Kinh tế thế giới 6 tháng đầu năm 2013 tiếp tục xu hướng hồi phục, tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế giữa các nhóm nước không đồng đều, một số nền kinh tế
chủ chốt tăng trưởng thấp hơn dự kiến. Thương mại quốc tế gặp khó khăn do tác động
của các biện pháp bảo hộ thương mại, gây hiệu ứng không thuận đối với nhiều nền
kinh tế đang phát triển. Các nước tiếp tục chú trọng điều chỉnh chính sách kinh tế, bao
còn nhiều nhân tố bất lợi, nhưng nhìn chung tình hình kinh tế thế giới nửa đầu năm nay đang phục hồi, nhất là kinh tế Mỹ, thực thể kinh tế lớn nhất thế giới hiện nay có
nhiều dấu hiệu khởi sắc và lạc quan.
+ Kinh tế Mỹ: kinh tế Mỹ phục hồi và có dấu hiệu lạc quan khiến nhà đầu tư tăng niềm tin vào sự phát triển của kinh tế trong năm nay và năm tới. Tỉ lệ thất
nghiệp đã từ 7,9% đầu năm giảm xuống còn 7,5%. đầu năm nay Quốc hội Mỹ đã kết
thúc tranh cãi và giải quyết vấn đề tài chính. Quốc hội nhất trí kéo dài thời gian duy trì trần nợ công, nên các nhà đầu tư và người tiêu dùng có thêm niềm tin, tăng đầu tư vào các ngành, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng. t ăng trưởng GDP của Mỹ Quí 1/2013 đạt
2,4%, dự kiến cả năm 2013 đạt 1,7%. Các nhà kinh tế dự đoán với đà tăng trưởng này,
năm 2014 sẽ là năm chuyển mình của kinh tế Mỹ, mức tăng trưởng sẽ từ 2,5% tới 3,5%, cao hơn so với dự đoán trước đây. Khi nền kinh tế của Mỹ có chuyển biến thì Mỹ sẽ mở rộng và đẩy mạnh đầu tư vào các nước đang phát triển trong đó có Việt
Nam.Năm 2009, Mỹ nằm trong top nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam với
tổng số vốn đầu tư đăng ký là 9,8 tỷ USD. Trong 4 tháng đầu năm 2010, Mỹ dẫn đầu
về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam với số vốn lên tới hơn 3,8 tỷ USD, chiếm trên 50% tổng vốn đăng ký đầu tư vào Việt Nam (Tổng cục thống kê, 2010).Nhưng đến tháng 6
năm 2013 đã tụt xuống vị trí thứ 7, do giai đoạn 2011 –2012 nền kinh tế Mỹ có nhiều khó khăn nên mức đầu tư giảm. Nhưng trong thời gian tới khi nền kinh tế được cải
thiện thì Mỹ sẽ phát triển và đẩy mạnh đầu tư hơn.
+ Kinh tế Châu Âu: Tuy tình hình còn chưa khả quan, nhưng một số nền
kinh tế lớn của EU như Đức, Pháp có bước chuyển mình. Châu Âu thoát khỏi suy
thoái dài nhất trong lịch sử với việc khu vực đồng Euro trong quý 2/2013 lần đầu tiên
phát cao, tham nhũng và các t hủ tục hành chính vẫn tiếp diễn nên các nhà đầu tư châu Âu đang tăng cường tìm kiếm các điểm đến đầu tư khác trong ASEAN. Do đó, Việt
Nam cần phải nỗ lực hơn nữa để duy trì sức cạnh tranh trong khu vực.
+ Kinh tế Châu Á: Kinh tế các nước ASEAN cơ bản phục hồi và tăng tưởng cao, nên đã tạo ra môi trường kinh tế và đầu tư lành mạnh. Nhật Bản tăng trưởng tiếp tục cải thiện với mức tăng trưởng (so cùng kì năm trước) tăng dần từ quý 3/2012. Trong khi đó,Trung quốc nhiều khả năng tăng trưởng thấp hơn kế hoạch 7,5% trong năm 2013 do phải đối mặt với vấn đề nợ xấu ngân hàng và nợ công địa phương. Tăng trưởng của Trung Quốc đã giảm từ 7,9% quý 4/2012 xuống 7,5% quý
2/2013.Ấn Độ do những yếu kém về cơ sở hạ tầng và thủ tục hành chính đang phải đối mặt với làn sóng rút vốn ra và tăng trưởng suy giảm liên tục từ 2010 (giảm từ 9,4%
quý 1/2010 xuống 4,8% quý 1/2013) (Tạp chí tài chính, 2013). Khu vực Châu Á đang có bước phát triển nhanh, các nước đang tìm kiếm môi trường đầu tư phù hợp với số
vốn của nước nhà. Nhật Bản đang đầu tư ở Việt Nam đứng đầu về vốn đầu tư với số
vốn hơn 30 tỷ USD.
+ Kinh tế khu vực Bắc Phi và Trung Đông: cũng bắt đầu chuyển biến lạc
quan, lành mạnh. Một số nước đã bắt đầu tìm kiếm thị trường để đầu tư và Việt Nam
cũng là nước được hướng đến và có xu hướng phát triển hơn nữa.