Giới thiệu về TP.Cần Thơ

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng của đầu tư trực tiếp (FDI) và giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư tại thành phố cần thơ (Trang 29)

3.1.2.1. Đơn vị hành chính

Cần Thơ được chia làm 9 đơn vị hành chính gồm 5 quận và 4 huyệ n: Quận Ninh Kiều, Quận Bình Thủy, Quận Cái Răng, Quận Ô Môn, Quận Thốt Nốt, Huyện Phong Điền, Huyện Cờ Đỏ, Huyện Thới Lai, Huyện Vĩnh Thạnh.

Tổng số thị trấn, xã, phường: 85, trong đó có 5 thị trấn, 44 phường và 36 xã. (Tính tới thời điểm ban hành Nghị định số 12/NĐ –CP).

Bảng 3.1: Đơn vị hành chính của TP.Cần Thơ năm 2010

Đơn vị tính: Thị trấn, xã, phường

QUẬN HUYỆN TỔNG

CỘNG

CHIA RA

THỊ TRẤN PHƯỜNG

Quận Ninh Kiều 13 13

Quận Bình Thủy 8 8

Quận Cái Răng 7 7

Quận Ô Môn 7 7

Quận Thốt Nốt 9 9

Huyện Phong Điền 7 1 6

Huyện Vĩnh Thạnh 11 2 9

Huyện Cờ Đỏ 10 1 9

Huyện Thới Lai 13 1 12

(Nguồn: Niên Giám Thống Kê năm thành phố Cần Thơ, năm 2010)

3.1.3.2. Tình hình dân số và lao động

Thành phố Cần Thơ có diện tích 1.409km2, dân số 1.208.465 người, mật độ

dân số trung bìnhđạt 852 người/km2. Huyện Cờ Đỏ có diện tích lớn nhất 311 km2, quận

Ninh Kiều thấp nhất là 29 km2, nhưng lại có dân số cao nhất trong các quận huyện bởi

Bảng 3.2: Diện tích, dân số, mật độ dân số của TP.Cần Thơ năm 2010 CHỈ TIÊU DIỆN TÍCH (km2) DÂN SỐ (người) MẬT ĐỘ DÂN SỐ (người/km2) Tổng số 1.409 1.208.465 852

Quận Ninh Kiều 29 243.794 7167

Quận Bình Thủy 71 133.565 1375

Quận Cái Răng 69 86.278 1380

Quận Ô Môn 125 129.683 1034

Quận Thốt Nốt 120 158.255 1343

Huyện Phong Điền 124 99.328 860

Huyện Vĩnh Thạnh 304 112.529 396

Huyện Cờ Đỏ 311 124.069 394

Huyện Thới Lai 256 120.964 473

(Nguồn: Niên Giám Thống Kê năm thành phố Cần Thơ, năm 2010)

Tính đến năm 2011, dân số toàn Thành phố Cần Thơ đạt gần 1.200.300 người, mật độ dân số đạt 852 người/km² .Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 791.800 người,

dân số sống tại nông thôn đạt 408.500 người. Dân số nam đạt 600.100 người, trong khi đó nữ đạt 600.200 người. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng 8,2 ‰.

Cơ cấu lao động ở Thành phố Cần Thơ (tính đến cuối năm 2011):

Tổng số: 815.988 người, được phân loại như sau:

- Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế: 595.006 người

* Khu vực 1: 246.821 người

+ Nông nghiệp, lâm nghiệp: 237.622 người

* Khu vực 3: 221.177 người

+ Thương nghiệp, khách sạn, nhà hàng: 125.075 người

+ Giao thông vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc: 26.999 người + Các ngành khác: 69.103 người -Lao động dự trữ: 220.982 người Trong đó: + Nội trợ: 85.717 người + Học sinh: 81.689 người + Mất sức lao động: 8.461 người + Thất nghiệp: 27.819 người

+ Không có nhu cầu làm việc: 17.296 người

(Nguồn: Cục Thống kê thành phố Cần Thơ)

Qua cơ cấu lao động trên cho ta thấy lao động ở Cần Thơ dồi dào nhưng vẫn còn

tập trung vào khu vực 1 – nông nghiệp là chủ yếu. Vì thế cần khai thác thêm nguồn lao động ở khu vực 2 và khu vực 3 để nâng cao hiệu quả sử dụng lao động và giúp cho Cần Thơ phát triển hơn nữa về chất lượng nguồn lao động.

3.1.3.3. Cơ sở hạ tầng

TP.Cần Thơ cách TP.Hồ Chí Minh 170km, nơi hội tụ, đầu mối giao thông huyết

mạch bằng đường sông, đư ờng bộ, đường hàng không với các tỉnh, thành phố trong cả nước. Từ TP.Cần Thơ giao thông có thể đi lại dễ dàng đến TP.Hồ Chí Minh, các tỉnh ĐBSCL và các tỉnh, thành phố khác trong cả nước. Hệ thống hạ tầng kinh tế kỹ thuật phong phú như cảng Cần Thơ có thể tiếp nhận tàu 10.000 tấn, cảng biển Cái Cui đang được xây dựng có thể tiếp nhận tàu 20.000 tấn với công suất hàng hóa thông qua cảng

khoảng 4,2 triệu tấn/năm, chủ yếu phục vụ cho nhập khẩu nguyên liệu phục vụ sản xuất,

máy móc thiết bị, hàng tiêu dùng và xuất khẩu nông thủy sản hàng hóa của ĐBSCL; sân bay Trà Nóc đang được nâng cấp, mở rộng để nối các đường bay trong nước và từng bước mở thêm đường bay đến các nước Đông Nam Á.

a) Đường bộ:

• Quốc lộ 91 và 91B từ Cần Thơ đi An Giang;

• Quốc lộ 80 từ Cần Thơ đi Kiên Giang;

• Quốc lộ 1A, từ Cần Thơ đi các tỉnh ĐBSCL như Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau;

• Tuyến Nam sông Hậu nối liền Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng và Bạc

Liêu.

b) Đường nội tỉnh:

Đường 3/2, đường 30/4, Nguyễn Văn Cừ nối dài, Đại lộ Hòa Bình, 91 và

91B,… là những tuyến đường huyết mạch của TP. Tuyến Mậu Thân nối dài Sân Bay

Trà Nóc, đã hoàn thành giaiđoạn 1 với một nửa dọc tuyến đường. Hiện tuyến đường

gần 7km này đã chính thức mang tên cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Hai bên đường cũng

vừa được Chính quyền thành phố phê duyệt (tỷ lệ 1/2000) với tổng diện tích 692 ha và cho phép xây dựng hàng chục công trình công cộng, khu dân cư có sức chứa 69.226 cư

dân. Ngày 24/4/2010, Cầu Cần Thơ chính thức được thông xe. Phà Cần Thơ cũng

ngừng hoạt động. Từ đó, giao thông quốc lộ 1 liền mạch giữa Cần Thơ và Vĩnh Long.

Hiện tuyến đường Nam sông Hậu (đoạn nối liền Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu) đã hoàn thành. Sắp tới thành phố cũng sẽ triển khai xây dựng tuyến cao tốc Cần Thơ –Vị

Thanh.

Phương tiện giao thông đường bộ phong phú. Hiện nay có 4 công ty taxi và 6

công ty xe khách đang hoạt động. Phương tiện vận tải công cộng chủ yếu: Xe buýt –

xe taxi– xe đò.

c) Đường thủy:

Cần Thơ nằm bên bờ phía nam sông Hậu, một bộ phận của sông Mê Kông chảy

• Cảng Trà Nóc: Có diện tích 16 ha, cảng có 3 kho chứa lớn với dung lượng

40.000 tấn. Khối lượng hàng hóa thông qua cảng có thể đạt đến 200.000

tấn/năm.

• Cảng Cái Cui: Có thể phục vụ cho tàu từ 10.000-20.000 tấn, khối lượng

hàng hóa thông qua cảng là 4,2 triệu tấn/năm.

Sau khi thực hiện xong dự án nạo vét và xây dựng hệ thống đê tại cửa biển

Quan Chánh Bố, Cảng Cái Cui sẽ là Cảng biển Quốc Tế tại TP.Cần Thơ.

d) Đường hàng không:

Cần Thơ có Sân bay Cần Thơ, sân bay lớn nhất khu vực đồng bằng sông Cửu

Long. Sân bay hiện đã hoàn thành công việc cải tạo, chính thức đưa vào hoạt động

ngày 03.01.2009. 1/1/2011, Cần Thơ khánh thành Sân bay đạt chuẩn quốc tế với

những đường bay trong khu vực và sẽ dần mở rộng ra các nước xa hơn. Hiện nay,

Cụm cảng hàng không miền Nam đã mở tuyến bay Cần Thơ - Đài Bắc (Đài Loan) vào dịp Tết hằng năm để phục vụ nhu cầu ăn Tết của kiều bào.

3.2. Sở kế hoạch – đầu tư TP.Cần Thơ

3.2.1. Giới thiệu Sở Kế hoạch và đầu tư TP.Cần Thơ3.2.1.1. Đơn vị quản lý nhà nước 3.2.1.1. Đơn vị quản lý nhà nước

Sở kế hoạch và đầu tư TP.Cần Thơ là cơ quan chuyên môn của UBND TP.Cần Thơ, thực hiện chức năng tham mưu tổng hợp, giúp UBND thành phố về quy hoạch, kế

hoạch phát triển kinh tế - xã hội; tổ chức thực hiện và đề xuất về cơ chế, chính sách quản

lý kinh tế - xã hội; đầu tư trong nước, đầu tư nước ngoàiở địa phương; quản lý nguồn hỗ

trợ phát triển chính thức (ODA), nguồn viện trợ phi Chính phủ; kế hoạch đấu thầu; đăng

ký kinh doanh trong phạm vi địa phương; tổng hợp và thống nhất quản lý các vấn đề về

doanh nghiệp, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân; tổ chức cung ứng các d ịch vụ công thuộc

phạm vi quản lý nhà nước của Sở theo quy định của pháp luật. Sở Kế hoạch và Đầu tư

chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của UBND thành phố; đồng

thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Kế

hoạch và Đầu tư.

* Giám đốc: Ông Nguyễn Văn Hồng * Phó giám đốc: Bà Bùi Ngọc Vỵ

* Phó giám đốc: Bà Lê Dương Cẩm Thúy * Phó giám đốc:Ông Trương Quốc Trạng

Địa chỉ liên hệ: SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

- Số61/21 Lý Tự Trọng, phường An Phú, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

- Điện thoại: 07103.830235–07103.730259 - Fax: 07103. 830570

- Hộp thư điện tử: sokhdt@cantho.gov.vn

• Cơ cấu tổ chức

- Sở Kế hoạch và Đầu tư có Ban Giám đốc; 02 bộ phận trực thuộc: Văn phòng, Thanh tra; 08 Phòng nghiệp vụ: Tổng hợp, Kinh tế, Đăng ký kinh doanh, Hợp tác

và Kinh tế đối ngoại, Lao động - Văn xã, Đầu tư - Xây dựng cơ bản, Thẩm định,

Pháp chế.

- Giám đốc Sở là người đứng đầu cơ quan, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân,

Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của

Sở. Giúp Giám đốc điều hành, quản lý công việc cơ quan hiện có 03 Phó Giám đốc, mỗi Phó Giám đốc trực tiếp điều hành, quản lý một số phòng nghiệp vụ, bộ

Hình 3.2: Sơ đồ chuyên trách công tác Sở kế hoach và đầu tư TP.Cần Thơ

(Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư TP.Cần Thơ)

- Văn phòng: có chức năng phụ trách về việc quản lý cán bộ, tiền lương và điều động dân sự,…

- Phòng Thanh tra: phụ trách vấn đề kiểm tra tất cả các công trình dân dụng và các hoạt động của doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.

- Phòng Tổng hợp: có chức năng tham mưu trực tiếp cho Ban Giám Đốc sở về

quy hoạch,kế hoạch phát triển kinh tế xã hội trong toàn thành phố.

- Phòng Kinh tế:có chức năng tham mưu trực tiếp cho Ban Giám Đốc sở về

quy hoạch, kế hoạch phát triển các ngành kinh tế quốc dân trên địa bàn TP.Cần Thơ.

- PhòngĐăng ký kinh doanh: có chức năng thực hiện đăng ký kinh doanh và theo dõi tình hình hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố.

- Phòng pháp chế: có chức năng tham mưu trực tiếp cho Ban Giám Đốc sở về

- Phòng Hợp tác –Kinh tế đối ngoại: có chức năng tham mưu trực tiếp cho Ban Giám Đốc sở về hợp tác toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa

học công nghê và môi trường với nước ngoài.

- Phòng Laođộng – Văn xã: có chức năng tham mưu trực tiếp cho Ban Giám Đốc sở về kế hoạch phát triển giáo dục đào tạo, y tế, thể dục thể thao, văn hóa xã hội trên địa bàn TP.Cần Thơ.

- Phòng Thẩm định: có chức năng tham mưu trực tiếp cho Ban Giám Đốc sở

về việc thẩm định các dự án và các công trình xây dựng có vốn đầu tư của ngân sách địa phương.

- Phòng Xây dựng cơ bản: có chức năng tham mưu trực tiếp cho Ban Giám Đốc sở về kế hoạch xây dựng cơ bản và quản lý đầu tư xây dựng theo quy định hiện

hành.

3.2.1.2. Đơn vị sự nghiệp

Ngày 02/01/2004,Ủy ban Nhân dân lâm thời thành phố Cần Thơ có quyết định

số 05/2004/QĐ-UB về việc thành lập Sở Kế hoạch và Đầu tư. Ngày 31/12/2009, Ủy

ban Nhân dân thành phố Cần Thơ ban hành quyết định số 70/2009/QĐ-UB quy định

chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Cần Thơ hiện được thành lập theo Quyết định số 2599/QĐ-UBND ngày 22 tháng 9 năm 2010 (thay thế Quyết định số

05/2004/QĐ-UB ngày 02 tháng 01 năm 2004) củaỦy ban Nhân dân thành phố Cần Thơ.

3.2.2. Chức năng, nhiệm vụ Sở kế hoạch và đầu tư TP.Cần Thơ3.2.2.1. Vị trí và chức năng 3.2.2.1. Vị trí và chức năng

Chính phủ; kế hoạch đấu thầu; đăng ký kinh doanh trong phạm vi địa phương; tổng

hợp và thống nhất quản lý các vấn đề về doanh nghiệp, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân;

tổ chức cung ứng các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở theo quy định của pháp luật.

- Sở Kế hoạch và Đầu tư có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của Ủy ban nhân dân thành phố; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp

vụ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

3.2.2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn

Sở Kế hoạch và Đầu tư thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp

luật về lĩnh vực kế hoạch và đầu tư, và các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau:

a. TrìnhỦy ban nhân dân thành phố:

- Dự thảo quy hoạch tổng thể, chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm của thành phố, bố trí kế hoạch vốn đầu tư thuộc ngân sách địa phương; kế hoạch xúc tiến đầu tư của thành phố; các cân đối chủ yếu về kinh tế - xã hội của thành phố; trong đó có cân đối tích lũy và tiêu dùng, cân đối vốn đầu tư phát

triển, cân đối tài chính;

- Dự thảo chương trình hànhđộng thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố và chịu trách nhiệm theo dõi, tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch tháng, quý, 6 tháng, năm để báo cáo Ủy ban

nhân dân thành phố điều hành, phối hợp việc thực hiện các cân đối chủ yếu về kinh tế

- xã hội của thành phố;

- Dự thảo chương trình, kế hoạch sắp xếp, đổi mới phát triển doanh nghiệp nhà nước do địa phương quản lý; cơ chế quản lý và chính sách hỗ trợ đối với việc sắp

xếp doanh nghiệp nhà nước và phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc các thành phần kinhtế trên địa bàn thành phố;

- Dự thảo các quyết định, chỉ thị; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện

các nhiệm vụ cải cách hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thuộc phạm vi

- Dự thảo các văn bản về danh mục các dự án đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài cho từng kỳ kế hoạch và điều chỉnh trong trường hợp cần thiết;

- Dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật quy định cụ thể về tiêu chuẩn

chức danh đối với cấp Trưởng, cấp phó Văn phòng, Thanh tra và các phòng nghiệp

vụ thuộc Sở; Trưởng, Phó trưởng phòng Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Ủy ban

nhân dân cấp quận, huyện sau khi thống nhất ý kiến với Sở Tài chính theo phân công của Ủy ban nhân dân thành phố.

b. Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố:

- Dự thảo Quyết định, Chỉ thị và các văn bản khác thuộc thẩm quyền ban

hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố về lĩnh vực quản lý nhà nước của Sở;

- Dự thảo quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách, tổ chức lại, giải thể các

tổ chức, đơn vị thuộc Sở theo quy định của pháp luật;

- Cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dânthành phố theo phân cấp.

c. Giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra,

thông tin, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về lĩnh vực kế hoạch và đầu tư; tổ

chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, các chính sách, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án, thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở sau khi được cấp

có thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt.

d. GiúpỦy ban nhân dân thành phố quản lý nhà nước đối với các lĩnh vực cụ

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng của đầu tư trực tiếp (FDI) và giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư tại thành phố cần thơ (Trang 29)