Tính đến tháng 6 năm 2013 thì có hơn 19 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào
thành phố Cần Thơ, và các nước đầu tư vào Cần Thơ điều là thành viên của WTO . Trong đó, Singapore, Đài Loan, Hồng Kong, Mỹ, … là những quốc gia và vùng lãnh thổ đứng đầu trong danh sách số dự án đầu tư. Đây là các công ty đa quốc gia có tiềm năng rất lớn về tài chính, công nghệ. Bên cạnh đó, cũng có rất nhiều doanh nghiệp vừa
và nhỏ của nước ngoài, thường các đối tác hoạt động trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ chủ yếu hoạt động trong nhóm ngành thức ăn nhanh và đồ uống như là Chi nhánh
tập đoàn, các công ty lớn nhìn nhận đúng hơn môi trường đầu tư, kích thích họ an tâm đầu tư nhiều hơn nữa vào Việt Nam.
Hiện tại Việt Nam cùng với 11 quốc gia khu vực châu Á – Thái Bình Dương (như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc,… ) đang trong giai đoạn đàm phán Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), một
hiệp định thương mại được đánh giá là tiêu biểu của thế kỷ 21, dự kiến sẽ được ký kết
vào cuối năm nay năm 2013. Nội dung của hiệp định chủ yếu là có lợi thế trong các lĩnh vực đàm phán chủ chốt như cắt giảm thuế quan, dệt may, tự do hóa dịch vụ và đầu tư, sở hữu trí tuệ, thương mại và môi trường, lao động và công đoàn, doanh nghiệp Nhà nước, thương mại điện tử,… Nếu như Hiệp định WTO mang tính đàm phán một
chiều, Việt Nam phải mở cửa thị trường cho các nước thành viên WTO và không có quyền đòi hỏi họ mở cửa cho mình thì Hiệp định TPP là một hiệp định hai chiều, các
nước muốn mình mở thị trường cho họ và họ cũng mở thị trường cho Việt Nam. Như
thế sẽ giúp tạo lợi thế cho cả nước đầu tư đến Việt Nam và Việt Nam đầu tư ở các nước khác.
Chủ yếu các quốc gia đầu tư vào Cần Thơ là những quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á, EU và Hoa Kỳ,… vì những quốc gia này có mối quan hệ chặt chẽ và
thân thiết với Việt Nam. Việt Nam cũng đã ký kết các hiệp định song phương với Hoa
Kỳ, giúp tạo điều kiện phát triển hơn về kinh tế và đầu tư.
Bảng 4.9. Đầu tư trực tiếp nước ngoài TP.Cần Thơ ở quốc gia và vùng lãnh thổ (Lũy kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 20/6/2013)
Quốc gia và vùng lãnh thổ Số dự án Vốn đầu tư (USD) Vốn thực hiện(USD) VTH/VĐK (%) Singapore 7 90.492.112 85.899.612 94,9 Đài Loan 6 14.478.284 14.112.972 97,5 Hồng Kong 6 13.613.000 10.713.000 78,7 Mỹ 5 40.702.222 26.375.822 64,8
British Virgin Islands 4 504.730.393 1.860.769 0,5
Trung Quốc 4 24.863.362 18.457.759 74,2
Thái Lan 3 41.037.000 40.909.508 99,7
NhậtBản 3 6.110.000 6.055.361 99,1
Pháp 3 2.971.445 2.953.045 99,4 Đức 2 30.221.600 2.600.855 8,6 Bahamas 1 5.652.540 5.652.540 100,0 Indonesia 1 1.995.770 1.478.080 74,1 Hà Lan 1 14.000.000 14.000.000 100,0 Iraq 1 6.600.000 6.600.000 100,0 Úc 1 350.000 140.000 40,0 Malaysia 1 116.850 116.850 100,0 Samoa 1 2.000.000 1.654.590 82,7 Canada 1 300.000 300.000 100,0 Khác 3 74.847.670 11.902.143 16,8 Tổng 57 879.988.988 252.200.356 28,7
(Nguồn: Sở kế hoạch và Đầu tư Cần Thơ)
British Virgin Islands (BVIs) là vùng lãnh thổ có nền kinh tế phát triển thịnh vượng nhất vùng biển Caribe vì thế BVIs chủ yếu phát triển đầu tư vào lĩnh vực công
nghiệp và dịch vụ. Tuy BVIs đầu tư vào Việt Nam chỉ chiếm khoảng 7% số vốn đầu tư nhưng cótổng số vốn đầu tư vào TP.Cần Thơ cao nhất hơn 404 triệu USD, chiếm gần
50% tổng dòng vốn FDI vào thành phố, mặc dù chỉ có 4 dự án nhưng quy mô các dự
án lớn nên vốn đầu tư lớn; Chủ yếu là các doanh nghiệp có hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài và các doanh nghiệp liên doanh (như Cty TNHH Nhà máy lọc dầu Cần
Thơ (VN: 30% - British Virgin Islands: 70%) với số vốn đầu tư hơn 300 triệu USD) đầu tư vào các lĩnh vực công nghiệp như sản xuất sản phẩm dầu mỏ tinh chế, (dự án đầu tư xây dựng nhà máy lọc dầu Cần Thơ công suất 2 triệu tấn/năm) chiếm 70% số
vốn đầu tư, xây dựng một hệ thống hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh chiếm 90% số vốn đầu tư và còn lại là đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ về thức ăn nhan h có 100% vốn đầu tư nước ngoài nhưChi nhánh Công ty TNHH PIZZA tại Việt Nam tại TPCT.
Singapore có cơ sở hạ tầng và một số ngành công nghiệp phát triển cao hàng
Singapore có tổng số vốn đầu tư đứng thứ 2 ở Việt Nam (chiếm 32,6%) và đứng đầu danh sách đầu tư ở TP.Cần Thơvề số dự án có 7 dự án nhưng số vốn đầu tư chỉ đứng
thứ 2 với hơn 90 triệu USD; chủ yếu là đầu tư vào ngành công nghiệp theo hình thức
liên doanh với các ngành như sản xuất và kinh doanh vật liệu – xây dựng như Chi nhánh Cần Thơ – Công ty TNHH Sài Gòn RDC (2TV-Singapore), sản xuất chế biến
thực phẩm và thức ăn gia súc như Công ty trách nhiệm hữu hạn Wilmar Agro Việt
Nam (100% Singapore), sản xuất phân phối nông dược như Chi nhánh Cty TNHH Arysta LifeScience Việt Nam (100% Singapore), …
Tiếp đến là Đài Loancó 6 dự án đầu tư với tổng số vốn hơn 14 triệu USD. Đài Loan có nhiều dự án đầu tư vào Cần Thơ n hưng quy mô các dự án không lớn; những năm qua quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Đài Loan ngày càng bền chặt và đi vào
chiều sâu. Trong chính sách kinh tế của Đài Loan đối với ASEAN, Việt Nam vẫn là
đối tác ưu tiên hàng đầu; ngược lại Chính phủ Việt Nam cũng hết sức coi trọng nguồn
vốn đầu tư FDI từ Đài Loan. Đài Loan giữ vị trí dẫn đầu về đầu tư tại Việt Nam nhưng
những năm gần đây lại có phần sụt giảm, chỉ còn xếp thứ 3 trong số các quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam vì thế cũng ảnh hưởng đến việc đầu tư ở Cần Thơ. Nguyên nhân chủ yếu là do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu khiến làn sóng
đầu tư của các doanh nghiệp Đài Loan có phần sụt giảm. Mặc khác do môi trường đầu tư Việt Nam mặc dù đã có những cải thiện tích cực thời gian gần đây nhưng vẫn bộc lộ
nhiều hạn chế, trở thành lực cản thu hút đầu tư. Trong đó pháp luật, các chính sách, quy định về thuế, bảo vệ môi trường còn chưa rõ ràng là những thách thức lớn đối với các nhà đầu tư. Song song đó, cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn thấp, chi phí logistic cao,…
chủ yếu đầu tư vào s ản xuất, gia công, chế biến các loại thức ăn chăn nuôi, thức ăncho hải sản và các sản phẩm phục vụ ngành nông nghiệp như Công ty TNHH Thức ăn
Thủy sản Việt Thăng (100% Đài Loan); sản xuất thuốc thú y, thủy sản; sản xuất chế
biến, gia công gỗ như Cty TNHH TUNG LI. Việt Nam (Việt Nam: 51% - Đài Loan:
Tuy Thái Lan có 3 dự án đầu tư nhưng có số vốn đăng ký đứng thứ 3 trong tổng
số vốn đầu tư ở Cần Thơ, với số vốn thực hiện chiếm hơn 90% so với vốn đăng ký.
Trong những năm gần đây, hàng hóa của Việt Nam và Thái Lan đã có sự giao thương
mạnh mẽ. Với mẫu mãđa dạng, chất lượng tốt, hàng hóa của Việt Nam xuất sang Thái
Lan cũng như của Thái Lan xuất sang Việt Nam rất được người tiêu dùng ưa chuộng, đặc biệt là những mặt hàng trong ngành thực phẩm, các sản phẩm đông lạnh và chế
biến thức ăn gia súc. Do đặc điểm kinh tế - xã hội và khí hậu của Việt Nam và Thái Lan có những nét tương đồng nên rất thuận lợi cho việc đầu tư, hợp tác của các doanh
nghiệp , đặc biệt là hoạt động đầu tư của Thái Lan vào Việt Nam trong lĩnh vực nông
sản và chế biến thực phẩm. Trong khoảng thời gian này, các doanh nghiệp Thái Lan
không ngừng mở rộng đầu tư sang lĩnh vực chế biến thực phẩm, một ngành thế mạnh
của Thái Lan trong khu vực ASEAN. Là một quốc gia có thế mạnh về nông nghiệp,
Việt Nam có thể củng cố vị trí của mình trên thế giới nếu đẩy mạnh phát triển công
nghệ sinh học và ứng d ụng vào ngành sản xuất thực phẩm để củng cố cho nguồn dự
trữ lương thực thế giới. Riêng tại Thái Lan, công nghiệp thực phẩm là một trong
những ngành công nghiệp chủ lực và chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu
của cả nền kinh tế. Xuất phát từ những tiềm năng dồi dào trên, sự hợp tác giữa ngành công nghiệp thực phẩm của Việt Nam và Thái Lan chắc chắn sẽ đem lại lợi ích kinh tế
cho cả hai quốc gia.
Các quốc gia và vùng lãnh thổ còn lại có nguồn vốn đầu tư thấp hơn đáng kể nhưng điều đó cũng thể hiện sự quan tâm của các đối tác đối với TP.Cần Thơ và đó
cũng là khởi đầu cho dự án FDI sau này.
Nguyên nhân chưa thu hút được nhiều đối tác đầu tư và nâng cao vốn đầu tư là
trong khi đó tình trạng môi trường ngày càng bị ô nhiễm và nguồn năng lượng không được sử dụng hợp lý vì thế cũng gây trở ngại đến việc đầu tư.