Hoạch định quy trình

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác hoạch định tại Tổng công ty Dung dịch khoan và Hóa phẩm dầu khí Việt Nam (Trang 32 - 33)

- Tốc độ tăng trưởng về doanh thu năm 2012 so với năm 2010 là 343,25%

2.2.5.Hoạch định quy trình

Cũng như hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh hiện nay, Tổng công ty luôn đánh giá cao tính chuyên môn hóa trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty mình. Để đạt được tính chuyên môn hóa trong công việc thì các cấp quản trị của Tổng công ty cần đưa ra được một bản phân công công việc phù hợp với tiêu chí đạt hiệu quả việc sử dụng nguồn nhân lực đúng chuyên môn. Đây chính là kết quả của công tác hoạch định quy trình trong doanh nghiệp.

Hiện nay, Tổng công ty đã hoàn thiện khá đầy đủ các phòng ban chức năng với các chuyên môn và nhiệm vụ riêng biệt nhằm hỗ trợ và tương tác hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty, vì vậy, công tác hoạch định quy trình mang tính chuyên nghiệp hóa rất cao. Ban lãnh đạo công ty xây dựng quy trình thực hiện một các tổng thể sau đó giao trách nhiệm cụ thể, rõ ràng cho từng phòng ban, trưởng các phòng ban nhận nhiệm vụ, mục tiêu, công việc từ ban lãnh đạo sau đó trực tiếp lên kế hoạch xây dựng quy trình thực hiện một cách cụ thể: Lập bảng phân công công việc cho từng CBCNV trong phòng, giám sát nhân viên dưới quyền thừa hành tại phòng ban mình phụ trách. Như vậy tránh được những hạn chế khi ban lãnh đạo hoạch định quy trình từ tổng quát tới cụ thể, các trưởng phòng ban nắm rõ năng lực, chuyên môn của nhân viên thừa hành phòng ban mình phụ trách công việc sẽ được giao với hiệu quả thực hiện cao hơn.

Cụ thể, trưởng Ban Kinh doanh- Anh Nguyễn Chí Công đã xây dựng một quy trình bán hàng dựa trên lưu đồ bán hàng và chiến lược kinh doanh mà Ban Giám đốc

DMC đề ra phù hợp với tình hình kinh doanh của ngành, mức nhu cầu của khách hàng từ khâu nhập khẩu hàng hóa đến khâu bán hàng trong nước.

1. Nhận ĐẶT HÀNG của khách hàng

2. Căn cứ thông tin đặt hàng của khách hàng để đề nghị Nhà cung cấp BÁO GIÁ (Kiêm xác nhận đặt hàng của Khách hàng)

3. Lập phương án kinh doanh

4. Ký với Nhà cung cấp và CHÀO GIÁ cho khách hàng 5. Ký hợp đồng đầu vào và đầu ra

6. Thực hiện hợp đồng:

7. Đề nghị khách hàng thanh toán theo Hợp đồng đầu ra

8. Thực hiện thanh toán dịch vụ vận chuyển và làm thủ tục Hải quan 9. Nộp thuế VAT và thuế Nhập khẩu (nếu có) theo thủ tục Hải quan

Đồng thời, dựa vào quy trình bán hàng này mà Trưởng Ban kinh doanh có thể xem xét và giao trách nhiệm cụ thể cho từng chuyên viên kinh doanh trong ban sao cho phù hợp với chuyên môn công việc họ đảm nhận và giúp kiểm soát hiệu quả tiến nhập khẩu cho đến bán hàng của Ban.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác hoạch định tại Tổng công ty Dung dịch khoan và Hóa phẩm dầu khí Việt Nam (Trang 32 - 33)