Tham gia TPP cần dựa trên sự tham vấn của doanh nghiệp và toàn xã hội

Một phần của tài liệu HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (Trang 71 - 84)

xã hội

Việc tham vấn rộng rãi các doanh nghiệp, các nhà nghiên cứu các tổ chức xã hội, các đối tượng liên quan là rất quan trọng. Một mặt giúp các doanh nghiệp và các đối tượng có được thông tin, dự báo cần thiết về tiến trình tham gia TPP. Mặt khác giúp các cơ quan quản lý nhà nước hiểu rõ thực tế trong lĩnh vực cụ thể của đời sống kinh tế - xã hội để có thể đưa ra các quyết định đúng đắn khi đàm phán và cam kết TPP.

Cũng như bất kỳ một hiệp định thương mại nào, TPP chắc chắn sẽ tạo ra các nhóm lợi ích khác nhau. Doanh nghiệp không phải lúc nào cũng có thể dự báo, đánh giá chính xác những tác động của các chính sách đến hoạt động của doanh nghiệp. Các nhóm lợi ích khác nhau tạo ra những luồn thông tin khác nhau, có khi là trái chiều nhau cho doanh nghiệp. Do đó, cần có sự tham gia của các cơ quan nghiên cứu, phân tích, đánh giá tác động đưa ra thông tin. Các cơ quan quản lý cần tham vấn ý kiến của doanh nghiệp và giải trình các ý kiến để đảm bảo tính hai chiều của thông tin, tạo sự tin cậy và đưa ra được các chính sách cân bằng lợi ích các nhóm, đem lại lợi ích cho xã hội.

3.2 CÁC GIẢI PHÁP CHO VIỆT NAM NHẰM TẬN DỤNG CƠ HỘI KHI THAM GIA TPP

3.2.1. Giành thế chủ động trong đàm phán TPP

Đầu tiên cần xác định những điểm khác biệt của TPP với các hiệp định thương mại khác như:

- Các đối tác tham gia vào TPP có trình độ phát triển khác nhau và thế mạnh kinh tế khác nhau, do đó cần cân nhắc lựa chọn phương án đàm phán cho thích hợp.

- Trong TPP có những nước có trình độ phát triển tương đương như Việt Nam và các nước có trình độ phát triển ở nhóm trên. Vì thế Việt Nam cần tranh thủ tiếng nói chung của các nước này trong đàm phán với các nước lớn.

- Số lượng các bên tham gia đàm phán TPP có thể thay đổi trong tương lai với sự tham gia của nhiều nước khác có lợi ích liên quan. Vì thế cần phải tiến hành lại mỗi tính toán mỗi khi TPP có thêm thành viên mới để đảm bảo lợi ích cho đất nước.

TPP là một hiệp định tiêu chuẩn cao, có thể đem lại nhiều lợi ích nếu ta có phản ứng phù hợp. Đoàn đàm phán Việt Nam cần phải tham gia với cách tiếp cận làm sao vừa xây dựng, cầu thị vừa linh hoạt nhưng phải đảm bảo được các lợi ích cốt lõi của Việt Nam và đảm bảo các vấn đề mang tính nguyên tắc và thể chế. Là nước kém phát triển nhất trong số các đối tác tham

gia TPP nên tiếng nói đơn lẻ của Việt Nam sẽ rất yếu thế trên bàn đàm phán đa phương, vì vậy Việt Nam cần có chiến thuật hợp lý trong đàm phán, kết hợp với những nước có cùng vị thế và điều kiện đàm phán để đưa ra các yêu cầu phù hợp với lợi ích quốc ggia và có thể chấp nhận được từ phía đối tác

3.2.2 Tận dụng cơ hội về cắt giảm thuế để mở rộng xuất khẩu

Thứ nhất là gói các giải pháp về vốn. Một trong những điểm yếu lớn nhất mà doanh nghiệp Việt Nam cần khắc phục khi tham gia TPP chính là vấn đề về vốn. Phần lớn Doanh nghiệp Việt Nam trong các ngành chịu tác động nhiều từ TPP, như thủy sản, dệt may, da giày và lĩnh vực nông nghiệp, đều hạn chế về vốn. Để tận dụng được cơ hội xuất khẩu thì nhất thiết nhà nước phải có các biện pháp khắc phục hỗ trợ về vốn cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Biện pháp khắc phục hỗ trợ vốn bao gồm nhiều khâu nhiều phần từ xây dựng cơ sở hệ thống thông tin nguồn vốn, chỉ đạo ngân hàng nhà nước cho vay và có chế độ chính sách tín dụng phù hợp, xây dựng các kênh đối thoại kết nối nhà đầu tư.

Thứ hai là đổi mới mô hình tăng trưởng xuất khẩu. Để nâng cao chất lượng tăng trưởng xuất khẩu, cần phải nhanh chóng thay đổi mô hình tăng trưởng xuất khẩu. Bởi, trong những năm qua, tăng trưởng xuất khẩu của VN chủ yếu dựa vào lợi thế so sánh sẵn có về tài nguyên và lao động rẻ. Hiện tại và trong vài năm tới lợi thế nói trên vẫn phát huy tác dụng. Song, dễ dàng nhận thấy rằng: Nguồn lực tự nhiên ngày càng cạn kiệt. Những hạn chế mang tính cơ cấu về lợi thế tự nhiên như khả năng khai thác, đánh bắt, nuôi trồng sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng xuất khẩu trong dài hạn; và lợi thế lao động rẻ cũng ngày càng giảm dần, bởi chênh lệch tiền lương lao động nước ta với các nước giảm dần và nhu cầu trên thị trường thế giới về những hàng hóa có hàm lượng khoa học, công nghệ cao ngày càng lớn. Do đó, dựa vào mô hình tăng trưởng theo chiều rộng trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh sẵn có xuất khẩu Việt Nam khó có thể duy trì được tốc độ tăng trưởng cao. Hơn nữa, cạnh tranh quốc tế trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu hiện nay còn đang diễn

biến khó lường cũng là áp lực phải nhanh chóng chuyển sang mô hình tăng trưởng xuất khẩu mới. Mô hình tăng trưởng mới là mô hình tăng trưởng theo chiều sâu, dựa vào khai thác lợi thế cạnh tranh động để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả xuất khẩu trên cơ sở đẩy mạnh cải cách thể chế, sử dụng công nghệ tiên tiến, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng kết cấu hạ tầng hiện đại, thực hiện chính sách ưu đãi các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao phục vụ xuất khẩu và đẩy mạnh hoạt động Marketting quốc tế.

Thứ ba, cần phải nâng cao chất lượng hàng hóa xuất khẩu Chất lượng sản phẩm là lợi thế cạnh tranh có tính quyết định trong thế kỷ XXI. Tầm quan trọng của chất lượng hàng hóa là giúp giữ thị trường cũ, thâm nhập thị trường mới. Trong điều kiện VN đã hội nhập sâu rộng vào các thị trường các châu lục khác nhau, chất lượng hàng hóa phải đạt chuẩn mực quốc tế đối với từng ngành hàng/mặt hàng cụ thể. Để đảm bảo hiệu quả và tính bền vững trong phát triển xuất khẩu, điều quan trọng hơn là hàng hóa phải đem lại cho người tiêu dùng những “Tác dụng đặc biệt”. Vì thế, vấn đề không chỉ là đảm bảo chất lượng sản phẩm theo chuẩn mực, mà còn là phấn đấu một chất lượng “vượt trội” và thể hiện sự “khác biệt” của sản phẩm so với sản phẩm cùng loại trên thị trường thế giới. Phát triển sản phẩm mới, đổi mới sản phẩm hiện có dựa trên công nghệ tiên tiến … là yếu tố quan trọng để giành, giữ và mở rộng thị trường một cách hữu hiệu.

Thứ tư, bảo đảm hài hòa giữa tăng trưởng xuất khẩu và giải quyết các vấn đề xã hội, bảo vệ môi trường theo hướng: xây dựng cơ chế chia sẻ lợi ích bình đẳng trong hoạt động xuất khẩu nhằm mang lại lợi ích cho người trực tiếp sản xuất hàng xuất khẩu, đặc biệt là nông dân; thiết lập hệ thống an sinh xã hội để giải quyết các vấn đề liên quan đến bất bình đẳng thu nhập, mất việc làm, phá sản, rủi ro thương mại; hỗ trợ các ngành xuất khẩu thu hút nhiều lao động; thủy sản, nông sản, dệt may, da giày, thủ công mỹ nghệ … trong trường hợp biến động xấu hạn chế xuất khẩu và tránh cho người lao động mất việc

làm và thu nhập; áp dụng các biện pháp cải thiện môi trường cho người lao động vừa đáp ứng yêu cầu của các nhà nhập khẩu, nhất là ngành dệt may, da giầy (áp dụng tiêu chuẩn SA 8000) vừa cải thiện điều kiện làm việc của người lao động. Việt Nam cũng cần nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường đối với cơ quan quản lý và doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu; hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng các quy trình và công nghệ sản xuất thân thiện với môi trường, áp dụng mô hình quản lý môi trường tiên tiến như ISO 14000. HACCP.… Xây dựng tiêu chuẩn quốc gia theo hướng phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế về tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, về quy trình sản xuất thân thiện với môi trường (PPM), các quy định và tiêu chuẩn về bao bì, đóng gói, nhãn môi trường và nhãn sinh thái; áp dụng các nguyên tắc, công cụ kinh tế trong quản lý môi trường, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động bảo vệ môi trường; có chính sách hỗ trợ và kiểm soát đặc biệt đối với một số ngành mà việc phát triển sản xuất, xuất khẩu có tác động trực tiếp đến môi trường như: nông nghiệp, khai thác và xuất khẩu thủy sản, lâm sản, khoáng sản.

Cuối cùng là các cơ chế hỗ trợ cho các mặt hàng chủ đạo như dệt may, thủy sản, nông sản. Đặc biệt đối là ngành công nghiệp dệt may, Chính phủ quan tâm quy hoạch, xây dựng vùng nguyên liệu, tăng đầu tư cho công nghiệp hỗ trợ để gỡ khó cho dệt may đồng thời Doanh nghiệp cần có hướng phát triển sản phẩm giá trị gia tăng bằng cách đầu tư nguồn nhân lực cho thiết kế, tiếp cận công nghệ để phát triển, nâng cao chất lượng công nhân. Mặt hàng thủy sản nhà nước cần có nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ từ khâu nuôi trồng, khai thác cho đến xuất khẩu, chế biến, tiêu thụ thành phẩm, đẩy mạnh cho vay và có chính sách tín dụng phù hợp đối với ngư dân trong việc tổ chức ra khơi đánh bắt, khai thác thủy sản, nhất là đánh bắt xa bờ, khuyến khích đầu tư đóng tàu có công suất lớn, đóng tàu vỏ thép, đóng tàu làm dịch vụ hậu cần nghề cá trên biển. Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản đến năm 2020, tầm nhìn 2030, trên cơ sở đó thống nhất xác định trung tâm nghề cá cần ưu tiên

tập trung nguồn lực hoàn thành trước. Mặt hàng nông sản tập trung chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo hướng nâng cao giá trị gia tăng. Đồng thời, từng bước giảm thiểu việc bảo hộ đối với nông nghiệp, chuyển nguồn bảo hộ trực tiếp sang gián tiếp thông qua việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, áp dụng khoa học kỹ thuật và đào tạo lao động nông nghiệp; tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp trong nước vào lĩnh vực nông nghiệp; ban hành thêm nhiều chính sách ưu đãi thuế, tín dụng, lãi suất, trợ cấp...

3.2.3. Tận dụng cơ hội TPP mang lại để tiếp tục cân bằng cán cân xuất nhập khẩu đặc biệt là cân bằng cán cân với Trung Quốc

Một hiệp định thương mại tự do không có mặt của Trung Quốc là điều kiện rất tốt để Việt Nam có thể giảm bớt sự phụ thuộc về mặt kinh tế vào nước láng giềng. Tận dụng cơ hội tuyệt vời này, Việt Nam cần cố hết sức để đa dạng hóa đầu ra cho các sản phẩm, đặc biệt là nông sản Việt Nam, tại các thị trường khó tính nhưng đầy tiềm năng là một cơ hội không thể bỏ qua. Cần phải tích cực thực hiện việc trao đổi, đàm phán để giải quyết những vấn đề vốn trước nay là rào cản giữa Việt Nam và các thị trường này như hàng rào kỹ thuật, vệ sinh dịch tễ với các thị trường đầy tiềm năng như Nhật Bản, Australia và Hoa Kỳ. Không chỉ vậy, với những đối tác lớn trong TPP sắp tới, Việt Nam đứng trước cơ hội có thể tiếp cận nguồn cung với giá hợp lý hơn và với chất lượng tốt hơn từ các đối tác có nền kinh tế tri thức, nền kinh tế xanh của tương lai. Cần phải có sách lược tìm kiếm nguồn cung hàng hóa phù hợp, thay đổi dần tâm lý tiêu dùng nhằm tận dụng tối đa cơ hội từ TPP.

2.2.4 Tận dụng tối đa sức hút nguồn lực đầu tư có được từ TPP

Nếu Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP được ký kết, Việt Nam sẽ trở thành địa điểm đầu tư vô cùng hấp dẫn. Các nhà đầu tư nước ngoài sẽ xem xét bố trí lại địa bàn sản xuất và cách thức tổ chức sản xuất của mình để tận dụng được những lợi thế của Việt Nam từ TPP. Những ngành sản xuất, lắp ráp mà Việt Nam có lợi thế về nhân công và thậm chí có những lợi

thế về đàm phán riêng thì nhà đầu tư sẽ tận dụng, đặc biệt liên quan tới những xuất xứ hàng hóa và tính chất nội địa hóa trong phạm vi của khối TPP. Triển vọng thu hút FDI vào Việt Nam vẫn khả quan trước và sau khi Hiệp định TPP được ký kết. Ví dụ việc Sam Sung liên tục đầu tư nhà máy hàng tỉ USD hay Microsoft chuẩn bị chuyển hàng loạt máy móc sản xuất điện thoại từ Trung Quốc về Bắc Ninh hay rõ nét hơn là dòng vốn đầu tư xây dựng đổ vào dệt may Việt Nam để đón đầu mức hạ 0% thuế quan hàng hóa may mặc là những minh chứng rõ nét nhất cho thấy tiềm năng thu hút nguồn lực vốn đầu tư FDI. Để sẵn sàng đón nhận và gia tăng sức hút FDI từ TPP, Việt Nam cần:

- Tiếp tục rà soát pháp luật, chính sách về đầu tư, kinh doanh để sửa đổi các nội dung không đồng bộ, thiếu nhất quán, bổ sung các nội dung còn thiếu và loại bỏ các điều kiện áp dụng ưu đãi đầu tư không phù hợp với các cam kết của Việt Nam. Sửa đổi các quy định còn bất cập, chưa rõ ràng liên quan đến thủ tục đầu tư và kinh doanh. Các Bộ, ngành chủ động sửa đổi, bổ sung các nội dung thuộc thẩm quyền (Quy định về mã ngành, yêu cầu về hợp pháp hóa lãnh sự, hệ thống biểu mẫu báo cáo, cơ chế hậu kiểm, giám sát đầu tư…..); và kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung các quy định thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

- Hoàn chỉnh quy hoạch sử dụng đất, công bố rộng rãi quy hoạch, tạo điều kiện để đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng cho các dự án đầu tư; rà soát, kiểm tra, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất một cách hiệu quả, nhất là đối với các địa phương ven biển nhằm đảm bảo phát triển kinh tế và môi trường bền vững. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng và phê duyệt các quy hoạch còn thiếu; rà soát để định kỳ bổ sung, điều chỉnh các quy hoạch đã lạc hậu nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư trong việc xác định và xây dựng dự án. Quán triệt và thực hiện thống nhất các quy định mới của Luật Đầu tư trong công tác quy hoạch, đảm bảo việc xây dựng các quy hoạch ngành, lĩnh vực, sản phẩm phù hợp với các cam kết quốc tế.

- Tiến hành tổng rà soát, điểu chỉnh, phê duyệt và công bố các quy hoạch về kết cấu hạ tầng đến năm 2020 làm cơ sở thu hút đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng. Tranh thủ tối đa các nguồn lực để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, đặc biệt là nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước; ưu tiên các lĩnh vực cấp, thoát nước, vệ sinh môi trường (xử lý chất thải rắn, nước thải.v.v.); hệ thống đường bộ cao tốc, trước hết là tuyến Bắc-Nam, hai hành lang kinh tế Việt Nam-Trung Quốc; nâng cao chất lượng dịch vụ đường sắt, trước hết là đường sắt cao tốc Bắc-Nam, đường sắt hai hành lang kinh tế Việt Nam-Trung Quốc, đường sắt nối các cụm cảng biển lớn, các mỏ khoáng sản lớn với hệ thống đường sắt quốc gia, đường sắt nội đô thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh; sản xuất và sử dụng điện từ các loại năng lượng mới như sức gió, thủy triều, nhiệt năng từ mặt trời; các dự án lĩnh vực bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin. Mở rộng hình thức cho thuê cảng biển, mở rộng đối tượng cho phép đầu tư dịch vụ cảng biển, đặc biệt dịch vụ hậu cần (logistic)

Một phần của tài liệu HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (Trang 71 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w