SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN PHẢI THAM GIA TPP CỦA VIỆT

Một phần của tài liệu HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (Trang 42 - 46)

VIỆT NAM

Nằm trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, Việt Nam không thể tách mình ra khỏi khu vực. Muốn đất nước phát triển, không chỉ về kinh tế mà cả thể chế chính trị, an ninh quốc phòng, cơ chế quản lý thì hội nhập là điều cần thiết. Nhất là đối với nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa của Việt Nam. Định hướng chiến lược của Việt Nam là tham gia hội nhập kinh tế quốc tế một cách sâu rộng, toàn diện, phù hợp với điều kiện của đất nước. Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) vì thế có ảnh hưởng rất lớn đến lợi ích của Việt Nam.

Sau 28 năm đổi mới và hội nhập quốc tế, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận, đặc biệt là tăng trưởng GDP và xuất khẩu. Trong quá trình này, Việt Nam cũng đã có nhiều nỗ lực, cả về hội nhập quốc tế và cải cách trong nước. Chính những nỗ lực đó đã góp phần quan trọng đối với những thành tự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta trong những năm qua. Hơn nữa, trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam cũng đã có một số kinh nghiệm đàm phán và thực hiện các Hiệp định thương mại (FTA) với nhiều đối tác. Về cơ bản, khi thực hiện các cam kết của các Hiệp định thương mại mà Việt Nam đã ký kết, phần lợi ích thu về cho đất nước là nhiều hơn.

Thế giới không ngừng chuyển động, nền kinh tế toàn cầu không ngừng thay đổi, Việt Nam chưa thể bằng lòng với những gì đạt được. Chúng ta cần không ngừng vươn lên phát triển, nâng cao vị thế. Trước những sức ép cả trong và ngoài nước, đặt thù của nền kinh tế cạnh tranh khốc liệt, không một quốc gia nào có thể đơn phương độc mã đứng vững trên thị trường. Hội nhập, liên kết là điều tất yếu để xây dựng và củng cố các mối quan hệ, tận dụng và nắm bắt các cơ hội, chống đỡ lại sự can thiệp bất lợi từ bên ngoài.

Trong số các Hiệp định thương mại Việt Nam tham gia, có thể khẳng định tầm quan trọng của TPP vì nó được coi là Hiệp định mẫu của thế kỷ 21 và có sự tham gia của Mỹ. Các nội dung đàm phán chính trong Hiệp định này không chỉ là các vấn đề thương mại truyền thống mà còn là cả các vấn đề thương mại mới, vấn đề phi thương mại, nên tầm ảnh hưởng của TPP cũng sẽ rộng lớn hơn. TPP sẽ là bước chuẩn bị, tạo ra khung đàm phán cho toàn bộ các FTA trong tương lai của Việt Nam. Hiệp định TPP là bước phát triển về chất trong quá trình hội nhập quốc tế, từ chiều rộng sang chiều sâu. Với vị trí đó, việc tham gia TPP sẽ là bước đi quan trọng trong quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam, tạo ra động lực phát triển kinh tế, cũng như thực hiện tái cơ cấu và đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA NỀN KINH TẾ VIỆT NAM KHI THAM GIA TPP 2.1 KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG KINH TẾ VIỆT NAM NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY

Kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây là nền kinh tế lớn thứ 6 ở Đông Nam Á trong số 10 quốc gia Đông Nam Á, lớn thứ 57 trên thế giới xét theo quy mô tổng sản phẩm nội địa danh nghĩa năm 2014 và đứng thứ 128 xét theo tổng sản phẩm nội địa danh nghĩa bình quân đầu người. Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương xây dựng ở Việt Nam một hệ thống kinh tế thị trường. Tính đến tháng 3/2014, đã có 45 nước công nhận quy chế kinh tế thị trường đối với Việt Nam.

Xét về mặt kinh tế, Việt Nam là quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Nhóm Ngân hàng Thế giới (WBG), Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do đa phương với các nước ASEAN, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc. Việt Nam cũng đã ký với Nhật Bản một hiệp định đối tác kinh tế song phương.

Từ năm 1986, nền kinh tế Việt Nam chuyển tiếp từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhờ đó, nền kinh tế đã có được những chuyển biến tốt và đạt được nhiều thành tựu. Trong những năm qua, mặc dù bị ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế thế giới, kinh tế Việt Nam vẫn có được những điểm sáng như: Nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng khá cao, năm sau cao hơn năm trước (bảng 4); Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển hướng theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; Vốn đầu tư toàn xã hội tăng nhanh; Hội nhập kinh tế quốc tế và kinh tế đối ngoại có những bước tiến quan trọng…

Bảng 4. Một số chỉ tiêu kinh tế giai đoạn 2000 – 2014 Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Tổng sản phẩm quốc nội GDP danh nghĩa (tỷ USD, làm tròn) 31 32 35 39 45 52 60 70 89 91 101 124 142 171 184 GDP-PPP/Đầu người (USD) 402 416 441 492 561 642 730 843 1052 1064 1168 1543 1755 1910 2.028 Tỉ lệ tăng trưởng GDP (thay đổi % so với năm trước)

6,8 6,9 7,1 7,3 7,8 8,4 8,23 8,46 6,23 5,32 6,78 5,89 5,03 5,42 5,98

Đầu tư tực tiếp FDI đăng kí (tỷ USD, làm tròn)

2,8 3,1 2,9 3,1 4,5 6,8 12,0 21,3 71,7 23,1 18,6 11,6 13 22.36 21.92

Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI-

thực hiện (tỷ USD, làm tròn) 2,4 2,4 2,5 2,6 2,8 3,3 4,1 8,0 11,5 10 11 11 10,5 11,5 12.5 Chỉ số giá tiêu dùng CPI ( tăng giảm % so với năm trước -0,6 0,8 4,0 3,0 9,5 8,4 6,6 12,6 19,9 6,5 11,7 18,1 6,8 6,1 1,68 Nguồn: Tổng cục thống kê

Tuy đạt được nhiều thành tựu và duy trì được tăng trưởng nhưng nền kinh tế trong nước vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới, điển hình là: Chất lượng phát triển kinh tế - xã hội và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế chưa mạnh; Kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển; Hoạt động kinh tế quốc tế và kinh tế đối ngoại còn nhiều hạn chế.

Một phần của tài liệu HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w