng đường rất dài nữa cần phải đi trên con đường hội nhập.

Một phần của tài liệu HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w