Các nhân tố bên ngoà

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác hoạch định tại Tổng công ty Dung dịch khoan và Hóa phẩm dầu khí Việt Nam (Trang 37 - 39)

- Tốc độ tăng trưởng về doanh thu năm 2012 so với năm 2010 là 343,25%

2.3.2. Các nhân tố bên ngoà

• Môi trường chính trị - pháp luật

Tình hình chính trị Việt Nam những năm gần đây tương đối ổn định. Môi trường luật pháp cũng có nhiều cải cách theo hướng tích cực, giảm bớt các thủ tục hành chính rườm rà. Đặc biệt với mục tiêu đến năm 2020 về cơ bản đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp với định hướng ưu tiên sản xuất phục vụ xuất khẩu của Nhà nước, hoạt động xuất khẩu của đất nước diễn ra ngày một sôi động và đang là một hoạt động mang lại nguồn lợi đáng kể cũng tạo nhiều thuận lợi cho ngành hóa phẩm và dịch vụ dung dịch khoan cho các nhà thầu dầu khí tại Việt Nam và nước ngoài của DMC.

• Môi trường kinh tế:

Kinh tế quốc tế những năm gần đây đang trải qua những khó khăn ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế Việt Nam. Theo số liệu tổng cục thống kê: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2011 ước tính tăng 5,89% so với năm 2010. Mức tăng này thấp hơn gần 1% so với 6,78% của năm ngoái. Điều này ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của

Tổng công ty đặc biệt là công tác hoạch định. Kinh tế khó khăn, nhiều doanh nghiệp hoạt động trong công tác khai thác và thăm dò dầu khí của quốc gia bị gián đoạn ít nhiều, điều này làm cho tập khách hàng của Tổng công ty bị dao động trong một khoảng thời gian khá dài. Vì vậy, nhà quản trị cần có những hoạch định chính xác linh hoạt và phù hợp với tình hình kinh tế thị trường.

• Môi trường tự nhiên: Sau sự kiện có tính bước ngoặt của ngành dầu khí Việt Nam ở cuối giai đoạn thập kỉ 80, từ việc phát hiện ra dòng dầu công nghiệp đầu tiên ở mỏ Bạch Hổ, Mỏ Rồng và đặc biệt phát hiện ra tầng móng chứa dầu có trữ lượng lớn ở vùng mỏ Bạch Hổ đã đưa sản lượng dầu thô khai thác tăng vọt. Với chính sách đổi mới của Đảng, Nhà nước và sự hấp dẫn của luật đầu tư nước ngoài đã bắt đầu thu hút sự đầu tư ngày càng tăng cảu các công ty dầu khí nước ngoài (Shell, Total, PetroCanada, Petronas, Enterprise oil, BP…) trong lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí ở thềm lục địa Việt Nam. Ngành dầu khí chủ trương đẩy nhanh tiến trình khoan thăm dò và khia thác trên diện rộng ở thềm lục địa Việt Nam đồng thời với việc xây dựng và phát triển lĩnh vực dịch vụ dầu khí. Chính với tình hình tự nhiên này của Việt Nam mà vì thế DMC ngày càng phát triển mạnh mẽ để đáp ứng nhu cầu cấp bách , sản xuất hóa phẩm dung dịch khoan và từng bước vươn lên trở thành nhà thầu phụ dung dịch khoan phát triển mạnh ở Việt Nam và Đông Nam Á.

• Khách hàng và đối thủ cạnh tranh: khách hàng và sự cạnh tranh của các đối thủ cạnh tranh là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến thị phần sản phẩm kinh doanh của DMC. Cụ thể:

Thứ nhất, về việc sản xuất kinh doanh Hóa chất khai thác: DMC mới nghiên cứu và thâm nhập thị trường hóa chất khai thác trong 02 năm gần đây. Tính đến thời điểm hiện tại, DMC đã phát triển được 02/11 khách hàng tại VN đang điều hành hoạt động khai thác, đó là Liên doanh Việt – Nga Vietsovpetro (VSP) và PVEP Đại Hùng. Trong giai đoạn 2012-2015 sắp tới, dự kiến sẽ có khoảng 14 mỏ bắt đầu khai tác tại Việt Nam. Đây là cơ hội để DMC tập trung phát triển thị trường hóa chất khai thác.

Thứ hai, về Hóa chất phục vụ vận hành cho các Nhà máy: DMC chiếm khoảng 18% thị phần cung cấp hóa chất cho BSR; thực hiện cung cấp 50% nhu cầu hóa chất chống kết khối cho Đạm Phú Mỹ; cung cấp toàn bộ hóa chất cho giai đoạn chạy

thử của Nhà máy sinh học DK Miền Trung; và đã ký Hợp đồng nguyên tắc cung cấp một số hóa chất vận hành cho PVTex.

Thứ ba, về việc Kinh doanh Sản phẩm ngoài ngành: DMC đã ký hợp đồng nguyên tắc bao tiêu phân phối 10-30% xơ sợi của Nhà máy xơ sợi Đình Vũ; phân phối 25% tổng sản lượng hạt nhựa PP của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất; ngoài ra DMC cũng đã thực hiện cung cấp vật liệu xây dựng như cát san nền cho Dự án Công viên Yên Sở của Gamuda.

Thứ 4, về Dịch vụ Dung dịch khoan: Tháng 8/2011 sau khi chuyển đổi Công ty Liên doanh MI VN thành Công ty TNHH MI VN, Tổng Công ty DMC chiếm 100% thị phần dịch vụ dung dịch khoan.

Thứ 5, về Dịch vụ làm sạch và xử lý môi trường: Năm 2011 Chi nhánh DMC HN đã cung cấp dịch vụ làm sạch cho các khách hàng PV Trans, Dung Quat Shipyard, PV Shipyard. Đối với dịch vụ xử lý môi trường: DMC chiếm 100% thị phần cung cấp dịch vụ quan trắc môi trường cho các nhà máy nhiệt điện trong ngành dầu khí. Dịch vụ làm sạch và xử lý môi trường là lĩnh vực dịch vụ mới của DMC nên doanh thu và thị phần còn nhỏ. Nhưng DMC có lợi thế là đơn vị duy nhất trong ngành cung cấp các dịch vụ này, hiện tại DMC cũng đang đầu tư trang thiết bị đồng bộ hiện đại, hứa hẹn trong thời gian tới doanh thu và thị phần cung cấp dịch vụ làm sạch và xử lý môi trường sẽ có nhiều thuận lợi để tăng trưởng.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác hoạch định tại Tổng công ty Dung dịch khoan và Hóa phẩm dầu khí Việt Nam (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w