Cơ hội tiếp cận sâu, rộng hơn các thị trường lớn, thúc đẩy và thay đổi các mặt hàng xuất

Một phần của tài liệu HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (Trang 46 - 52)

đổi các mặt hàng xuất khẩu.

Trên tiêu chí mở cửa, tích cực và chủ động, Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) hứa hẹn sẽ mở ra không gian phát triển mới cho nền kinh tế Việt Nam khi tạo điều kiện cho chúng ta tiếp cận sâu rộng hơn thị trường của các nước thành viên đặc biệt là các nền kinh tế lớn trên thế giới như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Australia. Nếu như hiệp định WTO mang tính chất đàm phán một chiều, Việt Nam phải mở cửa cho các nước thành viên WTO và không có quyền lợi đòi hỏi thỏa hiệp thì Hiệp định TPP là một hiệp định hai chiều, có sự qua lại giữa các nước tham gia đàm phán. Đây là cơ hội để Việt Nam nắm bắt lấy một thị trường lớn với hơn 800 triệu dân.

Theo bảng 3, Việt Nam là nước có tỷ trọng dự đoán gia tăng về xuất khẩu lên đến 25,8%, mức tăng lớn nhất trong số các nước tham gia đàm phán do nhiều nước tham gia TPP là thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam. Trong số đó bao gồm 2 trong số 3 thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam là Mỹ và Nhật Bản. Kí kết TPP sẽ mở ra cơ hội gia tăng xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ, Nhật Bản cũng như các thành viên khác của TPP nhờ những cam kết mở cửa thị trường mạnh hơn, cao hơn so với những cam kết hiện có trong khu vực. Riêng với Mỹ, thông qua Hiệp định TPP, Việt Nam sẽ có cơ hội gia tăng xuất khẩu vào thị trường này những sản phẩm vốn có thế mạnh (dệt may, thủy sản, giày dép, sản phẩm gỗ...).

chiếm hơn 40% tổng giá trị xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa từ các thành viên TPP chiếm hơn 26% tổng kim ngạch nhập khẩu cả năm. Trong quan hệ buôn bán với các nước TPP, Việt Nam ở thế xuất siêu khá lớn. Nếu không tính Brunei, Việt Nam xuất siêu tổng cộng gần 20 tỉ USD vào thị trường các nước TPP. Trong các nước TPP, Việt Nam xuất siêu lớn nhất các nước Hoa Kỳ, Nhật Bản, Australia, Canada và Mexico…; nhập siêu lớn nhất với các nước Singapore, Malaysia…

Trong số 11 đối tác đang đàm phán với Việt Nam, hiện có 7 đối tác có quan hệ thương mại tự do với nước ta, 4 đối tác còn lại là Hoa Kỳ, Canada, Mexico, Peru chưa thiết lập quan hệ thương mại tự do nên cơ hội chủ yếu của Việt Nam sẽ mở rộng ở 4 thị trường này. Lợi ích trong TPP của Việt Nam chủ yếu nằm ở khả năng hàng hóa dịch vụ của chúng ta sẽ thuận lợi hơn khi tiếp cận thị trường các nước đối tác thông qua việc đối tác cắt giảm thuế quan, bãi bỏ các điều kiện đối với đầu tư dịch vụ. Cụ thể, hàng hóa dịch vụ xuất khẩu Việt Nam sẽ được hưởng mức thuế suất ưu đãi 0-5% ở các thị trường đối tác, đặc biệt là thị trường Hoa Kỳ.

Bảng 5: Kim ngạch thương mại Việt Nam với một số nước chủ đạo trong TPP năm 2014

STT Tên nước

Việt Nam xuất khẩu Việt Nam nhập khẩu Giá trị (Tỉ USD) Tăng trưởng (%) Giá trị (Tỉ USD) Tăng trưởng (%) 1 Hoa Kỳ 28,655 23,17 6,284 12,01 2 Nhật Bản 14 9,9 11,8 0,02 3 Canada 2,08 35 0,3865 -5 4 Singapore 3,1 -0,2 12,75 20,1 5 Mexico 1,68 13 0,142 35 6 Australia 4 13,7 2,06 29,7 7 Maylaysia 3,9 -20,1 4,2 2,9 8 Chile 0, 5223 13,68 0,3682 15,1 9 Peru 0,228 80 0,129 200 10 Newzealand 0,321 12,84 0,4787 5,9 Tổng 58,4863 38,5384

Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam, Tổng cục hải quan Austraia, Bộ kinh tế Chile, Tổng cục Hải quan Nhật Bản.

Việt Nam với định hướng là một nền kinh tế xuất khẩu, tham gia TPP sẽ mang lại những cơ hội to lớn:

- TPP có thể giúp ngành dệt may Việt Nam tiếp cận thị trường Hoa Kỳ với mức thuế suất 0%. Ngành dệt may vào Hoa Kỳ chiếm khoảng ½ tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam, hiện thuế suất trung bình là 17,3%, cao nhất là 32%. Như vậy xuất khẩu có thể tăng mạnh khi thuế suất giảm xuống 0% và mức kim ngạch sang thị trường này sẽ không dừng lại ở mức 6,5 tỷ USD như tháng 8 năm 2014, tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu của hàng dệt may Việt Nam và Hoa Kỳ đang khoảng 7%/năm sẽ tăng lên mức 15%/năm.

- Kim ngạch ngành da giày sẽ có cơ hội gia tăng nhanh chóng khi TPP đạt mức thuế suất là 0% thay vì trên 12% như hiện nay.

- TPP tạo ra một số thuận lợi đối với xuất khẩu thủy sản Việt Nam khi thuế suất được giảm xuống, đặc biệt là thị trường Nhật Bản với thuế suất giảm từ 6,4-7,2% hiện nay về 0%. Ngoài ra thuế suất nguyên liệu để chế biến giảm bằng 0% cũng là một lợi thế với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản.

- Gia nhập TPP, gạo Việt Nam xuất khẩu vào các thị trường có thuế suất sẽ giảm từ 17-20% xuống còn 0% nên khả năng cạnh tranh với gạo Thái Lan và Ấn Độ được gia tăng đáng kể. Nhu cầu nhập khẩu gạo trong nội bộ TPP vẫn còn khá lớn nên có nhiều cơ hội phát triển.

Lợi ích mà TPP đem lại cho mỗi quốc gia là khác nhau, về cơ bản khi tham gia TPP Việt Nam sẽ là một trong những nước có lợi ích to lớn nhất vì mục tiêu chính của TPP là giảm thuế và những rào cản cho dịch vụ. Việt Nam là một trong những nước định hướng xuất khẩu với nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ đạo như quần áo, giày dép, gạo, thủy sản… sẽ có rất nhiều thuận lợi nếu áp dụng mức thuế suất của TPP trên các thị trường lớn như Hoa Kỳ, Nhật bản, tăng lợi thế cạnh tranh so với hàng hóa ngoài khối, tăng khả năng mở rộng sang các thị trường tiềm năng. Dự báo tình trạng suất siêu của Việt Nam sẽ tiếp tục tốt hơn nữa với hiện trạng TPP. Không chỉ vậy TPP còn là một chương mới hết sức sáng sủa với cơ hội tăng cường sâu hơn vào chuỗi giá trị

toàn cầu và khu vực cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Để đánh giá toàn diện sự thay đổi về xuất nhập khẩu của Việt Nam khi gia nhập TPP hãy xem các số liệu trong bảng 6 sự thay đổi giá trị trong từng mặt hàng xuất khẩu chủ đạo của Việt Nam lấy mốc là năm 2007 và tính đến năm 2025 theo dự đoán so sánh sự ảnh hưởng của các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam sẽ tham gia là RCEP - Hiệp định thương mại tự do (FTA) bao gồm 10 nước thành viên ASEAN và 6 quốc gia mà ASEAN đã ký hiệp định thương mại tự do (Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand), TPP và nếu như FTAAP của khu vực APEC được hình thành.

Nghiên cứu của giáo sư Peter A.Petri đã chỉ ra rằng xu hướng chuyển dịch từ xuất khẩu các mặt hàng thô, khoáng sản sang xuất khẩu các mặt hàng dệt may, giày dép, máy móc lắp ráp, các sản phẩm chế tạo nếu Việt Nam gia nhập TPP sẽ cao và mạnh mẽ hơn nhiều so với việc gia nhập RCEP. Nguyên nhân chủ yếu của xu hướng này có lẽ là do TPP hiện tại không có sự có mặt của Trung Quốc – một trong những thị trường thu hút nguồn xuất khẩu nguyên liệu thô, khoáng sản thô hàng đầu của Việt Nam.

Bảng 6. Dự kiến tác động của TPP đến mặt hàng xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2007-2025.

STT Mặt hàng Xuất khẩu* Nhập khẩu*

TPP RCEP TPP+RCEP FTAAP TPP RCEP TPP+RCEP FTAAP

1 Sản phẩm thô -15,6 3,1 -11,2 -16,0 33,7 6,3 38,8 45,5 2 Gạo -11,1 0,9 -9,3 -8,5 16,4 14,1 30,0 42,6 3 Lúa mỳ -11,5 2,6 -12,1 -14,0 4 Nông sản khác -24,5 5,6 -17,4 -21,5 38,1 7,6 44,4 52,1 5 Khoáng sản -12,2 2,3 -8,6 -14,7 22,0 0,8 21,1 23,9 6 Sản phẩm chế tạo 45,3 11,3 51,2 68,9 31,8 9,7 36,8 49,1 7 Thực phẩm, đồ uống -20,4 -3,4 -20,3 -26,7 24,7 7,0 29,2 38,6 8 Dệt 72,4 13,8 77,8 116,0 63,1 15,7 69,2 97,5 9 May mặc, giày dép 62,2 14,1 68,3 94,2 116,2 29,8 137,7 212,4 10 Hóa chất -2,5 11,9 8,8 23,0 25,0 7,5 28,7 37,1 11 Kim khí -5,8 0,7 -3,4 -11,8 21,3 8,1 26,1 31,5

STT Mặt hàng TPP RCEPXuất khẩu*TPP+RCEP FTAAP TPP RCEP Nhập khẩu*TPP+RCEP FTAAP

12 Thiết bị điện 16,9 11,9 27,0 19,8 16,4 7,4 21,1 23,7

13 Máy móc 12,9 11,2 22,3 20,5 13,9 4,4 16,4 19,0

14 Phương tiện vận tải 3,5 13,1 15,0 15,9 21,4 11,0 27,2 32,9

15 Sản phẩm chế tạo khác 14,4 1,1 16,3 6,9 47,7 15,4 58,4 81,2

16 Dịch vụ -15,3 -2,3 -13,3 -17,5 83,7 15,0 96,3 139,9

17 Dịch vụ tiêu dùng -31,6 -12,7 -36,0 -50,8 48,3 10,0 56,5 75,9

18 Xây dựng -4,9 12,9 7,4 29,9 72,3 1,0 68,6 97,5

19 Thương mại, vận tải, viễn thông

-15,5 0,2 -12,6 -16,7 91,6 16,5 106,2 159,4

20 Dịch vụ kinh doanh -17,4 -6,9 -18,2 -28,6 103,4 18,5 119,6 171,7

21 Dịch vụ công -23,8 -7,5 -26,0 -33,4 34,8 7,6 40,2 50,8

Tổng 37,3 10,1 42,9 57,6 36,1 10,0 41,7 56,3

Ghi chú: *Tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn 2007-2025. Nguồn: Peter A.Petri – Trung tâm nghiên cứu Đông-Tây, 2011.

Một phần của tài liệu HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (Trang 46 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w